Bể cá thủy sinh không còn xa lạ với nhiều người trong cuộc sống hiện nay. Trong đó, các loại thủy sinh là một phần không thể thiếu trong các bể cá này. Ngoài tác dụng dùng để trang trí, các loại cây thủy sinh còn có nhiều vai trò khác. Vậy ở ngoài tự nhiên, liệu rằng có dễ tìm kiếm các loại cây thủy sinh hay không? Sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các loại cây thủy sinh dễ tìm ngoài tự nhiên mà có thể sẽ bạn chưa biết.
Các loại cây thủy sinh dễ tìm ngoài tự nhiên
Cây thủy sinh là gì?
Cái tên thủy sinh chắc hẳn cũng đã giúp bạn đoán ra phần nào đặc điểm của loại cây này rồi. Cây thủy sinh là những loại cây có khả năng sống trong môi trường nước, có thể sống trong môi trường nước ngọt, nước mặn hay nước lợ đều được. Chúng cũng có thể sống hoàn toàn ở dưới nước, sống một phần trong nước hoặc sống trong môi trường ẩm ướt.
Cây thủy sinh cũng đóng một vai trò quan trong trong các bể cá. Trước hết, cây thủy sinh có tác dụng trang trí, giúp cho bể cá trở nên sinh động và tự nhiên hơn.
Bên cạnh đó, cây thủy sinh cũng có vai trò như một máy lọc, giúp cải thiện môi trường nước trong bể bằng cách hấp thụ khí CO2 và các sản phẩm chất thải của các loại sinh vật trong bể. Đồng thời, cây thủy sinh cũng cung cấp oxy thông qua quá trình quang hợp.
Ngoài ra, cây thủy sinh còn tạo nên cho cuộc sống rực rỡ màu sắc, giúp con người giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi, thư giãn đầu óc và có môi trường thanh lọc không khí trong lành.
Các loại cây thủy sinh dễ tìm ngoài tự nhiên
Hoa súng
Thông thường, hoa súng xuất hiện rất nhiều ở những khu vực như ao hồ, sông suối. Cây hoa súng có đặc điểm là cánh hoa nhọn, xếp thành nhiều tầng với nhiều màu sắc như trắng, tím hoặc hồng. Lá của hoa súng có nhiều kích thước khác nhau, có đường kính lên đến 1,5m. Lá nổi trên mặt nước và có thể chịu được sức nặng của một người có cân nặng khoảng 45kg. Loài thực vật này rất dễ tìm ở ngoài tự nhiên, đặc biệt là ở các vùng quê.
Bèo lục bình
Bèo lục bình hay còn gọi là bèo Tây. Đây cũng là một loại cây thủy sinh rất dễ tìm ngoài tự nhiên. Nó thường xuất hiện ở những nơi như ao hồ, sông suối hay kênh rạch. Ở nước ta, bèo lục bình xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Loài cây này sinh trưởng rất nhanh, thường nổi lên mặt nước với đặc điểm nổi bật là toàn thân có màu xanh lá, hoa có màu tím rực rỡ. Tuy nhiên, bèo lục bình có kích thước khá lớn, có thể làm che khuất ánh sáng cũng như khoảng trống để sinh vật dưới nước có thể ngoi lên thở.
Cây thuỷ diệp lan
Cây thủy diệp lan có lá rất nhỏ, thân ngắn và mảnh. Đây là một loại cây thủy sinh rất dễ tìm kiếm ở những khu vực sông suối có mực nước tầm 10cm và cũng là loài cây phổ biến nhất ở các đồng ruộng và bờ sông.
Cây vẩy ốc
Cây vẩy ốc cũng nằm danh sách những loại cây thủy sinh dễ tìm ngoài tự nhiên. Cây vẩy ốc thường sống ở những nơi có nhiều ánh sáng, được chiếu sáng ít nhất 6 giờ/ngày. Cây vẩy ốc cũng vô cùng dễ trồng, có thể chịu được nắng gắt hay lũ lụt nên vô cùng thích hợp cho những người mới bắt đầu trồng cây thủy sinh.
