Cua đinh thường có tên gọi khác là ba ba Nam bộ, đây được xem là một trong những vật nuôi có giá trị kinh tế cao đối với người chăn nuôi hiện nay. Để nuôi một con cua đinh to, nặng ký thì những giai đoạn đầu, khi cua còn non nên được chăm sóc tỉ mỉ nhất. Trong bài viết này, Wikifarm sẽ đồng hành cùng bà con trong việc chăm sóc cua đinh khi còn non, tránh được những rủi ro không tốt về cua trong quá trình nuôi. Hãy cùng WiKifarm theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Hướng dẫn cách nuôi cua đinh con trong bể xi măng/ao hồ
Hướng dẫn nuôi cua đinh con
Cách chọn cua đinh giống tốt: Để chọn cua đinh giống tốt, đầu tiên nên chọn cua đinh có đồng cỡ, kích thước của cua phải đồng nhất với nhau. Một con có cân nặng từ 150 – 200g/con. Chọn cua có ngoại hình bóng, không bị thương trên cơ thể, không dị tật. Không bị nhiễm bệnh, hoạt động của chúng phải khỏe mạnh.
Thiết kế ao nuôi cua đinh con: Cua đinh được biết đến thuộc dòng họ baba, tuy nhiên cua đinh và baba lại có đặc tính khác nhau. Nuôi cua đinh con nên được đảm bảo các tiêu chí như diện tích ao nuôi có diện tích từ 500 – 1000m2 (tùy theo kinh tế của hộ). Nguồn nước ao nuôi cua đinh phải sạch sẽ, không gian yên tĩnh để cua đinh phát triển tốt để cua đinh con phát triển tốt. Ngoài ra nên thiết kế sườn bờ ao để tạo không gian cho cua con nghỉ ngơi. Xung quanh ao nên có các bờ thành cao khoảng 0.5m tính từ mặt đất để cua không thể thoát ra ngoài.
Lựa chọn thời vụ để nuôi: Khí hậu ấm áp quanh năm sẽ rất thích hợp để nuôi cua. Để nuôi cua, nhiệt độ dưới nước của ao trung bình sẽ rơi vào khoảng 24 – 32 độ C.
Chế độ ăn cho cua đinh: Chế độ dinh dưỡng cho cua đinh con có thể là giun, ếch, nhái, cá… Thức ăn cho cua đinh con nên là 7 – 10% trọng lượng mỗi ngày.
Cách chăm sóc cua đinh hàng ngày: Cua đinh con mới mua còn yếu, nên quan sát cua thường xuyên để bảo vệ sức khỏe cho cua một cách tốt nhất. Đặc biệt người nuôi nên chú ý thêm nguồn cung cấp nước cho cua đinh. Theo dõi chế độ ăn cho cua hằng ngày để biết cách điều chỉnh cho phù hợp. Cua đinh con nên cho ăn 2 lần/ ngày vào thời gian và địa điểm cố định. Từ khi mua cua về nuôi cho đến khi xuất bán, trọng lượng cua đinh đạt 3 – 5 kg là đã có thể xuất bán.
Một số cách nuôi cua đinh con phổ biến hiện nay
Hiện nay nhiều người nuôi cua đinh với các mô hình nuôi khác nhau. Bà con có thể tham khảo một số cách nuôi cua đinh con ua các cách sau:
Nuôi cua đinh trong bể xi măng: Với những người không có bể ao tự nhiên hoặc nhà không đủ diện tích để làm ao thì nên nuôi. Tuy nhiên để nuôi cua đinh thì bể xi măng phải đảm bảo được nguồn nước cấp vào ao phải sạch sẽ, không gây ô nhiễm.
Nuôi cua đinh trong bể kính: Hiện nay mô hình nuôi cua đinh trong bể kính đang ngày càng phát triển mạnh, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn tiết kiệm một phần chi phí mà còn ứng dụng được các kĩ thuật tiên tiến vào nền nông nghiệp. Nước nên được thay mỗi ngày để đảm bảo môi trường sạch nhất cho cua đinh sinh sống.
