Các loại rong rêu nói chung hay các loại thực vật thủy sinh nói riêng được cho là một thành phần vô cùng quan trọng để tạo nên hệ sinh thái cho bể cá thủy sinh. Những loài thực vật này không chỉ có công dụng để trang trí mà còn cung cấp oxy cho các sinh vật trong bể cá. Một trong những loại cây thủy sinh mà bạn có thể quan tâm đến là rêu weeping. Vậy rêu weeping có cần CO2 không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Rêu weeping là gì?có cần CO2 không? cách trồng & chăm sóc
Rêu weeping là gì?
Rêu weeping có tên khoa học là Vesicularia ferriei. Đây là một loài thực vật thủy sinh được nhiều người săn đón để trồng bonsai. Khi phát triển, rêu weeping sẽ bung tán và rũ xuống mặt hồ thủy sinh, trông vô cùng đẹp.
Trên thế giới, rêu weeping phân bố chủ yếu ở phía nam đất nước Nhật Bản hay mọc tự nhiên ở khắp châu Á và châu Âu, chủ yếu ở những khu vực có độ ẩm cao, giá thể trên các tảng đá phủ đầy đất cát, trên các bờ sông hay trên các vùng đất ẩm ướt.
Rêu weeping có một ưu điểm mà nhiều người ưa thích, đó chính là dễ tạo bố cục, làm cho hồ cá thủy sinh thêm phần phong phú và ấn tượng.
Ưu điểm của loại rêu này là dễ tạo bố cục, làm cho hồ thuỷ sinh của bạn thêm phong phú và ấn tượng. Thông thường, người ta thường xếp rêu weeping chồng lên nhau cho nên nhìn những tán lá có sức sống vô cùng mãnh liệt và cũng dễ dàng chăm sóc. Ngoài ra, rêu weeping cũng thường chủ yếu để gắn trên lũa. Tuy nhiên, với mỗi bố cục khác nhau thì rêu weeping cũng sẽ được biến tấu theo một cách khác nhau.
Rêu weeping có cần CO2 không?
Rêu weeping là một loài thực vật phát triển rất nhanh, có sức sống khỏe và có thể sống được trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Thông thường, để rêu weeping có thể phát triển nhanh hơn, ra tán rộng thì bạn cần cung cấp một lượng khí CO2 cần thiết trong bể thủy sinh. Khi đó, rêu weeping sẽ phát triển thành các tán dài và rũ xuống, trông vô cùng đẹp mắt và tạo điểm nhấn cho bể cá thủy sinh.
Ngoài ra, việc cung cấp một lượng khí CO2 cho rêu weeping còn giúp cho loại rêu này có thể gắn trên những thanh lũa dài hay gắn tại những điểm ở trên cao.
Cách trồng & chăm sóc
Cách trồng rêu weeping không có gì khó. Bạn cần chuẩn bị cây giống mua ở các cửa hàng cây giống thủy sinh. Chú ý lựa chọn những cây giống chất lượng nhất. Do rêu weeping có đặc tính rủ xuống nên thông thường, người ta hay trồng trên lũa hay các tảng đá. Loại rêu này cũng không thích hợp để làm rêu trải nền như rêu minifiss. Chính vì vậy, bạn có thể trồng rêu weeping làm tán cho cây bonsai, lũa ghép,... Tan s lá của rêu weeping mọc dày nên có thể trồng xếp lên nhau trông cũng rất đẹp.
Việc chăm sóc rêu weeping cũng khá dễ nhưng để chăm sóc tốt mới thật sự khó, không phải ai cũng biết.
Rêu weeping có thể sống trong mọi điều kiện ánh sáng. Tuy nhiên, rêu weeping sẽ phát triển tốt hơn trong điều kiện ánh sáng thấp đến trung bình. Nếu trồng trong nhà, bạn có thể sử dụng đèn LED thông thường để cung cấp ánh sáng cho rêu. Chú ý nếu ánh sáng quá mạnh có thể khiến cho rêu bị cháy lá. Ngoài ra, rêu weeping cũng ưa ẩm, mát và ghét kim loại nặng.
Rêu weeping cũng khá nhạy cảm với nhiệt độ. Rêu ưa nhiệt độ mát mẻ, ở mức nhiệt độ 23 - 26 độ C, rêu weeping sẽ ra lá non rất nhanh và có màu xanh. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ lên mức 28 - 30 độ C, rêu sẽ bắt sẫm màu dần và có thể chuyển sang màu xám đen.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý theo dõi chế độ nước trong bể thủy sinh thường xuyên để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường. Chú ý thay nước định kỳ, khi thấy nước bẩn, bị vẩn đục hay có mùi bất thường.
Rêu weeping cũng thuộc loại thực vật đơn bào nên bạn cũng không cần quá lo lắng nếu thấy rêu bị chết. Nếu gặp điều kiện thuận lợi thì rêu vẫn sẽ phát triển bình thường trở lại.
Rêu weeping cũng có tốc độ phát triển khá nhanh. Bạn có thể tiến hành cắt tỉa bớt để chúng mọc dày hơn, ngoài ra bạn cũng thể mang những nhánh cây vừa cắt để đem đi trồng.
Câu hỏi thường gặp
Thông thường, bạn nên tiến hành cắt tỉa cho rêu weeping trung bình mỗi tháng một lần. Tuy nhiên, việc cắt tỉa cho rêu cũng cần có sự linh hoạt để đảm bảo rêu thủy sinh và các sinh vật khác trong bể thủy sinh có điều kiện sinh trưởng tốt nhất.
Bạn nên bổ sung phân nước thường xuyên cho rêu weeping. Rêu weeping không giống như những loại cây trồng khác, rêu chủ yếu hút chất dinh dưỡng từ nước nên việc bón các loại phân nước là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, khi sử dụng, bạn cần lưu ý liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Chú ý bón lượng vừa phải, bón quá nhiều dẫn đến dư thừa có thể gây hại cho rêu.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Cát Phượng
Bác sĩ thú y
Xin chào, mình là Cát Phượng, một bác sĩ thú y với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trong suốt sự nghiệp của mình, mình đã có cơ hội làm việc với nhiều loài động vật khác nhau, từ những con chó và mèo đến các động vật hoang dã như hổ, sư tử và voi. Ngoài việc chăm sóc và điều trị cho các loài động vật, mình còn đam mê nghiên cứu và phát triển các phương pháp mới để cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chúng. Mình cũng thường xuyên tham gia các hoạt động như giảng dạy và đào tạo để chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của mình với cộng đồng. Ngoài công việc, mình thích du lịch, đọc sách và tập thể dục để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Mình cũng rất yêu động vật và luôn mong muốn góp phần giúp cho các loài động vật được sống và phát triển tốt hơn.