Xin chào các bạn, hôm nay tôi sẽ hướng dẫn các bạn về cách làm chuồng nuôi hươu lấy nhung, hươu lấy nhung ở nước ta là giống hươu sao, giống hươu này tuy đã được con người nuôi từ rất lâu nhưng vẫn khá sợ sệt khi tiếp xúc với cuộc sống con người nên chuồng nuôi cho chúng cũng phải gần gũi với thiên nhiên, bây giờ chúng ta hãy bắt đầu tìm hiểu ngay nhé.
Hướng dẫn cách làm chuồng nuôi hươu lấy nhung
Vị trí xây chuồng
Chuồng cho hươu nên được xây ở nơi vắng vẻ, hiếm có người hay các con vật khác qua lại, cũng nên là một khu đất trống, không có cây cối hay gì cả, chuồng hươu phải xa khu dân cư, xa nơi có tiếng ồn như thành phố, thường thì việc xây chuồng và nuôi hươu chỉ phù hợp với người dân ở các vùng miền rừng núi, những nơi hẻo lánh xa xôi cách xa thành thị.
Hướng xây chuồng nên chọn hướng Nam hoặc Đông Nam.
Vật liệu xây dựng chuồng hươu
Chuồng hươu nên được làm bằng gỗ hoặc tre hoặc sắt cũng được. Nhưng gỗ là nguyên vật liệu được ưa chuộng và nên dùng nhất.
Gỗ nên được xử lý nhẵn, trơn trước khi tiến hành làm.
Các tấm tôn, gỗ, tre, ngói, các tấm lợp Fibro,… để làm mái.
Lưới thép B40 cũng rất cần thiết để quây hàng rào cho chuồng hươu.
Và một số vật liệu khác như đinh, búa, máy khoan các thứ,…
Cách xây chuồng
Nền chuồng : nền chuồng có thể là nền đất, gỗ , gạch, xi măng,… nhưng nên làm nền gạch đất nung để dễ dàng vệ sinh. Nên lát nền nghiên theo độ dốc vừa phải để thoát nước khi vệ sinh chuồng hươu. Nếu không có điều kiện thì cứ để nền đất không cũng được nhưng khi vệ sinh chuồng hươu sẽ rất vất vả và nếu là nền đất thì để lâu ngày sẽ bị lồi lõm nền do hươu đào bới đất.
Diện tích chuồng hươu : cứ 1 con hươu thì sẽ tốn khoảng từ 5 đến 6 mét vuông theo kích thước 3m x 2m hoặc 2,5m x 2,5m.
Cách xây chuồng : xây chuồng hươu cao ít nhất là 2 mét, chuồng hươu nên được làm bằng gỗ, ở đây các thanh gỗ sẽ được dùng làm cột ( dọc ) và xà ( các thanh gỗ ngang )
Nên xây chuồng theo kiểu các ô chuồng nhỏ trong 1 khu chuồng chính ( to ) có mái che toàn bộ các ô chuồng nhỏ để tiết kiệm diện tích cũng như nuôi được nhiều lứa hươu hơn, khi có hươu bệnh cũng dễ dàng cách ly và kiểm soát.
Các ô chuồng xây theo kích thước 3m x2m hoặc 2,5m x 2,5m, cứ 1 con thì nuôi trong 1 ô như vậy, các ô nên được xây sát nhau để tận dụng các cột. 1 ô sẽ có 4 cột và nhiều thanh xà để làm vách tường, nếu xây sát nhau thì cột của một bên chuồng bên này sẽ được tận dụng làm cột luôn cho 1 bên chuồng bên kia ( ví dụ như 1 chuồng 4 cột thì 2 chuồng xây sát nhau sẽ tốn 6 cột thay vì 8 cột. ) mỗi ô chuồng sẽ cần làm 1 cửa và hướng cửa ra phía mặt ngoài hoặc hành lang ( đường đi lại ) của chuồng to. Cửa chuồng cũng làm bằng gỗ và đóng bản lề vào cột. Kích thước cửa chuồng thường cao từ 1,5 mét đến 1,8 mét để chúng ta dễ dàng đi vào khi vệ sinh chuồng hươu. Nên xây thành các dãy chuồng, 1 dãy sẽ có nhiều ô sát nhau ( thường là 4 ô ) kéo dài từ cửa chuồng chính đến cuối chuồng.