Nuôi cua đinh trong ao: Đây là cách nhiều hộ nông dân nuôi nhiều nhất, tận dụng điều kiện có sẵn, đây là mô hình phù hợp với hộ gia đình có vốn kinh doanh nhỏ. Với mô hình này, người nuôi cần thiết kế sao cho hợp lý, không gây ảnh hưởng đến việc tăng trưởng của cua đinh. Bà con nên quan tâm đến lượng bùn thường xuyên trong ao kết hợp với việc thay nước, khử trùng ao theo định kỳ để cua đinh con có môi trường phát triển tốt nhất.
Những lưu ý quan trọng trong quá trình nuôi cua đinh con
Trong quá trình nuôi cua đinh, cho vào nơi cua ở một lớp bùn với khoảng 20 – 30 cm để cua có thể nằm yên và ít di chuyển hơn, bởi khi cua đinh di chuyển sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng sau này của của đinh.
Nên cho cua đinh con ăn ít hơn khi thời tiết lạnh, cua đinh thường sẽ ít ăn khi bạn thay nước mới trong ao.
Khi thay nước hoặc để thức ăn vào ao cho cua đinh cần thực hiện nhẹ nhàng, không làm nước khấy động mạnh vì cua đinh con còn nhỏ, sợ âm thanh, nhút nhát.
Cách phòng bệnh cho cua đinh từ khi cua còn bé
Phòng bệnh cho cua khi còn bé là cách tốt nhất để bảo vệ cua khỏi các loại bệnh. Để giảm bệnh cho cua đinh, người nuôi cần có những biện pháp như phải đảm bảo được tiêu chuẩn về chất lượng.
Trước khi thả cua con vào môi trường nuôi, người nuôi nên cho cua tắm bằng dung dịch Sulfat, tắm trong khoảng thời gian 20 – 30 phút để phòng được bệnh nấm và bệnh ký sinh đơn bào.
Người nuôi nên dùng dung dịch Sulfat đồng với nồng độ là 8g/m3 hoặc thuốc tím với nồng độ 20g/m3 với những ngày nhiệt độ trong nước cao, từ 18 – 25 độ C.
Nên tắm mỗi ngày 1 lần với thời gian 30 phút để phòng bệnh nấm thủy mi. Cua đinh con có thể sẽ bị bệnh nấm thủy mi, vì vậy nên tắm khi bị bệnh nên nhốt riêng để điều trị, đồng thời nhanh chóng vệ sinh môi trườn ao nuôi.
Xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Trên thị trường cua đinh có giá cao, giá của cua đinh trên thị trường rơi vào khoảng 600.000 – 1.000.000 đồng/ kg. Đây là giá vô cùng hợp lý bởi cua đinh mang lại giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe của mọi người. Riêng với những con cua đinh có tuổi lớn hơn (cua đinh bố, cua đinh mẹ) sẽ có giá cao hơn, giá thông thường sẽ là 1.200.000 – 1.500.000 đồng/kg.
Với những người muốn mua cua đinh con mới nở thì giá sẽ nhẹ nhàng hơn, mức giá cua đinh con được tính theo con, thường cua nhỏ trên 10 ngày tuổi có giá trung bình 500.000 đồng/ con. Cua trên 4 tháng tuổi có giá 1.500.000 đồng/ con.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Trần Hùng
Chuyên gia
Tôi là Trần Hùng một chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc và nuôi chim cảnh tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm chăm sóc các loại chim cảnh sinh sản tôi tự tin chia sẻ đến quý bạn đọc những bài viết hữu ích.
Ngoài việc nuôi chim cảnh, mình còn tìm hiểu rất nhiều thông tin liên quan đến việc chăm sóc cá cảnh. Mong muốn của mình là chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm đến cộng đồng. Thông qua trang WikiFarm, mình muốn xây dựng những bài viết chất lượng, chi tiết gửi đến những người có đam mê bộ môn nuôi cá cảnh. Đóng góp những thông tin hữu ích, giúp mọi người có được những kiến thức chăm sóc cá cảnh được tốt hơn.