Xin chào các bạn! Hiện nay nhiều bà con có mong muốn nuôi gà tre để làm kiểng hoặc lấy thịt. Gà tre là giống khá dễ nuôi và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc tính của giống gà này là sức đề kháng cao, ít bị bệnh và là một loại thực phẩm được ưa chuộng. Tuy nhiên trong quá trình nuôi gà, bà con cần chú ý đến các vấn đề về điều kiện nuôi nhốt để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về cách nuôi gà tre nhốt chuồng các bạn nhé!
Hướng dẫn cách nuôi gà tre nhốt chuồng
Chọn giống gà tre
Gà tre con giống có thể bắt đầu nuôi từ 2-5 ngày tuổi. Muốn lứa gà được khỏe mạnh thì bà con cần chú trọng trong việc chọn con giống. Nên chọn con giống khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không có dị tật. Con giống khỏe mạnh có đặc điểm như mỏ khép kín, chân bóng, bụng thon, mắt sáng, lông mịn.
Không nên mua những con gà tre bị bệnh, lông ướt, ít hoạt động, có dị tật,...
Nếu đảm bảo được những tiêu chí này, thì khi bạn chăm sóc gà tre sẽ được thuận lợi hơn, và giúp bạn có được một đàn giống khỏe mạnh nhất.
Chuồng nuôi
Trước khi bắt tay vào nuôi gà tre, các bạn cần chú ý những vấn đề liên quan đến vị trí đặt chuồng, hướng chuồng, nền chuồng… sao cho phù hợp với tập tính của gà tre và điều kiện của người nuôi. Từ đó, việc nuôi gà tre sẽ hiệu quả và nhanh chóng hơn.
- Vị trí đặt chuồng: Gà tre nên được nuôi trong môi trường nhiều bóng râm, do đó bà con có thể trồng cây xanh xung quanh tạo bóng râm cho gà. Ngoài ra không nên nuôi chung gà tre với các loại khác, đặc biệt là gà tre hướng thịt.
- Hướng chuồng: Hướng Đông Nam sẽ giúp chuồng gà được mát mẻ vào mùa hè và tránh gió vào mùa lạnh.
- Nền chuồng: nền nên được lát gạch hoặc xi măng sau đó phủ một lớp cát dày từ 3 – 4cm lên phía trên. Điều kiện nuôi này sẽ giúp gà thích ứng tốt như khi được nuôi thả tự nhiên. Lớp nền cát có thể thay thế bằng mùn cưa hoặc vỏ trấu.
- Rào chắn: Đối với nuôi gà tre kiểng, bà con nên làm rào bằng lưới B40 để tránh thất thoát và đảm bảo an toàn cho gà.
Cách chọn chuồng gà
Chuồng gà bằng lưới: Đây là loại chuồng nuôi gà tre thông dụng nhất. Chuồng lưới có giá thành rẻ và giúp bạn quan sát được gà. Tuy nhiên loại chuồng này không thể giữ ấm nên bạn cần có biện pháp giữ ấm cho mùa đông cho gà. Đối với gà trưởng thành, nên được nuôi nhốt thành các ô riêng. Kích thước mỗi phù hợp cho một ô là rộng 1m, dài 1,5m.
Chuồng gà bằng tre, nứa, gỗ: Loại chuồng nay chi phí rẻ, tuy nhiên không bền. Tre, nứa chưa được vót mịn có thể làm gà bị thương. Tương tự loại chuồng bằng lưới, loại chuồng này cũng nên phân chia thành các ô. Kích thước khuyến nghị của loại chuồng này là rộng khoảng 2 – 3m, dài 3,5m.
Chuồng gà bằng gạch: Phù hợp với nuôi gà quy mô, mật độ lớn và có độ bền cao. Lưu ý không nên xây cả 4 mặt đều là gạch sẽ khiến chuồng bị bí bách. Người nuôi có thể xây 1-2 mặt là gạch, các mặt còn lại dùng lưới thép hoặc song sắt. Nền chuồng nên cách mặt đất từ 10 – 15cm để nền chuồng được khô ráo. Mật độ gà nuôi phải khoảng 8 – 10 con/m2 là hợp lý.
