Nuôi dúi hiện nay là một mô hình kinh tế mới, mang đến lợi ích, cải thiện kinh tế cho người dân. Tuy nhiên, để nuôi được dúi thì người nuôi cũng phải có lượng kiến thức nhất định về loài động vật này. Nhất là với việc nuôi dúi sinh sản. Có những kỹ thuật nuôi dúi sinh sản nào mà bạn cần biết? Một số lưu ý về kỹ thuật nuôi dúi sinh sản hiện nay gồm có
Mô hình kỹ thuật nuôi dúi sinh sản như thế nào?
SƠ ĐỒ BÀI VIẾT
PHẦN KHÁC
Kỹ thuật nuôi dúi sinh sản
Dúi là loài động vật gặm nhấm. Kích thước bên ngoài của chúng có nét hao hao giống với chuột. Ngoại hình của chúng tròn trĩnh, lông có thể có màu xám, màu vàng hay màu tro tùy vào loài giống. Dúi có lông trắng là loài dúi hiền nhất, chậm chạp nên dễ bị bắt. Dúi có lông vàng thì chúng có thân ngắn, lông dúi cũng ngắn theo. Ngược lại, dúi lông xám có thân dài và lông dài hơn so với loài dúi khác. Chúng sống theo bầy đàn và hoạt động vào ban ngày.
Để được nuôi dúi, bạn phải được cấp phép. Những hộ gia đình hay cá nhân có nhu cầu nuôi dúi phải đăng ký với cơ quan kiểm lâm ở địa phương. Dúi được nuôi phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, là giống được kiểm lâm duyệt cho phép nuôi.
Để nuôi dúi bạn phải chuẩn bị chuồng cho chúng. Dúi hiện nay đa số được nuôi trong chuồng để đảm bảo được chăm sóc tốt. Mỗi ô cho dúi ở khoảng 60cm, dài có thể lên đến 1m. Chuồng cho dúi phải có nắp đậy. Đồng thời chuồng của dúi cũng cần được phân chia thành nơi ở, nơi để thức ăn và nơi cho chúng vui chơi. Diện tích chuồng nuôi dúi không cần quá rộng nhưng phải vệ sinh, đảm bảo điều kiện tối thiểu để dúi được phát triển.
Nếu muốn nuôi dúi sinh sản, bạn nên chọn lọc ra những con giống từ 8 tháng tuổi hơn. Khối lượng dúi lúc này là tầm 700 - 900 gram. Ngoài ra bạn nên chọn dúi khỏe mạnh, khác giống để có đợt giống mới chất lượng và khỏe mạnh. Khi chọn dúi bạn có thể lưu ý những vấn đề như sau:
Nếu chọn dúi đực, bạn hãy quan sát bộ phận sinh sản của chúng. Dúi đực sẽ có tinh hoàn, nên ưu tiên chọn dúi khỏe mạnh, kích thước đạt chuẩn và có vẻ ngoài đẹp, không bị dị tật. Thông thường một con dúi đực có thể tiến hành phối giống cho 4 đế 5 con dúi cái. Khi chọn dúi cái bạn cũng lưu ý chọn dúi khỏe, có lông mượt và nhanh nhẹn.
Thức ăn cho dúi thường là các loại rau, củ quả như sắn, khoai, củ măng tre, trúc hay nứa. Chúng cần ăn những loại thức ăn cứng để mài răng, và chúng cũng ăn thêm rau như các loài rau muống, rau cải… Khi nuôi thương phẩm, bạn có thể làm đầy, đa dạng nguồn thức ăn cho dúi như côn trùng, ốc hay thức ăn công nghiệp. Thức ăn cho dúi cũng cần tươi, vệ sinh. Khi cho ăn và chăm sóc, bạn nên theo dõi sát sao để cân chỉnh lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu của dúi. Đồng thời nếu có tình huống gì phát sinh hay sức khỏe của chúng có dấu hiệu đi xuống, bạn có thể nhanh chóng khắc phục ngay.
