Hiện nay, nhiều bà con chuyển qua mô hình chăn nuôi ngỗng để kinh doanh bởi việc hoặc nuôi ngỗng mang lại lợi ích kinh tế cao, cải thiện đời sống bà con, tạo công ăn việc làm để bà con kinh doanh. Quá trình chăm sóc ngỗng vừa đơn giản, vừa mang lại cho bà con nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên để việc nuôi ngỗng thành công, bà con nên chú ý đến việc chăm sóc ngỗng, đặc biệt là chăm sóc ngỗng từ khi mới nở. WiKi Farm sẽ hướng dẫn bà con cách chăm sóc ngỗng khi mới nở, bà con cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cách chăm sóc ngỗng nhé!
Hướng dẫn cách nuôi ngỗng con mới nở đúng kỹ thuật
Cách chọn giống ngỗng con
Có rất nhiều giống ngỗng khác nhau, chẳng hạn như ngỗng sư tử, ngỗng trắng hay gọi là ngỗng cỏ, ngỗng cổ trắng, ngỗng mỏ vàng. Ở Miền bắc, thì hay nuôi loại ngỗng sư tử. Bạn có thể cân nhắc những con giống có chất lượng tốt nhất trước khi nuôi.
Khi chọn giống ngỗng con, nên chọn những con ngỗng nở đúng ngày có trọng lượng từ 85 - 100g/con là tốt nhất, đi lại nhanh nhẹn, lông bông, mắt sáng, không hở rốn, không dị tật, chạy nhảy tốt, ăn uống bình thường.
Chuồng nuôi
Trong bài viết trước chúng tôi cũng đã hướng dẫn các bạn "Hướng dẫn cách làm chuồng nuôi ngỗng", đây là một trong những khâu quan trọng, giúp bạn chăm sóc ngỗng con và phát triển tốt hơn. Bạn có thể vào đọc lại nếu chưa rõ và cần thêm thông tin.
Mật độ nuôi thả
Ngỗng từ 1 - 7 ngày tuổi có thể thả nuôi trong diện tích 10 - 15 con/m². Còn ngỗng được 8 - 28 ngày tuổi có thể thả nuôi trong diện tích 6 - 8 con/m².
Chất độn chuồng
Ở giai đoạn đầu nên sử dụng những chất độn chuồng như mùn cưa, chấu, rơm khô mềm,... Những chất độn chuồng, cần phải được làm sạch, xử lý sạch sẽ, đảm bảo khô thoáng trước khi mang vào lót chuồng cho ngỗng con.
Những chất độn chuồng, lót chuồng sẽ giúp giữ ấm cho ngỗng con tốt hơn. Ngoài ra, phân ngỗng cũng dễ dàng được xử lý và tránh ảnh hưởng bốc mùi trong quá trình nuôi.
Quây chuồng, máng đựng (thức ăn & nước uống)
Việc quây chuồng sẽ giúp ngỗng con không đi lung tung và giúp giữ ấm, đặc biệt là trong những ngày thời tiết mùa đông ở Miền Bắc.
Máng ăn uống cần phải đảm bảo không cho những con ngỗng con dễ dàng làm đổ. Mọi người có thể làm máng tôn có kích thước = 45cm x 60cm x 2cm sử dụng được có khoảng 30 ngỗng con. Còn máng uống có thể sử dụng máng bằng nhựa nhưng đảm bảo việc ngỗng không thể dẫm chân vào được.
Lắp đặt đèn sưởi ấm trong chuồng
Trong những ngày đầu, ngỗng cần rất nhiều ánh sáng. Chúng sẽ sợ nếu bạn nhốt chúng trong chuồng tối. 2 - 3 ngày đầu bạn nên để đèn chiếu sáng 24/24, thời gian sau bạn có thể giảm bớt thời gian chiếu đèn xuống.
Tuần đầu nên ủ ấm cho ngỗng con để chúng thích nghi dần với không khí lạnh lẽo bên ngoài. Nên sử dụng bóng đèn có công suất 100 watt. Đây sẽ là loại bóng đèn có nhiệt độ thích hợp để sưởi ấm cho ngỗng. Nhưng hãy đảm bảo bóng đèn không nên đặt quá gần đàn ngỗng, bởi vì điều này có thể gây ra tình trạng tải nhiệt hoặc ngỗng sẽ bị bỏng nếu chạm vào bóng đèn.
Hoặc bà con có thể sử dụng lò sưởi hoặc để sưởi ấm. Tuần đầu nên để nhiệt độ chuồng ở mức 30 – 35 độ C, những tuần sau, giảm dần nhiệt độ xuống còn 25 độ – 27 độ C hoặc 23 – 25 độ C.
Nếu bà con sử dụng trấu hoặc than nên chú ý để khói thoát ra bên ngoài, tránh ngỗng con bị ngạt bởi do thiếu khí cacbonic, oxi. Một trong những cách tốt nhất để nhận biết ngỗng có đủ ấm hay không là bạn nên quan sát đàn ngỗng.
Luôn quan sát ngỗng thường xuyên, nếu thiếu nhiệt ngỗng sẽ đè lên nhau, cụm lại nhau vì lạnh. Lúc này người nuôi nên tăng nhiệt cho ở chuồng nuôi, che chắn chuồng nuôi để giữ nhiệt.