Rãnh thoát nước và chất thải nên được làm ở phía cuối chân tường mặt trong đối diện với cửa ô chuồng hươu, làm 1 rãnh dài đi qua tất cả ô chuồng để tiện vệ sinh, dọn dẹp.
Đường đi lại trong chuồng hay dễ hiểu hơn là khoảng cách giữa 2 dãy ô chuồng nên là 1 mét đến 1,3 mét để thuận tiện đi lại.
Mái chuồng : có thể lợp các tấm tôn, fibro , … và phủ thêm lá cây lên nóc chuồng để chuống nóng.
Chỗ ăn, uống của hươu nên được làm theo kiểu một cái máng thùng vuông đặt trong chuồng rồi khi nào cho hươu ăn thì đi vào đổ thức ăn nước uống vào.
Sân ngoài chuồng
Khi đã xây xong chuồng to và các ô chuồng nhỏ thì bạn còn phải làm hàng rào để quây xung quanh khu đất đó để thả hươu ra cho hươu hoạt động, chạy nhảy mỗi ngày chứ không phải nuôi hươu là chỉ nhốt trong chuồng. Kích thước khu vực sân khá lớn, thường là 50 mét vuông trên 1 con hươu.
Hàng rào nên được đóng các cọc bằng gỗ sâu xuống đất sau đó quây lưới sắt B40 xung quanh, đóng 2 cọc gỗ gần nhau và đóng bản lề vào 1 cọc rồi gắn lưới sắt B40 đã cắt ra để làm cửa hàng rào. Hàng rào thường cao khoảng 1m8 đến 2 mét.
Trong khu vực sân chơi này nên trồng các cây cỏ nhỏ và làm các hố khá sâu và bơm nước vào làm các ao nhỏ để hươu tắm. Hươu nên được thả ra khu vực sân nhiều hơn và khi đi ngủ mới nên lùa hươu và chuồng.
Ở khu vực này cũng nên có 1 máng ăn to để hươu có thể cho hươu ăn khi chúng đang hoạt động ở khu vực sân chơi.
Lời kết
Chúng ta đã vừa tìm hiểu về cách làm chuồng nuôi hươu lấy nhung ( hươu sao ), nuôi hươu khá tốn kém và bạn phải ở các nơi như miền núi, rừng thì mới có thể dễ dàng nuôi. Nếu bạn thấy bài viết này hay thì đừng quên ủng hộ chúng tôi bằng cách đón đọc các bài viết mới nhất của chúng tôi trên wikifarm nhé.
Đọc thêm:
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Tiến Thành
Tôi là Tiến Thành, hiện nay đã 25 tuổi và đang là sinh viên tại trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài Y Khoa, tôi luôn có một tình yêu đặc biệt dành cho động vật, đặc biệt là với những chú mèo đáng yêu.
Tôi cũng là một cộng tác viên trên trang hướng dẫn nuôi trồng trực tuyến WikiFarm. Tôi luôn mong muốn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với mọi người về việc chăm sóc động vật. WikiFarm đã mang lại cho tôi cơ hội để góp phần mang lại những thông tin hữu ích và bổ ích cho những người yêu thú cưng.
Cảm ơn mọi người đã dành thời gian để tìm hiểu về tôi. Tôi luôn sẵn sàng để học hỏi và chia sẻ, và hy vọng rằng tôi có thể đóng góp nhiều điều tốt đẹp hơn cho cộng đồng trong tương lai.