Dương xỉ là một loài cây mọc rất phổ biến ở trong tự nhiên. Đây cũng là một loài cây vô cùng dễn sống, chỉ cần một bờ tường hay một tảng đá lớn cùng ít đất là cây đã có thể sống được. Chính vì thế, gần đây, cây dương xỉ đang dần trở nên phổ biến khi nhiều người đang có xu hướng tự trồng loài cây này tại nhà. Những chậu cây dương xỉ rất thích hợp để trang trí, tạo nên một vibe cổ kính, mang sắc thái của những năm của thế kỷ trước. Một điều khá thú vị khác là bạn có thể trồng cây dương xỉ trong nước. Nếu bạn tò mò, không biết cách trồng cây dương xỉ trong nước như thế nào thì tuyệt đối không thể bỏ qua bài viết sau đây của chúng tôi!.
Hướng dẫn cách trồng cây dương xỉ trong nước
Đặc điểm
Cây dương xỉ có tên khoa học là Polypodiopsida. Đây là một loài thực vật có nguồn gốc từ khu vực rừng nhiệt đới châu Á, còn được biết đến với những tên gọi khác như rau dớn, thái quyết, cẩu tích,…
Dương xỉ là loài cây thân thảo, mềm mại, sống lâu năm, có nhiều lá kép nhỏ màu xanh bao xung quanh. Thân cây có chiều cao trung bình khoảng 25 – 50cm.
Lá đa dạng về kiểu dáng, mọc lại thành từng cụm có hình dáng giống như chiếc lược. Chiều dài của lá khoảng 30 – 35cm. Lá trưởng thành sẽ có các đốm nâu, được gọi là bào tử. Hạt bào tử sẽ phát tán đi khắp nơi theo gió hoặc nước và phát triển thành cây dương xỉ mới.
Các loại cây dương xỉ thủy sinh hiện nay có thể kể đến như:
- Dương xỉ java
- Dương xỉ sừng hươu
- Dương xỉ trident
- Dương xỉ lá kim
- Dương xỉ lá hẹp
- Dương xỉ châu phi
- Dương xỉ châu phi mini
- Dương xỉ lá ổi
- Dương xỉ philip
- Dương xỉ lá nho
- Dương xỉ thor
- Dương xỉ mỹ nhân
- Dương xỉ bàn tay
Công dụng
Cây dương xỉ có sức sống vô cùng mãnh liệt, mọc xum xuê, màu xanh mướt nên thường rất căng tràn sức sống, mang lại tinh thần tích cực cho con người. Cây dương xỉ có thể sinh trưởng tốt trong môi trường khắc nghiệt nhất, giống như ý chí của con người Việt Nam, không chịu khuất phục trước nghịch cảnh mà vẫn luôn mạnh mẽ vươn lên.
Một trong những công dụng phổ biến của cây dương xỉ đó chính là làm cây trang trí cho những không gian như văn phòng làm việc, phòng khách, quán cafe, nhà hàng,… Ngoài ra, theo nghiên cứu, cây dương xỉ có khả năng hấp thụ lượng asen và aldehyde formic – những chất gây hại cho sức khỏe con người, giúp môi trường sống của con người được trong sạch hơn. Dương xỉ còn giúp giảm bức xạ máy tính, điện thoại, bảo vệ sức khỏe cho những người làm việc văn phòng.
Chuẩn bị
Cây giống
Bạn nên chọn những giống dương xỉ có thể sống thuỷ sinh như dương xỉ châu Phi, dương xỉ lá kim, dương xỉ lá thường hay dương xỉ sừng hươu. Cây giống cần đảm bảo rằng khỏe mạnh, hình dáng đẹp, mua ở những cửa hàng cây cảnh uy tín.
Chậu thủy tinh
Để trồng dương xỉ thủy sinh, bạn nên chọn những chậu thủy tinh trong suốt. Kiểu dáng của chậu tùy theo mong muốn và sở thích của bạn. Chuẩn bị thêm một ít đá sỏi cũng có thể giúp chậu cây thêm sinh động hơn.