Nếu quá nóng, ngỗng sẽ tránh xa bóng đèn. Còn nếu trong trong chuồng đủ nhiệt, ngỗng sẽ ăn uống và đi lại bình thường.
Nếu bạn chưa biết cách, có thể tham khảo cách làm chuồng úm gà con sau khi nở để có kiến thức dễ dàng hơn trong việc chăn nuôi ngỗng.
Thức ăn và nước uống của ngỗng
Thức ăn:
Gột ngỗng là gì?
Gột ngỗng là khoảng thời gian được tính từ lúc nở đến lúc ngỗng có thể ăn uống dễ dàng, thường sẽ là 30 ngày. Chính vì vậy, trong giai đoạn này, mọi người cần lưu ý và quan tâm rất nhiều, để giúp chúng ăn uống và thích nghi được với môi trường xung quanh.
Giai đoạn cho ngỗng con ăn
+ Khi ngỗng mới nở, lông ngỗng con vẫn còn ướt, lúc này bạn nên để chúng vào nhưng nơi khô ráo và được che chắn cẩn thận. Mọi người có thể cho ngỗng con vào một cái thúng, rổ, ở dưới có lót thêm rơm khô và mềm, bên trên có thể dùng một tấm màn hoặc vải để che đi giúp giữ ấm. Thời gian này mọi người nên để chúng khô hết lông trong khoảng thời gian 10 - 12 tiếng. Khi lông khô xong bạn có thể ngỗng con ăn.
+ Ngỗng được 5 - 7 ngày tuổi: Thức ăn cho ngỗng con thường được sử dụng bột ngô và gạo mì trộn với những rau tươi được rửa sạch sẽ, cắt nhỏ rau ra sẽ giúp ngỗng dễ ăn hơn, thường thì mọi người hay sử dụng rau diếp để trộn với cám.
Tỷ lệ trộn là 100g rau + 50g bột = cho một ngỗng con, thức ăn thì được chia làm 4 bữa (sáng, trưa, chiều và tối thì 21h là được) cứ như vậy bạn sẽ ước lượng được số lượng thức ăn cần cho ăn. Chú ý cho ngỗng con uống nước cần đủ ngay sau khi được ăn.
Trong những ngày mới nở, nước uống cho ngỗng là rất quan trọng, ngỗng con có độ tuổi từ 1 – 5 ngày sẽ cần ít nhất 50ml trong một ngày đêm. Nên đặt máng nước lên cao để tránh tình trạng chen lấn, dẫm đạp lên nhau. Nếu trời mưa, gió mạnh không nên thả ngỗng ra ngoài.
+ Ngỗng được 8 - 11 ngày tuổi: Thời điểm này mọi người bắt đầu cho ngỗng con ăn nhiều thức ăn lên một chút.
Tỷ lệ trộn là 120g rau + 70g bột = cho một ngỗng con, nếu thấy thời tiết ấm áp có thể thả chúng ra vườn, để chúng tự ăn vặt.
+ Ngỗng được 12 - 30 ngày tuổi: Trong giai đoạn này, mọi người có thể cho chúng ăn ít cám, bột gạo đi, bắt đầu cho chúng tập ăn thóc.
Tỷ lệ trộn là 150g rau + 100g bột = cho một ngỗng con.
+ Ngỗng trên 30 ngày tuổi: Có thể bắt đầu thả chúng ở ruộng lúa mới gặt, để chúng có thể nhặt thóc rụng. Buổi tối thì cho chúng ăn thêm rau xanh.
Xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Ngỗng mới nở nên được nuôi trong quây kín với chiều cao từ 0,8 – 1m, nơi chúng sống phải được che chắn cẩn thận và sử dụng các lò sưởi, bóng điện để thắp đủ ánh sáng và nhiệt độ cho ngỗng.
Nếu bạn muốn nuôi ngỗng bằng cách ấp trứng ngỗng nở thì bạn nên tìm hiểu về cách ấp trứng ngỗng cũng như các giai đoạn để ấp trứng. Thời gian để ấp trứng nở là khoảng 30 ngày. Nếu ấp trứng theo lối tự nhiên thì trứng sẽ nở rất chuẩn.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
- ↑Kỹ thuật Nuôi úm ngỗng con (gột úm ngỗng giống)
Về bài viết này
Bảo Vân
Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Bảo Vân, một chuyên gia chăm sóc thú cưng 32 tuổi. Tôi rất đam mê và yêu thích động vật, và luôn mong muốn học hỏi và chia sẻ những kiến thức về chăm sóc động vật để giúp chúng sống khỏe mạnh. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc thú cưng, từ việc nuôi dạy các loại động vật nhỏ như mèo và chó, đến chăm sóc những loài động vật lớn hơn như chim cánh cụt và khỉ. Tôi hiểu rõ về các bệnh lý thường gặp của thú cưng và có khả năng chẩn đoán và điều trị chúng. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê việc tìm hiểu về các loài động vật khác nhau, về cách sống, cách sinh sản và cách tương tác với môi trường xung quanh. Tôi tin rằng kiến thức về động vật là vô hạn và luôn có thể học hỏi thêm nhiều điều mới. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến chăm sóc thú cưng, hãy đừng ngần ngại liên hệ với tôi. Tôi rất mong muốn được giúp đỡ và chia sẻ kiến thức của mình để giúp các bạn chăm sóc thú cưng tốt hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe giới thiệu của tôi!