Các loại cây thủy sinh đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong tự nhiên. Thế giới của những loại thực vật này cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Có những cây không cần đất nền, chỉ cần thả vào nước vẫn có thể sống được. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức chăm sóc. Qua bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các loại cây thủy sinh không cần đất nền mà bạn nên biết nhé!
Những cây thủy sinh không cần đất nền được trồng nhiều
Những cây thủy sinh không cần đất nền
Các loại rêu
Các loại rêu thuộc nhóm thực vật không có hạt, không có hoa và cũng không có rễ. Các loại rêu sống thủy sinh, không cần đất nền và có khả năng hấp thụ các chất thải từ các sinh vật sống trong nước.
Rêu rất dễ sống, có thể sống trong điều kiện ánh sáng yếu và không cần CO2. Một số loại rêu mà bạn có thể tham khảo như rêu java, rêu minifiss, rêu minitaiwan,...
Rong đuôi chó
Cây rong đuôi chó cũng không cần đất nền mà sống lơ lửng trên mặt nước. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy loài rong này ở sông, suối, ao hồ hay ruộng nước. Rong đuôi chó cũng có khả năng phát triển cực nhanh, chịu được nóng và lạnh vô cùng tốt. Tốc độ phát triển của rong đuôi chó cũng phụ thuộc nhiều vào cường độ ánh sáng.
Tiểu bảo tháp
Tiểu bảo tháp có các lá mọc thành những cụm tròn xung quanh thân, trông khá giống rong đuôi chồn. Tuy nhiên, về phần ngọn, lá sẽ chia thành 3 nhánh thay vì 2 nhánh như rong đuôi chồn, làm cho tán lá của tiểu bảo tháp nhìn rộng và phồng hơn.
Mặc dù không cần đất nền, tuy nhiên nếu trồng tiểu bảo tháp xuống đất nền thì nó sẽ mọc tán rộng và to hơn.
Cây ráy nana
Cây ráy nana có nguồn gốc từ châu Phi. Đây cũng là một loại cây thủy sinh không cần đất nền, có sức sống vô cùng mạnh mẽ và có thể sống trong môi trường ánh sáng yếu. Dù không cần đến đất nền nhưng để ráy nana có thể phát triển tốt, bạn nên bón phân định kỳ bằng các loại phân nước, dễ hòa tan trong nước để cây có thể hấp thụ.
Cây bèo Nhật
Cây bèo Nhật sống trên mặt nước với tốc độ sinh trưởng nhanh lại dễ dàng chăm sóc mà không cần tới đất nền. Nếu điều kiện môi trường sống thuận lợi, cây bèo nhật có thể sinh sản kín bề mặt nước của bể.
Rễ của bèo Nhật có thể dài tới hơn 20cm, có thể mọc dài xuống dưới đất nền và hút các chất dinh dưỡng từ đó. Ngoài ra, bèo Nhật cũng ưa ánh sáng và phát triển tốt trong môi trường nước chảy chậm.
Cây tảo cầu
Cây tảo cầu có thân nhỏ như những sợi tóc đan vào nhau. Loài cây này thường sống dưới đáy hồ, tạo thành những cuộn khối hình tròn nhỏ màu xanh, trông vô cùng đẹp mắt. Đây là một loại cây thủy sinh dễ trồng và chăm sóc mà không cần đến đất nền.
Rau má dù
Rau má dù có nguồn gốc từ khu vực Nam Mỹ. Loài cây này có chiều cao thân khoảng 3 - 10cm. Rau má dù có đặc tính là ưa sáng và không cần tới đất nền. Tuy nhiên, nếu trồng loại cây này, ở dưới đáy bể vẫn cần một chút sỏi hoặc đá để rễ cây có thể bám vào.
Cây thủy cúc
Cây thủy cúc là loài cây thủy sinh rất dễ trồng, không có yêu cầu cao về mặt dinh dưỡng và cũng không nhất thiết phải có đất nền. Trong điều kiện môi trường có ánh sáng tốt, nhiều dinh dưỡng và có khí CO2, lá cây sẽ rất xanh và bung xòe, trông vô cùng đẹp mắt.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc những cây thủy sinh không cần đất nền
Các loại cây thủy sinh đều rất dễ sống. Thay vì mua thêm cây giống ở ngoài cửa hàng, bạn có thể ngắt cành từ cây cũ để trồng. Nếu muốn trồng cây thủy sinh trong các bể cá, tôm thì bạn nên chọn những loại cây thủy sinh phù hợp và có tốc độ phát triển chậm.
Khi trồng cây thủy sinh, bạn không nên trồng trực tiếp xuống đáy bể. Thay vào đó, bạn nên trồng ở trên các giá thể như đá hoặc lũa.
Trong quá trình chăm sóc, bạn nên chú ý đến các vấn đề như độ pH, ánh sáng và nhiệt độ để cây có thể phát triển tốt nhất. Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, tránh tình trạng dư thừa.
Đối với chế độ nước, bạn nên tiến hành thay nước thường xuyên, tránh tình trạng nước bị vẩn đục hay có dấu hiệu bất thường. Nguồn nước sử dụng cũng là điều bạn cần chú ý. Nếu sử dụng nước máy, bạn hãy lọc qua bộ lọc nước đầu nguồn để loại bỏ clo dư thừa.
Câu hỏi thường gặp
Giá bán của các loại cây thủy sinh còn tùy thuộc vào chủng loại và kích thước của chúng. Nhìn chung, giá cây thủy sinh trên thị trường tương đối thấp, chỉ khoảng 20.000 đồng là bạn đã có thể sở hữu một cây thủy sinh chất lượng rồi.
Các loại cây thủy sinh có thể bị vàng lá do thiếu ánh sáng hoặc dinh dưỡng. Khi gặp tình trạng này, bạn có thể đặt cây ở những nơi có ánh sáng vừa phải, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây là được.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Bảo Vân
Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Bảo Vân, một chuyên gia chăm sóc thú cưng 32 tuổi. Tôi rất đam mê và yêu thích động vật, và luôn mong muốn học hỏi và chia sẻ những kiến thức về chăm sóc động vật để giúp chúng sống khỏe mạnh. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc thú cưng, từ việc nuôi dạy các loại động vật nhỏ như mèo và chó, đến chăm sóc những loài động vật lớn hơn như chim cánh cụt và khỉ. Tôi hiểu rõ về các bệnh lý thường gặp của thú cưng và có khả năng chẩn đoán và điều trị chúng. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê việc tìm hiểu về các loài động vật khác nhau, về cách sống, cách sinh sản và cách tương tác với môi trường xung quanh. Tôi tin rằng kiến thức về động vật là vô hạn và luôn có thể học hỏi thêm nhiều điều mới. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến chăm sóc thú cưng, hãy đừng ngần ngại liên hệ với tôi. Tôi rất mong muốn được giúp đỡ và chia sẻ kiến thức của mình để giúp các bạn chăm sóc thú cưng tốt hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe giới thiệu của tôi!