Xin chào các bạn, hôm nay tôi sẽ giới thiệu đến các bạn cách nuôi một loài động vật khá nguy hiểm đó là cá sấu. Nuôi cá sấu để làm gì và nếu muốn nuôi cá sấu thì cần phải làm những gì, để biết chi tiết các bạn hãy cùng tôi tìm hiểu nhé.
Hướng dẫn cách nuôi cá sấu cảnh/thương phẩm hiệu quả
Nuôi cá sấu có cần giấy phép không?
Đầu tiên trước khi nuôi cá sấu các bạn cần phải nhớ điều này. Cá sấu là động vật hoang dã, muốn nuôi thì phải được sự cho phép của các cơ quan chức năng có thẩm quyền ví dụ như sở nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nếu không xin phép mà cứ nuôi thì sẽ bị phạt theo luật hình sự. Tuy nhiên nếu bạn nuôi dưới 10 con và không kinh doanh hay buôn bán thì sẽ không bị phạt hay cần phải xin phép nhưng tốt nhất là nên xin phép để đảm bảo an toàn cho xã hội và bản thân vì ví dụ như bạn đang chỉ nuôi tầm vài con cá sấu, số lượng dưới 10 mà nó đẻ thêm ra thì dần dần số lượng con tăng lên thì cũng phải xin thôi.
Các kiểu nuôi cá sấu
Cá sấu thường sẽ được nuôi theo 2 kiểu là nuôi để kinh doanh buôn bán gọi là thương phẩm còn kiểu còn lại là nuôi làm thú cảnh. Cách chăm sóc, nuôi dưỡng thì giống nhau và chỉ khác nhau ở chuồng nuôi và số lượng nuôi mà thôi. Nuôi cá sấu thương phẩm thì cần chuồng to rộng và nuôi nhiều con còn nuôi làm cảnh thì chỉ nuôi 1 vài con mà thôi , chuồng cá sấu cảnh cũng nhỏ hơn và đơn giản hơn rất nhiều.
Chuồng nuôi cá sấu thương phẩm
Nên xây chuồng ở nơi xa các hộ gia đình, khu đông dân cư, chuồng cá sấu phải đảm bảo an toàn, kín đáo tuyệt đối không để cá sấu sổng chuồng ra ngoài. Chuồng cá sấu nên chọn nơi có nhiều ánh nắng mặt trời. Trồng thêm các cây xanh xung quanh chuồng để tạo bóng mát. Nền chuồng nên để nền đất hoặc cũng có thể làm nền bê tông rồi tráng xi măng , chuồng cá sấu chia thành 3 khu, đầu tiên là khu sân chơi, phần này thì cứ để nguyên nền đất chẳng cần làm gì cả vì đây sẽ là phần để cá sấu hoạt động , di chuyển đi lại, phơi nắng,… phần thứ 2 là phần bể nước cho cá sấu ngâm mình, Phần cuối cùng nhỏ hơn 2 phần kia 1 chút và nền thấp hơn 2 phần kia là phần cho cá ăn. Diện tích chuồng nuôi sẽ thay đổi tùy theo số lượng cá sấu nuôi. Thường thì nếu muốn nuôi để kinh doanh thì sẽ xây nhiều chuồng cá sấu gần sát nhau và kích cỡ khác nhau để nuôi cá theo độ tuổi.
Cá sấu con đến 2 năm tuổi sẽ nuôi với mật độ khoảng 1 mét vuông 1 con.
Cá sấu từ 3 đến 4 năm tuổi sẽ nuôi với mật độ 2 đến 3 mét vuông 1 con.
Cá sấu từ 5 tuổi trở lên sẽ nuôi với mật độ 4 mét vuông trở lên 1 con.
Phần hàng rào bao quanh chuồng nên được làm kín đáo, chắc chắn và cao. khoảng 2 mét đến 2 mét rưỡi. Hàng rào hay tường bao quanh chuồng có thể xây gạch hoặc đổ các trụ bê tông rồi quây lưới thép chắc chắn xung quanh , lưới thép cần cắm sâu xuống đất và trên vách tường rào cần có các vòng dây thép gai. Nhưng để chắc chắn nhất và ngăn cá sấu thoát ra thì cứ xây gạch xong gắn các vòng dây thép gai ở trên. Cửa chuồng cũng phải dùng loại chắc chắn và phải bố trí bản lề sao cho cửa mở vào phía trong, nên khóa cửa cẩn thận sau khi ra vào để tránh nguy hiểm. Cá sấu rất khỏe nên nếu không làm tường rào và cửa cổng chắc chắn thì có khả năng cá sấu sẽ thoát được ra ngoài.
Diện tích chuồng sẽ thay đổi tùy theo quy mô nhưng không nên nuôi quá 100 con trong 1 chuồng dẫn đến khó kiểm soát.