Vào mùa sinh sản, để phối ra giống dúi con mới, bạn tiến hành nhốt dúi đực chung với dúi cái. Đồng thời, bạn cũng phải theo dõi, nếu có dấu hiệu xây xát, cắn nhau thì phải tách chúng ra.Còn khi thấy chúng hợp thì bạn cũng có thể đánh dấu lại để phối giống cho những lần sau.
Chăm sóc dúi sinh sản
Sau quá trình phối giống, dúi có thể bắt đầu giai đoạn mang thai và cần được chăm sóc một cách chu đáo hơn. Bạn cần đảm bảo được không gian yên tĩnh, đồng thời bổ sung thêm thức ăn và chất dinh dưỡng cho dúi cái. Bạn bổ sung những thực vật là thức ăn yêu thích cho dúi. Không những vậy, bạn cũng có thể chuẩn bị lá, giấy để làm ổ đẻ cho dúi. Dúi có thể mang thai và tự đẻ mà không cần sự trợ giúp của con người. Khi dúi đẻ, bạn không nên sờ hay bắt dúi con vì giai đoạn này dúi mẹ rất nhạy cảm và dùng hết sức để bảo vệ con của mình. Đó là bản năng chung của động vật khi làm mẹ.
Dúi con khi mới sinh ra thì không có lông, sau từ 1 tuần trở lên thì dúi mới mọc lông tơ. Dúi cũng bắt đầu mở mắt và ăn được. Sau 10 ngày từ khi được sinh ra, bạn có thể tiếp cận để hỗ trợ chăm sóc cho cả dúi mẹ và dúi con. Từ 20 ngày trở lên, bạn có thể cho dúi con ăn măng, củ tre… để chúng tập làm quen với các loại thức ăn. Sau 45 ngày bạn có thể tách dúi con ra để nuôi riêng. Nếu cứ để dúi con sống chung với mẹ thì dúi cái sẽ không có dấu hiệu muốn phối giống và sinh con.
Khi chăm sóc dúi sinh sản, bạn nên chú ý vệ sinh chuồng cho dúi một cách sạch sẽ. Không những thế, bạn cũng cần dọn dẹp, không để thức ăn thừa làm bẩn chuồng hay có tác nhân gây hại cho dúi. Chuồng nuôi dúi sinh sản nên thoáng mát vệ sinh, tránh tình trạng ẩm ướt hay có nhiệt độ quá thấp. Thức ăn cho dúi cũng nên là thức ăn tươi, được kiểm tra chọn lọc khi cho ăn. Không những thế, bạn có thể bố trí mái che để tránh nắng, tránh gió cho dúi vào mùa hè và có rèm che cho dúi vào mùa lạnh.
Nhìn chung, kỹ thuật nuôi dúi sinh sản cũng dễ áp dụng và không có quá nhiều lưu ý. Mong rằng với tư vấn của chúng tôi, bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích ở lĩnh vực này.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Nguyễn Mai
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào, tôi là Nguyễn Mai, một bác sĩ thú y và chuyên gia chăm sóc động vật với hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tôi đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành thú y và tiếp tục theo đuổi các khóa đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao kỹ năng và kiến thức của mình. Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi đã tham gia nhiều dự án và chương trình chăm sóc động vật khác nhau, từ trại nuôi đến bệnh viện thú y. Tôi cũng đã có cơ hội làm việc với nhiều loài động vật khác nhau, từ động vật nhỏ như chim và thỏ đến động vật lớn như trâu, bò và ngựa. Điều tôi yêu thích nhất khi làm việc với động vật là cảm giác được giúp đỡ và chăm sóc cho chúng, giúp chúng cảm thấy thoải mái và khỏe mạnh hơn. Tôi luôn cố gắng hết sức mình để đảm bảo rằng mọi con vật đều được chăm sóc tốt nhất có thể. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê viết lách và chia sẻ kiến thức về chăm sóc động vật. Tôi tin rằng việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình sẽ giúp ích cho nhiều người yêu động vật và giúp cải thiện cuộc sống của chúng. Tôi mong muốn được tiếp tục trau dồi kiến thức và kinh nghiệm của mình, đồng thời đóng góp tích cực vào việc phát triển lĩnh vực chăm sóc động vật tại Việt Nam.