Xin chào các bạn, hiện nay có một công việc khá tiềm năng và đang được khá nhiều người chú ý đến đó là nuôi lươn, nuôi lươn có thể bán cho các nhà hàng , quán ăn,… càng ngày các món ăn về lươn càng được ưa chuộng và giá cũng không hề rẻ, lươn ngoài tự nhiên thì càng ngày số lượng càng ít đi và kể cả có đánh bắt thì số lượng cũng không được nhiều vì chúng chủ yếu sống trong bùn đất. Nhưng hôm nay wikifarm sẽ giới thiệu đến các bạn bài viết hướng dẫn cách nuôi lươn mà không cần bùn, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.
Kỹ thuật cách nuôi lươn không bùn tại nhà
Chọn lươn giống
Về con giống có thể bắt ngoài tự nhiên hoặc mua lươn giống ở các trại buôn bán thủy sản, khi mua chọn những con có màu vàng đặc trưng, người nhiều nhớt, di chuyển nhanh, khỏe mạnh và chọn các con giống có kích thước đều nhau. Lươn giống thường khá rẻ và nhỏ, mua 1kg lươn giống sẽ được khoảng 200-300 con.
Chú ý nếu lần đầu nuôi thì không nên mua quá nhiều để khĩ xảy ra sự cố hay vấn đề thì khắc phục cũng đơn giản và đỡ tốn kém hơn.
Khi mua giống thì cho vào một chậu hoặc khay trước rồi khi bể nuôi hoàn thiện rồi thả cũng được.
Làm bể nuôi
Khi luôn lươn tại nhà có thể xây bể nuôi bằng gạch trát xi măng, bể lót bạt đều được. Kích thước bể nuôi tối thiểu là sâu 80-100cm, rộng 1 mét, dài 2 mét.
Khi nuôi với quy mô lớn thì có thể xây bể to hơn tùy thuộc vào số lượng lươn bạn muốn nuôi.
Đáy bể nên làm hơi nghiêng về 1 bên và bên sâu nhất làm ống thoát nước, nên dùng 1 miếng lưới nhỏ bịt ống để thoát nước mà vẫn ngăn được lươn thoát ra ngoài.
Ở phía trên làm mái che để che nắng, che mưa cho bể nuôi, hoặc có thể xây bể nuôi ở trong các chỗ như lán cũ, các chỗ có mái che sẵn là được.
Ở trong bể nuôi phải có các vỉ bằng tre, các vỉ tre này có kích thước bằng khoảng 70% diện tích bể nuôi và các thanh tre trong vỉ cách nhau đều khoảng 3cm. Mỗi bể có thể xếp từ 3 đến 4 vỉ tre chồng lên nhau và mỗi vỉ cách nhau 10cm. Đặt vỉ tre ở giữa bể và khoảng cách từ đáy bể lên vỉ tre là khoảng 10cm.
Hoặc không có vỉ tre thì có thể làm các bó dây nilong theo cách sau :
Bố trí thêm các bó dây nilong được buộc rối với nhau. Buộc các bó dây này ở trên một cọc hay vào một điểm cố định trên thành bể rồi thả các bó xuống bể. Các bó nilong buộc rối này sẽ trở thành tổ của lươn sau này. Số lượng bó dây nilong từ vài chục đến vài trăm bó tùy theo số lượng lươn bạn nuôi.
Bơm nước vào bể nuôi sao cho mực nước ngang với vỉ tre là được.
Khi đã hoàn thiện bể nuôi thì thả lươn giống vào bể với mật độ khoảng 150 con trên 1 mét vuông.
Thức ăn & chăm sóc lươn
Thức ăn
Bạn có thể cho lươn ăn các loại thức ăn như cá, tôm, ốc,…. được băm nhỏ hoặc xay nhuyễn rồi trộn với cám viên dành cho cá.
2 tháng đầu cho lươn ăn 1 lần một ngày vào khoảng chiều tối.
Sau đó cho lươn ăn 2 lần 1 ngày vào sáng và chiều tối.
Dùng 1 cái sàn đặt vào trong bể nuôi để làm chỗ cho lươn ăn, vài lần đầu thì cho nhiều thức ăn vào đó, sau khoảng 1 giờ thì xem lượng thức ăn đã cho vơi đi bao nhiêu hay lươn ăn hết nhiều hay ít rồi điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp cho lần sau.
Vệ sinh bể nuôi
Khoảng 2-3 ngày thay nước 1 lần và thay nước khoảng 70% bể.
Vớt bỏ thức ăn thừa và xác lươn nếu có lươn chết.
Với các giá , vỉ tre thì nên để nguyên không cần phải lau rửa.
Các bệnh mà lươn gặp phải khi nuôi
Bệnh nấm : trên da lươn sẽ xuất hiện các nốt trắng nhỏ li ti và dần dần phát triển to và bông xù hơn, đây còn gọi là bệnh nấm bông gòn, khi phát hiện lươn bị như vậy thì tắm cho lươn bằng nước pha với dung dịch loddine theo hướng dẫn trên thuốc.
Bệnh giun sán do thức ăn không đảm bảo, bạn cần tẩy giun định kỳ cho lươn bằng cách dùng thuốc chuyên dụng trộn vào thức ăn cho lươn tùy theo liều lượng hướng dẫn của nhãn hiệu thuốc, cứ 15 ngày thì làm 1 lần.
Bệnh đường ruột do thức ăn có nhiều chất bảo quản, bạn có thể thấy khi lươn gặp các bệnh về đường ruột thì chất thải sẽ nổi lên trên mặt nước, bạn có thể khắc phục bằng cách dùng men tiêu hóa trộn vào thức ăn cho lươn và thay nước bể, vớt chất thải ra.
Thu hoạch lươn
Khi nuôi khoảng 7-8 tháng thì lươn sẽ có trọng lượng khoảng 200 đến 300 gram 1 con là có thể thu hoạch, Bạn nên thu hoạch hết lươn để bán theo từng vụ chứ không nên thu hoạch kiểu bán nhỏ lẻ.
Có thể thu hoạch bằng cách vớt lương bằng lưới hay rút nước vào vớt các giá thể trong bể nuôi ra rồi mới bắt lươn cho vào thùng vận chuyển.
Lời kết
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cách nuôi lươn không cần bùn, có thể thấy tuy khác môi trường sống nhưng lươn vẫn phát triển được rất khỏe mạnh và nhanh có thể thu hoạch, giá lươn giống cũng không quá đắt nên bạn có thể nuôi thử nếu đang có nhu cầu kinh doanh nhé, chúc các bạn thành công.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Thu Trang
Chuyên gia
Xin chào, mọi người! Tôi là Thu Trang, một chuyên gia về thú cưng nhiều kinh nghiệm với hơn 5 năm làm việc trong ngành này. Ngoài ra, tôi còn có sở thích với trồng cây, đặc biệt là các loài cây hoa. Tôi luôn cảm thấy thư giãn và hạnh phúc khi được ngắm nhìn những bông hoa tươi tắn nở rộ trên cành cây mỗi ngày. Nếu bạn gặp tôi, chắc chắn sẽ nhận thấy tôi là một người hài hước và vui vẻ. Tôi tin rằng cuộc sống sẽ trở nên đáng sống hơn nếu chúng ta luôn giữ cho mình niềm vui và tính cách tích cực. Đó là một chút về tôi và tôi rất mong muốn được làm quen với mọi người. Cảm ơn vì đã dành thời gian để đọc những điều tôi chia sẻ.