Kiến vàng là loài vật được nuôi chủ yếu trong vườn cây, chúng được xem như là một biện pháp sinh học cho ra hiệu quả kinh tế cao, chúng phòng trừ các sâu bệnh đối với cây ăn trái. Theo các nhà làm vườn, họ nuôi kiến vàng như để tiêu diệt sâu rầy, bảo vệ được cây trồng mà không dùng đến thuốc hóa học. Vì vậy mà nhiều bà con nông dân lựa nuôi kiến vàng để diệt sâu bệnh. WiKiFarm sẽ đồng hành cùng bà con nông dân trong việc tìm hiểu nuôi kiến vàng qua bài viết dưới đây, bà con cùng theo dõi nhé!
Hướng dẫn cách nuôi kiến vàng để bảo vệ cây trồng
Giới thiệu
Ngoại hình
Kiến vàng có màu sắc đặc biệt, chúng không hẳn là màu vàng mà có sự nghiêng màu đỏ kết hợp màu vàng, chúng thường làm tổ bằng cách dùng tơ do chính chúng tạo ra để cuộn những chiếc lá lại với nhau. Đặc điểm tốt nhất chúng giúp ích cho con người đó là chúng thường ăn các loại bọ xít, bọ rầy để giúp ích cho mùa màng, chúng giúp mùa màng bội thu mà con người không phải dùng đến các chất hóa học.
Tập tính
Kiến vàng là loại kiến giúp bà con nông dân tiêu diệt được các loại sâu nhằm bảo vệ cây trồng. Một tổ kiến vàng có hàng triệu cá thể kiến trú ẩn, chúng có tuổi thọ vô cùng ngắn chỉ khoảng vài tuần. Duy trì nòi giống bằng cách giao phối với kiến chúa. Một tổ kiến vàng sẽ kiến chúa, kiến đực, kiến thợ nhỏ và kiến thợ lớn.
Đặc điểm sinh học loài kiến
Kiến trải qua nhiều giai đoạn vòng đời, từ trứng đến ấu trùng, sau đó đến cá thể nhộng và đến kiến trưởng thành. Ở giai đoạn ấu trùng, kiến sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của các con kiến khác trong tổ.
Công dụng & lợi ích
Ngoài mục đích để bảo vệ cây trồng, cây ăn trái khỏi bị côn trùng và sâu bệnh tấn công. Nhiều người còn nuôi kiến để lấy trứng để ăn, trong trứng kiến chứa tới hơn 30 loại acid amin, rất giàu vitamin E, vitamin A, vitamin B1 và nhiều vitamin khác. Ngoài ra, trứng kiến còn được làm thức ăn cho một số loại chim cảnh như chim hồng tước.
Cách nuôi thả kiến trong vườn hiệu quả
Dù bà con đang trồng loài cây nào thì nên nuôi kiến vàng để bảo vệ cây trước những tác động gây hại như sâu vẽ bùa, bọ xít, kiến hôi, nhện vàng… giúp cây thêm xanh tốt.
Bà con nên thả kiến vàng để chúng tự túc làm tổ trên cây, chúng sẽ ăn trứng sâu hoặc bọ xít, những loài vật gây ảnh hưởng đến mùa màng. Hơn nữa khi nuôi kiến vàng trên cây, chúng sẽ cắn vào các cuống quả, từ đó buộc cây sẽ hút chất dinh dưỡng nhiều hơn từ đất để chữa lành vết thương. Cũng chính vì vậy mà cây phát triển tốt hơn.
Đảm bảo mật độ kiến luôn đủ và phân bố ở khắp vườn cây, để chúng sống và ổn định quanh năm. Nhưng hiện nay cách nuôi kiến vàng hay nhất thường được dùng nhiều nhất đó là buộc kiến trên cây. Hãy làm cầu nối cho cây, bằng cách buộc tổ kiến trong vườn, làm cầu nối từ cây này qua cây khác. Đây cũng là cách để kiến có thể phát triển và phân bố đều ở trong vườn.
Khi thả kiến vàng quanh vườn với số lượng lớn nên thả vào đầu mùa mưa tức là giữa tháng 9, tháng 10 vì đầu mùa mưa kiến sẽ làm tổ sinh sôi nhiều nhất. Mùa nắng là mùa tổ kiến rất khó để sinh sôi làm tổ, nếu bạn muốn duy trì tổ kiến đến mùa nắng thì bạn cần cung cấp mồi cho chúng như gan, cá khô bằng cách đặt trên cành cây gần tổ kiến, đều đặn 1 tuần hoặc nửa tháng.
