Xin chào các bạn, việc chọi gà hay tổ chức các cuộc chọi gà hiện nay đang ngày càng ít đi và dần bị cấm nhưng việc nuôi gà chọi vẫn được nhiều người ưa chuộng vì độ đẹp mắt của các giống gà chọi, hôm nay tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách nuôi gà chọi nhốt chuồng, hãy cùng tôi bắt đầu luôn nhé.
Hướng dẫn cách nuôi gà chọi nhốt chuồng cực khỏe
Chuồng gà
Không giống như những giống gà thông thường , chuồng gà chọi cũng cần được làm đặc biệt hơn, nuôi gà chọi cũng tốn kém hơn ở chỗ xây dựng chuồng, chuồng gà chọi khá giống với chuồng nuôi gà thông thường nhưng chỉ khác ở chỗ là khi chia ô xong , mỗi ô chuồng chỉ nuôi 1 con gà chọi, mỗi ô chuồng có kích thước khoảng 2 đến 3 mét vuông. Có thể làm chuồng to hẳn ra từ 4 đến 5 mét vuông để gà vận động thoải mái hơn cũng như không cần phải thả gà ra ngoài quá nhiều mà gà vẫn khỏe mạnh.
Nền chuồng nên để nền đất, vách chuồng có thể làm lưới hoặc xây gạch, làm bằng các tấm kim loại,.... cửa chuồng nên được làm bằng lưới thép để bố trí luôn máng ăn, uống ở cửa chuồng. Nóc chuồng có thể bắn tôn, kim loại hay cũng để lưới thép nốt.
Chuồng gà chọi về cơ bản khá đơn giản để làm chỉ có điều là nó khá tốn diện tích vì mỗi con chỉ ở trong 1 chuồng, nếu làm kiểu chuồng chia ô ( nhiều ô chuồng sát nhau ) thì sẽ tiết kiệm hơn nếu nuôi nhiều gà chọi.
Gà chọi con vẫn sẽ được nuôi trong chuồng úm như các giống gà khác » cách làm chuồng úm gà con sau khi nở, chúng tôi đã có 1 bài viết hướng dẫn về cách nuôi gà con trên wikifarm bạn nên tìm đọc nhé.
Thức ăn cho gà chọi
Gà chọi cần ăn những loại thức ăn như lúa, thóc, ngô,... để gà chọi có các cơ bắp lực lưỡng, đẹp mắt thì không nên cho ăn các loại thức ăn công nghiệp như cám gà. Cho gà ăn thêm rau và các con động vật như giun, côn trùng , thậm chí là những con nhái , cóc con. Một ngày cho gà ăn 3 lần sáng trưa và tối. Khi gà còn nhỏ tầm 1-2 tuần thì cho ăn cám xay nhỏ cũng được rồi đợi gà lớn thêm 1 chút cho gà ăn rau, gạo, lúa,...
Máng uống nước của gà lúc nào cũng phải có nước, không được để cạn. Chỉ cho gà uống nước lã chứ không cho uống các loại nước lọc, đóng chai,...
Vào những ngày mùa lạnh thì quây chuồng bằng bạt, có thể lắp thêm đèn sưởi cho chuồng gà để đảm bảo sức khỏe cho gà.
Cho gà vận động
Để nuôi gà chọi nên có một khoảng sân hay vườn rộng cho gà chạy nhảy , hoạt động. Gà chọi thường vận động nhiều hơn gà thường nên nếu cứ nhốt nó trong chuồng gà sẽ không phát triển tốt được.
Thỉnh thoảng cũng nên để nhiều con gà chọi ra sân cho chúng đánh nhau 1 chút, nhiều người có thể nghĩ điều này không nên nhưng để gà phát triển đẹp nhất thì làm như thế dần dần gà sẽ đẹp hơn và dũng mãnh hơn, bạn nên nhớ là đang nuôi gà chọi nhé chứ không phải gà thường. Khi cho gà đánh nhau chú ý không để chúng làm bị thương nhau quá nặng mà chỉ cho chúng đánh 1 chút rồi lại can chúng ra xa rồi cho chúng chọi tiếp.
