Xin chào các bạn, có thể nhiều người nghĩ rằng cóc không ăn được vì có độc nhưng thật ra độc của cóc thường chỉ có ở lớp da và không phải giống cóc nào cũng độc, thịt cóc nếu được chế biến đúng cách rất ngon và nhiều dinh dưỡng, chính vì vậy nhiều quán nhậu hay nhà hàng , quán ăn bây giờ đã có thêm các món chế biến từ cóc trong thực đơn, hôm nay tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách nuôi cóc thịt dành cho những ai đang có ý định kinh doanh và nuôi cóc thịt số lượng lớn nếu đã có đầu ra cung cấp cho các quán ăn, nhà hàng.
Hướng dẫn cách nuôi cóc thịt thương phẩm
Chọn giống & làm chuồng
Cóc giống
Nên tự bắt hoặc mua cóc giống khi cóc đang trong hoặc gần đến thời kỳ sinh sản, mua số lượng cóc cái nhiều hơn để có số lượng cóc con được đẻ ra nhiều hơn. Số lượng cóc giống có thể nhiều hay ít tùy thuộc vào quy mô bạn muốn nuôi.
Chuồng cóc
Chuồng nuôi cóc nên được xây dựng ở nơi xa trung tâm thành phố, nếu gần các ao hồ thì càng tốt.
Nền chuồng nên là nền đất không cần lát gạch hay tráng xi măng gì cả. Chú ý nền chuồng cóc nên được đào bới lồi lõm để có thể chứa nhiều nước mưa đọng lại do cóc chỉ sinh sản được khi trời mưa nhiều và có các vũng nước đọng.
Vách chuồng nên xây cao khoảng 80 đến 100 cm, vách chuồng có thể xây bằng gạch hoặc làm khung gỗ rồi cố định các tấm sắt, gỗ, Fibro , .... Có thể làm thêm mái chuồng hoặc không cần cũng được, nếu làm mái thì nên làm cao khoảng 2,5 mét trở lên và nên làm kiểu mái lá.
Trong chuồng chỉ cần bố trí máng uống nước cho cóc chứ không cần máng ăn vì thức ăn sẽ cho trực tiếp vào chuồng hoặc đặt trong khay.
Bố trí thêm các rãnh thoát nước để vệ sinh chuồng dễ hơn.
Chuồng cóc nên trang bị thêm các bóng đèn vàng để tăng nhiệt độ chuồng lên vào mùa đông.
Thức ăn cho cóc
Các bạn có thể cho cóc ăn các con côn trùng, ruồi, muỗi, bọ ngựa, cào cào, châu chấu, ve, bướm,.... các bạn có thể mua số lượng lớn các loại côn trùng như ruồi lính đen, muỗi,...
Có thể đào sâu nền chuồng nuôi xuống khoảng 40cm và trồng một số cây hoa , cỏ, các loại cây nhỏ, sau đó thắp sáng các bóng đèn vàng nhỏ để côn trùng tự tìm đến cho cóc ăn, đây là mẹo khá hay và hiệu quả được nhiều bà con áp dụng và đã thành công.
Trung bình mỗi con cóc trưởng thành sẽ có thể ăn khoảng gần 100 con muỗi mỗi ngày.
Vấn đề sinh sản của cóc
Vào mùa mưa cóc sẽ sinh sản nhiều, cứ khi nào thấy cóc kêu to, chủ yếu là kêu về đêm thì cóc sắp đến thời kỳ sinh sản, Cóc có thể sinh sản bất cứ khi nào trong năm miễn là mưa nhiều nhưng thường ít hơn vào mùa đông.
Cóc thường đẻ rất nhiều trứng và trứng nở ra nòng nọc, nòng nọc sau khoảng 3 ngày sẽ rụng đuôi và lên bờ.
Chăm sóc
Nuôi cóc khá nhàn vì hầu như bạn không cần phải chăm sóc gì luôn, quá trình nuôi cóc chỉ là cho ăn, uống, thỉnh thoảng dùng vòi phun phun nước vào chuồng cóc nếu trời nắng và không có mưa trong thời gian dài, còn đâu hầu như chẳng phải làm gì.
Chuồng cóc cũng không cần phải dọn dẹp quá nhiều vì càng để bẩn các con côn trùng, muỗi ruồi mới mò tới nhiều hơn, càng giúp cho cóc có nguồn thức ăn tự nhiên mà không cần phải mua.
Đem bán
Khi cóc nặng khoảng 200 - 300g trở lên là có thể đem đi bán được rồi, rửa sạch cóc và cho ra các chuồng để chuẩn bị đem bán, cóc trước khi đem bán 1 hoặc 2 ngày không nên cho ăn gì mà chỉ cho uống nước để khi khách mua cóc về mổ thì ruột cóc sạch sẽ và không bị hôi.
Trong trường hợp giá cóc quá rẻ, mọi người có thể bán cóc lại cho những người nuôi rắn, kỳ đà.
Lời kết
Chúng ta vừa tìm hiểu qua về cách nuôi cóc thịt, có thể thấy nuôi cóc khá dễ và không tốn nhiều công sức để chăm sóc, thậm chí đến nguồn thức ăn còn có thể tự tạo ra mà không tốn chi phí để mua cho cóc. Nếu các bạn đang có ý định nuôi cóc và kinh doanh thì có thể đọc và tham khảo, đây sẽ là một công việc khá tiềm năng vì thịt cóc đang dần được ưa chuộng hơn, cóc làm ruốc cũng đang dần phổ biến hơn vì giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại, chúc các bạn thành công.
Xem thêm:
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Bảo Anh
Bác sĩ thú y - Chuyên gia chăm sóc thú cưng
Xin chào, tôi là Bảo Anh, 29 tuổi và hiện tại tôi đang làm bác sĩ thú y cũng như là chuyên gia chăm sóc thú cưng. Tôi yêu thích động vật và luôn cố gắng tìm cách để giúp chúng có một cuộc sống khỏe mạnh. Tôi có kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh lý của thú cưng, cũng như tư vấn về dinh dưỡng và chăm sóc hàng ngày cho chúng. Tôi luôn nỗ lực để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của thế giới động vật và các nghiên cứu mới nhất về sức khỏe của chúng. Ngoài ra, tôi còn là một người thân thiện và cởi mở. Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ những người cùng đam mê với động vật. Tôi mong muốn được gắn kết với cộng đồng yêu thú cưng và cùng nhau chăm sóc cho các bé cưng của chúng ta được tốt nhất có thể. Đó là một vài thông tin về tôi. Cảm ơn bạn đã đọc và hy vọng chúng ta sẽ có cơ hội trao đổi thêm trong tương lai.