Một số lưu ý trước khi thả kiến vàng
Khi thả kiến vàng vào cây bà con cũng nên biết trước được những rủi ro, một trong đó chủ yếu là:
Kiến có thể tiêu diệt nhau: Đầu tiên cần tiêu diệt kiến hôi trước để tránh tình trạng kiến hôi sẽ diệt kiến vàng. Nếu bạn đang nuôi kiến vàng cũ nhưng muốn nuôi thêm thì có thể kiến vàng cũ sau khi gặp kiến vàng mới chúng sẽ có sự sát hại lẫn nhau.
Thu thập kiến: Khi thu thập kiến vàng bạn nên thu thập kiến cùng cây sau đó bỏ vào trong túi hãy đảm bảo không để tổ kiến khác vào chung một túi, vì như thế chúng sẽ tiêu diệt nhau.
Hạn chế tối đa sử dụng thuốc hóa học: Kiến vàng rất nhạy cảm với thuốc trừ sâu nên bà con nên hạn chế tối đa với việc sử dụng thuốc hóa học mà nên thay vào đó là thuốc sinh học.
Thu thập ổ kiến
Ổ kiến lá còn xanh bạn đã có thể thu thập được, thời điểm thu thập ổ kiến để thả vào vườn nên là tháng 7 đến tháng 10, vì đây là thời điểm kiên có mật độ cao nhất.
Điều kiện nuôi trong vườn
Để kiến có thể phát triển lâu dài và khỏe mạnh, bà con cần di chuyển từ cây này qua cây khác bằng cách biết tạo điều kiện cho kiến, bà con hãy giăng dây, tạo ra đường đi cho kiến. Khi đã nuôi kiến vàng, bạn không nên sử dụng thêm thuốc trừ sâu vì kiến rất nhạy cảm với thuốc trừ sâu.
Nếu trong quá trình bắt buộc phải dùng tới việc phun khoáng thì bạn chỉ nên phun vào buổi chiều, vì đây là thời gian kiến sẽ ít hoạt động nhất.
Thức ăn cho kiến vàng
Thức ăn của kiến vàng rất đơn giản, chủ yếu là loại thức ăn nhỏ như côn trùng, thịt gà luộc hoặc bạn cũng có thể cho chúng ăn thêm gan động vật nhuyễn nhỏ. Bạn hãy đảm bảo rằng luôn có thức ăn dự trữ cho kiến trong quá trình nuôi.
Hơn nữa trong quá trình nuôi, nhà nông nên đảm bảo được lượng nước đường luôn được tươi, đấy là một trong những cách để kích thích đàn kiến.
Kết luận
Việc nuôi kiến vàng trên các vườn cây hoa quả hiện nay là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Việc nuôi này không gây ô nhiễm môi trường, rất phù hợp với hướng sản xuất nông nghiệp lâu dài, bền vững. Hơn nữa, việc nuôi kiến vàng không phải là điều quá khó, chỉ cần biết canh tác đúng và ghi nhớ được đặc điểm sinh tồn. Hy vọng bài viết trên sẽ mang lại cho bà con làm vườn những kiến thức bổ ích, áp dụng được trong chăn nuôi.
Xem thêm:
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Bảo Vân
Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Bảo Vân, một chuyên gia chăm sóc thú cưng 32 tuổi. Tôi rất đam mê và yêu thích động vật, và luôn mong muốn học hỏi và chia sẻ những kiến thức về chăm sóc động vật để giúp chúng sống khỏe mạnh. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc thú cưng, từ việc nuôi dạy các loại động vật nhỏ như mèo và chó, đến chăm sóc những loài động vật lớn hơn như chim cánh cụt và khỉ. Tôi hiểu rõ về các bệnh lý thường gặp của thú cưng và có khả năng chẩn đoán và điều trị chúng. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê việc tìm hiểu về các loài động vật khác nhau, về cách sống, cách sinh sản và cách tương tác với môi trường xung quanh. Tôi tin rằng kiến thức về động vật là vô hạn và luôn có thể học hỏi thêm nhiều điều mới. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến chăm sóc thú cưng, hãy đừng ngần ngại liên hệ với tôi. Tôi rất mong muốn được giúp đỡ và chia sẻ kiến thức của mình để giúp các bạn chăm sóc thú cưng tốt hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe giới thiệu của tôi!