Nếu không có sân vườn rộng cho gà vận động thì tốt nhất cứ xây chuồng to ra như đã nói để gà có thể hoạt động , tiếp xúc với ánh sáng mặt trời mà không cần ra sân nhiều.
Tắm cho gà
Có thể cho gà tắm cát hoặc lau người cho gà, nếu cho gà tắm cát thì lót 1 lớp cát vào nền chuồng cho gà, lớp cát có thể dày khoảng 5-7cm để gà tự vùi mình vào cát tắm.
Nếu trực tiếp lau người cho gà thì nên đợi gà trên 1 tháng tuổi rồi thì lau người trước cho gà bằng nước rồi lau người cho gà bằng rượu, nên dùng rượu trắng hoặc rượu đế, rồi lại lau người cho gà bằng nước 1 lần nữa.
Nên tắm cho gà vào buổi sáng và hầu như hôm nào cũng nên tắm cho gà.
Cách để tăng sức mạnh cho gà chọi
Nếu nuôi gà chọi để mang đi chọi, giao lưu thì đây là 1 số cách có thể tăng sức mạnh cho gà chọi của bạn
Lau nghệ, rượu cho gà : như đã nói thì trong lúc tắm có thể lau rượu cho gà nhưng cũng có thể thêm nước nghệ vào để lau người cho gà, nhất là ở phần cổ để gà tăng sức đề kháng cũng như có màu đỏ đẹp hơn, phần cổ họng cũng lưu thông khó tốt hơn giúp cho gà sung sức hơn rất nhiều.
Vào sáng sớm khi gà bắt đầu gáy thì thả gà ra để gà chạy nhảy , hoạt động vào những ngày có sương để gà tăng sức đề kháng cũng như tăng độ dẻo dai cho gà, chỉ nên thả gà ra vào sáng sớm khi trời không có gió lạnh.
Cho gà ngâm chân vào hỗn hợp nước muối, nước nghệ, phèn chua, mỗi ngày cho gà ngâm chân khoảng 15 phút để chân gà chắc khỏe và cứng rắn hơn, nên ngâm vào ban ngày và tránh ngâm vào chiều tối trở đi.
Lời kết
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cách nuôi gà chọi trong chuồng, các bạn có thể thấy tuy nuôi trong chuồng nhưng dùng chuồng lưới gà vẫn có thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nếu làm chuồng to và rộng hơn nữa thì thậm chí còn không cần thả gà ra mà gà vẫn hoạt động được nên nuôi gà chọi trong chuồng dần đang trở nên phổ biến hơn vì tiết kiệm không gian và thời gian. Nếu các bạn thấy bài viết hay hãy chú ý đón đọc các bài viết mới nhất của chúng tôi trên wikifarm nhé, cảm ơn các bạn rất nhiều.
Xem thêm:
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Bảo Vân
Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Bảo Vân, một chuyên gia chăm sóc thú cưng 32 tuổi. Tôi rất đam mê và yêu thích động vật, và luôn mong muốn học hỏi và chia sẻ những kiến thức về chăm sóc động vật để giúp chúng sống khỏe mạnh. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc thú cưng, từ việc nuôi dạy các loại động vật nhỏ như mèo và chó, đến chăm sóc những loài động vật lớn hơn như chim cánh cụt và khỉ. Tôi hiểu rõ về các bệnh lý thường gặp của thú cưng và có khả năng chẩn đoán và điều trị chúng. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê việc tìm hiểu về các loài động vật khác nhau, về cách sống, cách sinh sản và cách tương tác với môi trường xung quanh. Tôi tin rằng kiến thức về động vật là vô hạn và luôn có thể học hỏi thêm nhiều điều mới. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến chăm sóc thú cưng, hãy đừng ngần ngại liên hệ với tôi. Tôi rất mong muốn được giúp đỡ và chia sẻ kiến thức của mình để giúp các bạn chăm sóc thú cưng tốt hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe giới thiệu của tôi!