Nước sạch
Trồng cây thủy sinh thì tất nhiên không thể thiếu nước được rồi. Thay vì phải chuẩn bị đất trồng dinh dưỡng, bạn cần chuẩn bị nước sạch. Nên sử dụng nước tự nhiên, nếu phải sử dụng nước máy thì bạn cần để bay hết khí clo đã.
Kỹ thuật trồng cây dương xỉ trong nước
Kỹ thuật trồng cây dương xỉ trong nước cũng khá đơn giản, cũng không có gì quá phức tạp. Vấn đề khó khăn nhất ở đây là cố định cây trong chậu nước.
Trước hết, bạn cần cho chậu cây dương xỉ vào trong chậu thủy tinh đã chuẩn bị. Đặt một ít đá sỏi ở rễ để cố định cây, ngoài ra bạn cũng có thể cố định bằng dây mềm, sau khoảng 3 tháng cây bén rễ thì tháo dây ra.
Sau khi đã cố định cây thì cho nước sạch vào. Không nên cho quá nhiều nước, chỉ cần cho với lượng cân đối.
Chăm sóc
Ánh sáng & nhiệt độ
Mặc dù là loài thực vật ưa sáng nhưng cây dương xỉ lại không chịu được ánh nắng trực tiếp quá lâu. Chính vì thế, bạn nên chọn những nơi có ánh sáng yếu (như cửa sổ,…) để đặt chậu cây dương xỉ. Nếu trồng ngoài trời, cần có biện pháp che chắn thích hợp cho cây vào những ngày nắng gắt.
Dương xỉ ưa ẩm ướt, khí hậu mát mẻ, không chịu được khô hạn. Mức nhiệt độ thích hợp nhất để dương xỉ sinh trưởng và phát triển là khoảng 15 – 35 độ C.
Chế độ nước
Bạn cần đảm bảo rằng cây dương xỉ được cung cấp nước sạch mỗi ngày. Chú ý thay nước sạch thường xuyên (độ pH khoảng 6.5 – 7.5), khoảng 1 tuần/lần. Ngoài ra, lượng nước cho vào cũng cần hợp lý, không cho quá nhiều làm ngập cả cây trong nước.
Chế độ dinh dưỡng
Cây dương xỉ thủy sinh cần được bổ sung dinh dưỡng thường xuyên. Bạn có thể sử dụng phân thủy sinh chuyên dụng hoặc phân bón cho cây cảnh thông thường.
Cắt tỉa
Cây dương xỉ phát triển rất nhanh, mọc xum xuê và um tùm. Bạn nên cắt tỉa thường xuyên các lá bị úa vàng, cành lá bị khô để giúp cây thông thoáng hơn, hạn chế sâu bệnh phát triển.
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách trồng rong la hán
- Cách giảm độ pH bể cá một cách an toàn
- Hướng dẫn cách nuôi cá neon vua
Câu hỏi thường gặp
Khác với việc trồng bằng đất, trồng cây dương xỉ trong nước sẽ giúp bạn dễ kiểm soát tốt lượng nước và chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. Ngoài ra, việc này còn tạo ra không gian trang trí thú vị, giúp cây phát triển bộ rễ không khí mạnh mẽ hơn.
Việc tiếp xúc trực tiếp với cây dương xỉ sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu ăn dương xỉ thì những chất độc hại có trong cây dương xỉ sẽ khiến cơ thể bị trúng độc và có khả năng dẫn đến ung thư.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Phương Linh
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào, mọi người!. Tôi là Phương Linh, một bác sĩ thú y và chuyên gia nghiên cứu về động vật. Hiện tại, tôi 29 tuổi và đam mê công việc của mình từ khi còn rất trẻ. Tôi đã tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ thú y và sau đó tiếp tục học tập và nghiên cứu về các loài động vật khác nhau, đặc biệt là thú cưng. Ngoài công việc của mình, tôi cũng rất đam mê viết sách về động vật và thú cưng. Tôi hy vọng qua việc viết sách, tôi có thể chia sẻ với mọi người những kiến thức và kinh nghiệm của mình để giúp các bạn hiểu rõ hơn về thế giới động vật và giúp cho chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn bên cạnh những người bạn bốn chân của chúng ta. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về động vật hay thú cưng, hãy liên hệ với tôi. Tôi luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với mọi người. Cảm ơn bạn đã đọc giới thiệu về tôi!