Xin chào các bạn, người xưa có câu “thịt gà, cá chép, ba ba” là câu thể hiện các món ăn ngon và phổ biến nhất từ trên cạn, dưới nước và cả cạn cả nước nhưng ba ba lại là con vật ít người biết đến nhất, người nuôi lại càng ít hơn, hôm nay tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách nuôi ba ba trong bể kính, là một mô hình nuôi ba ba để làm cảnh chứ không phải để kinh doanh thương phẩm.
Hướng dẫn cách nuôi ba ba con trong bể kính
Bể kính nuôi ba ba và ba ba con
Ba ba con là ba ba dưới 6 tháng tuổi, ba ba giống có thể mua ở các trang trại ba ba giống hoặc tìm mua của các người nuôi khác.
Bể kính nuôi ba ba không quá khác với bể kính nuôi cá nhưng cần phải dày hơn và rộng hơn, nhưng với ba ba con thì chỉ cần bể khoảng 2 mét vuông là được.
Trong bể nuôi cần lót 1 lớp đất dày, lớp đất này cần dày khoảng gấp đôi chiều dài của ba ba vì khi sinh hoạt ba ba thường vùi đất để chui xuống trú ẩn.
Có thể trồng thêm các cây thủy sinh hay bèo lục bình trong bể nuôi để khiến cho môi trường sống của ba ba giống với môi trường ở ngoài tự nhiên.
Sau khi đã chuẩn bị xong thì bơm nước vào trong bể, nước cần phải được lọc xử lý trước khi bơm vào bể nuôi. Khi bơm nước có thể bơm kiểu gần đầy bể như khi nuôi cá hoặc dùng gỗ lũa, các khúc gỗ đặt vào trong bể nuôi để làm địa hình cho ba ba con trèo lên, lặn xuống, tuy nhiên cần phải tạo địa hình chỗ lồi chỗ lõm và cao phải hơn nửa bể để khi bơm nước vào ba ba có thể vừa trèo lên trên mặt nước vừa lặn xuống dưới được.
Có thể cho thêm các con cá nhỏ vào trong bể để chúng làm nguồn thức ăn tự nhiên cho ba ba và để đa dạng sinh học thêm trong môi trường sống của ba ba.
Vệ sinh bể nuôi
Khi nuôi ba ba dù là ba ba con hay ba ba trưởng thành thì cũng cần phải vệ sinh bể 2 tuần 1 lần, chỉ cần thay nước, loại bỏ các cây thủy sinh, rêu hay bèo đã hỏng, thối hay xác các con cá nhỏ nếu chúng đã chết còn lớp đất ở dưới không cần thay, khoảng 1 tháng mới cần thay đất 1 lần.
Cho ba ba con ăn
Ba ba là giống ăn được rất nhiều thức ăn nhưng chúng cần phải ăn thịt, có thể cho ba ba ăn các con động vật như cá nhỏ, tôm nhỏ, giun đất,… nhưng với ba ba nuôi cảnh thì có thể cho ba ba con ăn các viêm cám công nghiệp chuyên dụng nhưng loại cám này không phải con ba ba nào cũng ăn được nên nếu bạn thử cho ba ba con ăn mà chúng không ăn thì dừng lại và chuyển sang cho ăn thịt nhé. Nên xay nhỏ thịt cá, tôm ra thành bột cho ba ba ăn hơn là để nguyên cả con to vì tuy ba ba có hàm rất chắc khỏe nhưng chúng ta đang nuôi ba ba con nên giai đoạn này cơ hàm vẫn chưa phát triển hết.
Có thể chia ra 3 giai đoạn cho ba ba ăn, khi ba ba mới nở đến khi chúng được 15 ngày tuổi có thể cho ba ba ăn lòng đỏ trứng gà, giun, cá, tôm, tép nhỏ được xay hoặc cắt nhỏ, cho ba ba ăn 4 lần 1 ngày vào sáng, trưa, chiều , tối.
Khi ba ba được 15 ngày tuổi đến 6 tháng cho ba ba ăn 3 lần 1 ngày vào sáng, đầu giờ chiều và tối
Mỗi ngày cho ba ba con ăn lượng thức ăn bằng khoảng 5 đến 8% trọng lượng của ba ba.
Các bệnh của ba ba con
Ba ba con thường dễ chết khi thời tiết chuyển sang nóng hoặc lạnh đột ngột như các khúc giao mùa từ nóng sang lạnh và từ lạnh rét sang ấm nóng như thời tiết miền bắc nên cần phải xem dự báo thời tiết để chuẩn bị trước các thiết bị làm ấm cũng như làm mát nước trong môi trường nuôi ba ba. Có thể mua các thiết bị này ở cửa hàng bán đồ nuôi cá cảnh hoặc trên mạng.
Ba ba con nếu bị nóng hoặc lạnh quá sẽ bỏ ăn, phát triển chậm và dễ chết nên cần phải cho chúng ra phơi nắng ít nhất khoảng 3 ngày 1 lần, có thể bê cả bể ra chỗ có ánh nắng mặt trời rồi lại bê vào hoặc đặt bể ở nơi có ánh nắng mặt trời sau đó dùng rèm che lại như cửa sổ chẳng hạn.
Ba ba con còn bị các bệnh sưng cổ hay ký sinh trùng do môi trường nước bị bẩn nên nếu thấy các dấu hiệu như sưng cổ, chán ăn hay nước bẩn thì phải thay ngay và cho thêm một ít kháng sinh vào thức ăn của ba ba. Vì nuôi trong bể kính nên ba ba con sẽ khó bị các bệnh như thế này hơn là nuôi trong môi trường ao tự nhiên, tuy nhiên nếu nước quá sạch và không cho đất hay quá ít đất vào bể nuôi thì ba ba sẽ không sống được đâu nhé.
Lời kết
Vậy là chúng ta đã vừa tìm hiểu về cách nuôi ba ba con trong bể kính, có thể thấy so với nuôi trong ao đất tự nhiên thì nuôi trong bể kính dễ hơn nhiều nhưng cũng phải đảm bảo chăm sóc cẩn thận, đầy đủ và đặc biệt là chú ý đến nhiệt độ và lượng đất trong bể các bạn nhé, chúc các bạn thành công và có một bể nuôi ba ba cảnh thật đẹp mắt.
Xem thêm:
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Thu Thủy
Chuyên gia
Xin chào, tôi là Thu Thủy, một chuyên gia về vật nuôi và cây trồng với hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Hiện tại, tôi đã 32 tuổi và đang sống tại Việt Nam. Tôi đam mê về việc nuôi và trồng các loại cây, động vật, và thường xuyên tìm hiểu về những kiến thức mới nhất liên quan đến lĩnh vực này. Tôi thích viết về những kinh nghiệm và chia sẻ kiến thức của mình với mọi người. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý vườn tược, nuôi động vật và trồng các loại cây trồng khác nhau. Tôi cũng có kiến thức về các loại thuốc thú y, phân bón và các kỹ thuật nuôi trồng hiện đại. Với niềm đam mê của mình, tôi hy vọng có thể giúp đỡ mọi người tìm thấy những thông tin hữu ích và hướng dẫn về cách trồng cây, nuôi động vật và quản lý vườn tược tốt hơn.