Hiện nay, cây vảy ốc là một trong những loài cây thủy sinh được nhiều người yêu thích và lựa chọn để trồng trong bể cá. Vậy nên, nhiều người sẽ thắc mắc rằng, cây vảy ốc thủy sinh mọc ở đâu mà lại thu hút sự quan tâm của nhiều người như vậy? Cách trồng và chăm sóc cây vảy ốc thủy sinh như thế nào? Liệu có khó hay không? Bài viết dưới đây dành cho những ai quan tâm và đang tìm hiểu để trồng loại cây này. Cùng tìm hiểu nhé!
Cây vảy ốc thủy sinh mọc ở đâu? Cách trồng & chăm sóc như thế nào
Cây vảy ốc thủy sinh mọc ở đâu? là cây gì?
Cây vảy ốc thủy sinh có tên khoa học là Rotala Rotundifolia. Đây là một loại thực vật có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á. Loài cây này thường mọc tự nhiên ở các sông suối, ao hồ với nhiệt độ nước khoảng 22 - 28 độ C.
Cây vảy ốc thủy sinh mang ý nghĩa về sự đoàn kết, sự sống bền bỉ và đem đến sự thịnh vượng cho người trồng. Điều này là do cây có đặc tính bám chặt, mọc theo cụm và phát triển vô cùng nhanh chóng.
Cây vảy ốc cũng thuộc danh sách những loại cây thủy sinh không cần CO2 vẫn có thể sinh trưởng. Tuy nhiên, nếu môi trường có một lượng CO2 vừa đủ và ánh sáng vừa phải, cây sẽ phát triển tốt hơn nữa.
Cây vảy ốc thủy sinh nổi tiếng với vẻ đẹp độc đáo, được chia thành 3 loại chính dựa theo màu sắc, đó là: cây vảy ốc đỏ, cây vảy ốc xanh và cây vảy ốc vàng. Đây cũng là loài cây thông dụng trong giới thuỷ sinh.
Cách trồng cây vảy ốc thủy sinh
Cây vảy ốc cũng thuộc những loại cây thủy sinh vô cùng dễ trồng và chăm sóc. Cách trồng cây vảy ốc được tiến hành như sau:
Trước hết, bạn cần đến các cơ sở bán cây thủy sinh để mua cây vảy ốc giống. Lựa chọn những cây giống đã có lá. Hoặc bạn cũng có thể tách những có lá trên cây mẹ để nhân giống.
Sau đó, bạn đem những nhành cây giống vùi vào trong phân nền. Khoảng vài ngày sau, nhành cây sẽ bắt đầu ra rễ và phát triển thành cây mới. Cách làm này sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian và có thể nhân giống được rất nhiều.
Nếu hình dáng cây vảy ốc thủy sinh phát triển không tốt, bạn có thể cắt bỏ phần thân, chừa lại khoảng 1-2 cm. Sau đó, cây sẽ ra nhánh mới và phát triển theo cách khác. Để cây có thêm không gian phát triển, khi nhân giống cây, bạn cần chú ý khoảng cách giữa các cây ít nhất là khoảng vài cm.
Nếu bạn thích chồi phát triển nhanh thì cách hiệu quả nhất là trồng theo từng bụi và cắt bỏ cây nhiều lần để được bụi tốt nhất. Bên cạnh đó, nếu sau một vài tháng, cây phát triển không tốt mặc dù đã cắt tỉa gọn gàng thì bạn có thể nhổ bỏ đi và tiến hành trồng cây mới. Cây vảy ốc phát triển nhanh chóng nên chắc chắn bạn sẽ có một bụi cây mới thật đẹp.
Chăm sóc cây vảy ốc thủy sinh như thế nào?
Việc chăm sóc và nuôi dưỡng cây vảy ốc thủy sinh cũng không có gì quá khó, được đánh giá là tương đối đơn giản và không mất nhiều thời gian.
Trước hết, cây vảy ốc thủy sinh phát triển phụ thuộc khá lớn vào điều kiện ánh sáng. Tuỳ thuộc từng loại cây khác nhau bạn có thể đặt trong một môi trường ánh sáng phù hợp. Chú ý không để cây bị ánh sáng quá gắt, bị thừa hoặc thiếu ánh sáng.
Bên cạnh đó, bạn cần đảm bảo rằng, nhiệt độ ở trong bể luôn ở mức ổn định. Mức nhiệt độ thích hợp nhất để cây vảy ốc sinh trưởng và phát triển tốt là khoảng 22 - 28 độ C.
Chú ý cung cấp một lượng khí CO2 vừa phải để đảm bảo quá trình quang hợp của cây, giúp cây có màu sắc đẹp hơn.
Về chế độ nước, bạn cần đảm bảo rằng nước trong bể thuỷ sinh phải sạch, không chứa chất cặn bẩn và phải kiểm soát lượng Nitrat, Amoniac,... nhằm không làm tác động tiêu cực đến cây. Lượng Nitrat cần thấp dưới 5ppm. Chú ý thay nước thường xuyên cho cây, không để cây sống trong môi trường nước bẩn hoặc có mùi bất thường. Bạn cũng có thể sử dụng một số loại phân nước để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
Nếu nhận thấy cây có tốc độ phát triển nhanh thì bạn cũng cần chú ý cắt tỉa để giúp cây thông thoáng hơn, hạn chế rêu và tảo hại phát triển.
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều cơ sở bán cây vảy ốc thủy sinh với giá cả vô cùng đa dạng. Tuy nhiên, nhìn chung, một chùm cây vảy ốc sẽ có giá dao động khoảng 10.000 – 30.000 đồng. Giá bán có thể thay đổi, còn phụ thuộc vào kích thước và chất lượng của cây.
Thông thường, nếu bị thiếu ánh sáng, cây vảy ốc thủy sinh có thể bị vàng lá. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể đưa cây ra ngoài ánh sáng tự nhiên hoặc sử dụng đèn sưởi màu sáng vàng. Điều này sẽ giúp cây tiếp xúc được với nguồn ánh sáng giống với ánh sáng mặt trời nhiều nhất. Khi đó, cây sẽ xảy ra hiện tượng quang hợp và lá sẽ có màu xanh trở lại.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Thu Trang
Chuyên gia
Xin chào, mọi người! Tôi là Thu Trang, một chuyên gia về thú cưng nhiều kinh nghiệm với hơn 5 năm làm việc trong ngành này. Ngoài ra, tôi còn có sở thích với trồng cây, đặc biệt là các loài cây hoa. Tôi luôn cảm thấy thư giãn và hạnh phúc khi được ngắm nhìn những bông hoa tươi tắn nở rộ trên cành cây mỗi ngày. Nếu bạn gặp tôi, chắc chắn sẽ nhận thấy tôi là một người hài hước và vui vẻ. Tôi tin rằng cuộc sống sẽ trở nên đáng sống hơn nếu chúng ta luôn giữ cho mình niềm vui và tính cách tích cực. Đó là một chút về tôi và tôi rất mong muốn được làm quen với mọi người. Cảm ơn vì đã dành thời gian để đọc những điều tôi chia sẻ.