Chuồng nuôi cá sấu cảnh
Chuồng nuôi cá sấu cảnh không quá khác so với chuồng nuôi cá sấu thương phẩm, chỉ là nhỏ hơn nhiều và có thêm 1 lán trú ẩn để cá sấu cảnh trú nắng, lán trú ẩn có thể làm bằng gỗ như kiểu cái nhà gỗ nhỏ hoặc xây gạch tráng xi măng,…
Cá sấu cảnh các giống mini có thể nuôi trong bể kính cũng được nhưng phải có kích thước lớn và có vách chuồng cao để tránh cá sấu chui ra. Nếu nuôi trong bể kính thì chiều dài bể phải dài gấp 3 lần và cao gấp 2 lần chiều dài của cá sấu. Kể cả trong bể kính cũng phải có khu chứa nước và khu trên cạn cho cá sấu hoạt động.
Thức ăn cho cá sấu
Bạn có thể cho cá sấu ăn thịt gà, bò , cá, lợn, chim, sóc, thỏ, thằn lằn, côn trùng, ếch , nhái, cóc,…
Khi cá sấu còn là cá sấu nhỏ ( dưới 1 tuổi ) nên cho cá sấu ăn các thức ăn cắt nhỏ ra nhưng là đồ tươi sống nhé.
Khi cá sấu trên 1 tuổi thì không cần cắt nhỏ mà cắt miếng vừa ăn cho chúng thường thì nên cắt thịt các con động vật như bò, lợn bằng với kích thước của 1 con cá, các con động vật nhỏ như ếch, cóc, nhái, gà, vịt, chim,… nên bắt cả con còn sống rồi thả vào chuồng cá sấu cho chúng tự giết thịt.
Mỗi tuần chỉ cho cá sấu ăn từ 4 đến 5 lần và mỗi lần cho ăn lượng thức ăn bằng 5% tổng trọng lượng của cá sấu trong chuồng.
Vệ sinh và quây chuồng khi trời lạnh
Vệ sinh chuồng cá sấu thường xuyên để đảm bảo sạch sẽ, ngăn các bệnh như ký sinh trùng cho cá sấu, thường 1 tuần sẽ vệ sinh quét dọn chuồng 1 lần. Nước ở khu bể ngâm mình của cá sấu thì tầm 3 – 4 ngày thay 1 lần.
Khi trời lạnh nếu dùng hàng rào theo kiểu hàng rào lưới thì nên quây vải bạt để tránh gió lạnh cho cá sấu.
Các vấn đề khi nuôi cá sấu
Khi cá sấu cắn nhau thì nên tách những con cắn nhau đó ra các chuồng khác nhau, các vết thương của chúng cần được lau rửa bằng nước muối rồi bôi thuốc đỏ là được.
Luôn phải đảm bảo mặc đồ bảo hộ để giữ an toàn khi nuôi cá sấu.
Nếu cho cá ăn uống đầy đủ dinh dưỡng thì cá sấu sẽ hoàn toàn khỏe mạnh, gần như không mắc các vấn đề về bệnh tật gì trong suốt vòng đời của chúng.
Khi thời tiết quá lạnh có thể đốt củi, than trong chuồng cá sấu để tăng nhiệt độ trong chuồng lên hoặc làm thêm các hầm trú ẩn cho cá sấu để cá sấu chui vào tránh gió, có thể làm các hầm này bằng gỗ theo dạnh hộp hay giống kiểu chuồng chó cũng được miễn là đủ to cho cá sấu chui vào.
Lời kết
Có thể nói nuôi cá sấu hiện nay đang là 1 nghề tiềm năng để tăng thu nhập vì các sản phẩm làm từ da cá sấu hay thịt cá sấu cũng đang dần phổ biến hơn, nuôi cá sấu cảnh cũng đang là một trong những phong trào thu hút giới trẻ. Qua đó bạn có thể cân nhắc về việc có nên nuôi cá sấu hay không nhé. Nếu quyết định nuôi thì tôi hy vọng bài viết hướng dẫn cách nuôi cá sấu của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn.
Xem thêm:
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Bảo Vân
Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Bảo Vân, một chuyên gia chăm sóc thú cưng 32 tuổi. Tôi rất đam mê và yêu thích động vật, và luôn mong muốn học hỏi và chia sẻ những kiến thức về chăm sóc động vật để giúp chúng sống khỏe mạnh. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc thú cưng, từ việc nuôi dạy các loại động vật nhỏ như mèo và chó, đến chăm sóc những loài động vật lớn hơn như chim cánh cụt và khỉ. Tôi hiểu rõ về các bệnh lý thường gặp của thú cưng và có khả năng chẩn đoán và điều trị chúng. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê việc tìm hiểu về các loài động vật khác nhau, về cách sống, cách sinh sản và cách tương tác với môi trường xung quanh. Tôi tin rằng kiến thức về động vật là vô hạn và luôn có thể học hỏi thêm nhiều điều mới. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến chăm sóc thú cưng, hãy đừng ngần ngại liên hệ với tôi. Tôi rất mong muốn được giúp đỡ và chia sẻ kiến thức của mình để giúp các bạn chăm sóc thú cưng tốt hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe giới thiệu của tôi!