Cây thủy sinh chắc hẳn không còn quá xa lạ với bạn phải không nào? Nếu như bạn đang tập chơi cây thủy sinh, đang muốn tìm một loài thực vật có màu đỏ mà lại không yêu cầu quá cao về việc chăm sóc thì bạn có thể xem xét cây bèo nhật rễ đỏ. Đây là một trong những loại bèo thủy sinh phổ biến, là sự lựa chọn vô cùng phù hợp cho bạn. Vậy bạn có muốn tìm hiểu kỹ hơn, cây bèo nhật rễ đỏ là gì? Trồng và chăm sóc có khó không? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi!
Cây bèo nhật rễ đỏ là gì? Trồng & chăm sóc có khó không?
Cây bèo nhật rễ đỏ là gì?
Cây bèo nhật rễ đỏ có tên khoa học là Phyllanthus fluitans. Đây là một loài thực vật thủy sinh sống trôi nổi.
Lá có kích thước khoảng 2 - 3cm, có phần gân nổi rõ và lá có màu xanh nhạt với ánh tím hoặc đỏ. Phần mặt lá dưới và rễ sẽ có màu đỏ đậm hơn nhiều. Bèo nhật rễ đỏ cũng có hoa nhỏ màu trắng. Tuy nhiên, cây chỉ ra hoa nếu được sống trong môi trường phù hợp.
Bèo nhật rễ đỏ có tốc độ sinh trưởng nhanh chóng, có thể dễ dàng mọc lan khắp bề mặt bể nếu được sống trong môi trường lý tưởng.
Người ta thường trồng bèo nhật rễ đỏ để che sáng cho bể. Ngoài ra, chúng có thể nhận ánh sáng và lấy dinh dưỡng dư thừa để giúp bể tránh bị các vấn đề về rêu hại.
Bên cạnh đó, bèo nhật rễ đỏ còn tạo bóng râm, tạo chỗ cư trú cho các loài sinh vật sống trong bể.
Ngoài ra, đây cũng là loài thực vật thích hợp nhất cho những bể cá nhiều cây màu xanh để tạo điểm nhấn.
Cách trồng cây bèo nhật rễ đỏ
Bèo nhật rễ đỏ thuộc loại những cây dễ trồng nhất khi mà bạn có thể trồng nó chỉ bằng cách thả cây con lên mặt nước mà không cần đất nền. Cây tự nhân giống bằng cách phân nhánh các chồi bên. Cây giống cũng vô cùng dễ kiếm khi bạn chỉ cần tách nhánh từ những cây mẹ có sẵn hoặc là mua ở các cửa hàng cây giống thủy sinh.
Sau khi mua về, bạn chỉ cần thả vào trong bể. Đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và dòng nước chảy nhẹ nhàng bởi chúng không phát triển tốt ở những vùng nước có nhiều chuyển động. Đồng thời, bạn cần chú ý quan sát sự sinh trưởng của cây con để đảm bảo rằng chúng phát triển khỏe mạnh, sinh sôi nhanh chóng để hình thành cây mới.
Chăm sóc cây bèo nhật rễ đỏ có khó không?
Không chỉ dễ trồng mà bèo nhật rễ đỏ cũng vô cùng dễ chăm sóc. Nếu đã quen với môi trường mới thì bèo nhật rễ đỏ sẽ phát triển rất nhanh, mọc thêm nhiều nhánh và cây con. Bạn có thể ngắt nhánh kèm theo những cây bèo nhỏ và đưa sang bể khác để nhân giống.
Về điều kiện ánh sáng, bèo nhật rễ đỏ có thể sống tốt ở điều kiện ánh sáng yếu, tầm khoảng 6 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Không để cây bị thiếu ánh sáng. Nếu không, lá cây sẽ chỉ có màu xanh với một tí tẹo ánh đỏ ở quanh rìa.
Về nhiệt độ, bạn cần đảm bảo rằng, nhiệt độ trong bể luôn ở mức ổn định. Mức nhiệt độ để cây bèo nhật rễ đỏ có thể sinh trưởng và phát triển tốt là khoảng 23 - 28 độ C.
Về chất lượng nước, bèo nhật rễ đỏ gần như mọi độ pH ở trong bể cá. Tuy nhiên, chúng vẫn thích nhất khi độ pH dao động quanh ngưỡng trung tính, vào khoảng 6.5 - 7.5.
Bên cạnh đó, bèo nhật rễ đỏ ưa thích nước giàu dinh dưỡng. Khi bể bị cạn dưỡng, tốc độ phát triển của bèo nhật rễ đỏ cũng có thể chậm lại. Thông thường thì phân cá cùng với các loại chất thải sinh học khác trong bể cũng đủ để nuôi bèo. Tuy nhiên, trong trường hợp nước bể của bạn quá sạch, nuôi quá ít các loài cá thì bạn có thể bổ sung thêm các loại phân nước thủy sinh cho cây. Phân nước giàu sắt cũng sẽ giúp cho cây lên được màu đỏ đậm hơn.
Vì tốc độ phát triển nhanh nên bạn cũng cần chú ý cắt tỉa thường xuyên để cây và bể cá được thông thoáng hơn, đảm bảo tính thẩm mỹ.
Câu hỏi thường gặp
Cây bèo nhật rễ đỏ sẽ lên màu đỏ đẹp hơn nếu được cung cấp đầy đủ ánh sáng hoặc khi nồng độ nitrate ở trong bể thấp. Bạn có thể giảm nồng độ nitrate bằng cách thay nước thường xuyên hoặc trồng nhiều cây thủy sinh. Nitrate là một chất sản sinh ra nhờ quá trình vi sinh tiêu thụ ammonia có hại. Khi đó cây thủy sinh hoặc rêu hại có thể lấy được nitơ từ nitrate để phát triển.
Bèo nhật rễ đỏ có thể gặp một số vấn đề sau:
Cây bị rữa lá, cây bị thối (chuyển sang màu nâu), cây bèo nhật bị vàng lá.
Mật độ cây quá dày do tốc độ phát triển của bèo nhật rễ đỏ quá nhanh. Trong điều kiện thích hợp và chúng có thể bao phủ toàn bộ bề mặt trong thời gian ngắn.
Xuất hiện những lỗ nhỏ trên lá do thiếu kali.
Để phòng trừ những vấn đề sâu bệnh hại, bạn cần chú ý theo dõi thường xuyên để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Bùi Nam
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào mọi người, tôi là Bùi Nam, 36 tuổi và là một bác sĩ thú y, chuyên gia chăm sóc thú cưng. Tôi đam mê yêu thương và chăm sóc cho các loài động vật khác nhau, từ nhỏ đến lớn. Tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y tế thú y và tôi rất vui khi được giúp đỡ chủ nuôi và các thú cưng của họ. Tôi đã học tập và làm việc tại các trung tâm y tế thú y hàng đầu và luôn cố gắng cập nhật kiến thức mới nhất để có thể cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình. Tôi tin rằng việc chăm sóc sức khỏe và hạnh phúc cho thú cưng của bạn là rất quan trọng và tôi cam kết sẽ làm tốt công việc của mình. Ngoài ra, tôi cũng là một người yêu thích động vật và thường xuyên tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và động vật. Tôi tin rằng việc chăm sóc động vật cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Đó là một số thông tin về tôi và công việc của tôi. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với tôi. Cảm ơn đã lắng nghe!