Rong lá liễu
Rong lá liễu có đặc điểm nổi bật là phần thân mọc thành từng chùm. Loài cây này thường mọc ở những khu vực có nhiệt độ cao.
Rong xương cá
Rong xương có có hình dạng khá giống với khung của xương cá, lá cây có dáng nhọn và mọc đối xứng quan thân. Loài cây này thường mọc ở những khu vực như sông, suối, ao, hồ và được sử dụng rộng rãi trong các bể cá thủy sinh hiện nay.
Rong đuôi chó
Rong đuôi chó thường sinh trưởng ở môi trường nước có nhiệt độ khoảng 10 - 20 độ C. Loài thực vật này cũng được nhiều người yêu thích bởi nó có thể giúp bể cá trở nên sống động hơn.
Rong đuôi chồn
Rong đuôi chồn có hình dáng giống với đuôi của con chồn, nó chuyển động rất thú vị khi ở dưới nước. Đây cũng là một loại cây thủy sinh dễ trồng và chăm sóc. Cây sinh trưởng tốt và không yêu cầu cao về chế độ dinh dưỡng.
Rong la hán
Rong la hán thường xuất hiện ở các kênh mương và hồ tự nhiên. Đây là một loại rong vô cùng đẹp mắt, có khả năng hấp thụ CO2, tạo ra oxy và xử lý các chất thải của cá.
Cây rêu bèo
Cây rêu bèo thường xuất hiện ở các con mương, kênh rạch, đầm phá, sông suối,... Thông thường, cây rêu bèo sẽ mọc thành từng cụm nhỏ, cây sinh trưởng mạnh trong môi trường nhiều chất dinh dưỡng. Cây rêu bèo cũng được coi là máy lọc nước tự nhiên, cung cấp oxy và là lớp màng bảo vệ các loài cá nhỏ.
Câu hỏi thường gặp
Cây thủy sinh có thể chậm phát triển do rễ cây chưa thích nghi với môi trường mới, có thể làm lá bị vàng hoặc mục. Bên cạnh đó cũng có thể là do cây chưa quen với môi trường nước mới hoặc cây không được cung cấp đầy đủ ánh sáng và khí CO2.
Trong quá trình chăm sóc, bạn nên thường xuyên thay nước cho cây khoảng 1 – 2 tuần/lần. Tuy nhiên, bạn nên thay nước ngay nếu phát hiện nước bị vẩn đục hay có mùi bất thường.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Nguyễn Mai
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào, tôi là Nguyễn Mai, một bác sĩ thú y và chuyên gia chăm sóc động vật với hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tôi đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành thú y và tiếp tục theo đuổi các khóa đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao kỹ năng và kiến thức của mình. Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi đã tham gia nhiều dự án và chương trình chăm sóc động vật khác nhau, từ trại nuôi đến bệnh viện thú y. Tôi cũng đã có cơ hội làm việc với nhiều loài động vật khác nhau, từ động vật nhỏ như chim và thỏ đến động vật lớn như trâu, bò và ngựa. Điều tôi yêu thích nhất khi làm việc với động vật là cảm giác được giúp đỡ và chăm sóc cho chúng, giúp chúng cảm thấy thoải mái và khỏe mạnh hơn. Tôi luôn cố gắng hết sức mình để đảm bảo rằng mọi con vật đều được chăm sóc tốt nhất có thể. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê viết lách và chia sẻ kiến thức về chăm sóc động vật. Tôi tin rằng việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình sẽ giúp ích cho nhiều người yêu động vật và giúp cải thiện cuộc sống của chúng. Tôi mong muốn được tiếp tục trau dồi kiến thức và kinh nghiệm của mình, đồng thời đóng góp tích cực vào việc phát triển lĩnh vực chăm sóc động vật tại Việt Nam.