Các dụng cụ trong chuồng nuôi gà tre
Máng ăn: Nên được treo ngang sống lưng của gà. Máng cần được rửa sạch hằng ngày để tránh vi khuẩn tích tụ.
Máng uống: Tương tự với máng ăn, người nuôi có thể vệ sinh bằng thuốc sát trùng formol 1% rồi rửa sạch, phơi khô.
Đèn úm gà: Nên dùng loại đèn có công suất từ 75 – 150w. Khoảng cách treo đền nên cách nền từ 30 – 60cm trở lên.
Dàn đậu: Có thể dùng tre, nứa, gỗ… Nếu dùng tre nứa, nên vót mịn để không làm gà bị thương
Thức ăn cho gà tre
Đối với gà tre nuôi lấy thịt và trứng thì người nuôi cần chú ý đến dinh dưỡng của gà. Khi gà còn nhỏ lượng thức ăn của chúng khá ít và tăng dần khi chúng trưởng thành.
Thông thường, thức ăn yêu thích của gà tre là ngô nghiền, cám, giun, sâu bọ, tôm tép, rau cỏ,… Để giúp gà tiêu hóa tốt hơn, bà con có thể tham khảo cách trộn lẫn sỏi, đá nhỏ trong thức ăn của gà.
Phòng chống dịch bệnh
Dọn dẹp vệ sinh: Những việc cần làm hằng ngày để giữ vệ sinh chuồng gà gồm: mở cửa chuồng đón nắng ấm, vệ sinh máng ăn máng uống, thay máng phân, dọn thức ăn thừa, quét dọn chuồng
Khử trùng: Chuồng và dụng cụ trong chuồng nuôi gà tre nên được vệ sinh định kỳ. Chuồng sau khi được xịt rửa, để khô, người nuôi có thể quét bằng nước vôi nồng độ 20% hoặc sử dụng các loại hóa chất thích hợp.
Tiêm chủng: Các mốc thời gian tiêm chủng cho gà thường là: 1 ngày tuổi, 3 ngày tuổi, 7 ngày tuổi, 10 ngày tuổi, 15 ngày tuổi, 21 ngày tuổi, 24 ngày tuổi, 30 ngày tuổi, 45 ngày tuổi, 60 ngày tuổi…
Giai đoạn úm gà con: Luôn đảm bảo đủ nhiệt và ánh sáng. Tránh để gà con tiếp xúc các loài động vật khác.
Gà bị bệnh cần nuôi tách đàn để chữa trị. Sau khi gà khỏi bệnh có thể nuôi nhập đàn.
Xem thêm:
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Bảo Vân
Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Bảo Vân, một chuyên gia chăm sóc thú cưng 32 tuổi. Tôi rất đam mê và yêu thích động vật, và luôn mong muốn học hỏi và chia sẻ những kiến thức về chăm sóc động vật để giúp chúng sống khỏe mạnh. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc thú cưng, từ việc nuôi dạy các loại động vật nhỏ như mèo và chó, đến chăm sóc những loài động vật lớn hơn như chim cánh cụt và khỉ. Tôi hiểu rõ về các bệnh lý thường gặp của thú cưng và có khả năng chẩn đoán và điều trị chúng. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê việc tìm hiểu về các loài động vật khác nhau, về cách sống, cách sinh sản và cách tương tác với môi trường xung quanh. Tôi tin rằng kiến thức về động vật là vô hạn và luôn có thể học hỏi thêm nhiều điều mới. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến chăm sóc thú cưng, hãy đừng ngần ngại liên hệ với tôi. Tôi rất mong muốn được giúp đỡ và chia sẻ kiến thức của mình để giúp các bạn chăm sóc thú cưng tốt hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe giới thiệu của tôi!