Rau thơm hay còn gọi là rau gia vị, không phải là một loại rau được sử dụng phổ biến hàng ngày mà là một loại gia vị tạo nên sự hấp dẫn cho các món ăn, cùng với đó là có mùi thơm đặc trưng của từng loại rau thơm. Hiện nay, trước tình trạng rau bị nhiễm bẩn cho thuốc trừ sâu và phân bón hóa học, nhiều người đã tự trồng tại nhà những loại rau thơm để phục vụ nhu cầu của gia đình mình. Bên cạnh đó, rau thơm là loài cây nhỏ, không chiếm quá nhiều diện tích và rất dễ trồng. Việc trồng đúng cách sẽ mang lại cho bạn những lá rau thơm ngon và chất lượng.
Cách trồng rau thơm bằng cành tại nhà cực kỳ đơn giản
Đặc điểm
Hầu hết các loại rau thơm đều là cây thân thảo, khả nhỏ và khả năng sinh trưởng tốt. Mỗi loại rau thơm lại có những mùi thơm đặc trưng. Một số loại rau thơm phổ biến trong đời sống như húng cây, diếp cá, rau răm, bạc hà, rau ngổ, húng quế, tía tô, kinh giới và một số loại rau thơm khác.
Các loại rau thơm hầu hết đều có tinh dầu nhất định nên nó cũng được coi là những vị thuốc quý, dân dã, rất dễ kiếm và có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Rau thơm có thể ăn sống được hay dùng kèm với những món ăn khác (như thịt luộc, nộm, bún,…) để gia tăng hương vị thơm ngon của món ăn. Một số loại rau thơm khác nếu dùng với cá, tôm hay hải sản thì sẽ có tác dụng át đi vị tanh.
⭐⭐⭐⭐⭐ Xem thêm hướng dẫn cách trồng gừng trong thùng xốp có thể trồng trên sân thượng hoặc chung cư đều được.
Chuẩn bị
– Đất trồng rau thơm
Đất trồng rau thơm phải đảm bảo độ tơi xốp, khả năng thoát nước tốt và có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao. Để tăng độ dinh dưỡng cho đất, bạn có thể bổ sung thêm các loại phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế còn để gia tăng khả năng thoát nước cho đất, bạn có thể trộn thêm tro hoặc trấu vào đất.
– Thùng xốp, bao bì xi măng
Một số gia đình sẽ không có quỹ đất tự nhiên để trồng các loại rau thơm nên họ có thể trồng vào các dụng cụ khác như thùng xốp, xô chậu, bao bì xi măng. Đây là những nguyên liệu rất dễ kiếm, lại còn góp phần bảo vệ môi trường. Một số loại rau thơm sẽ mọc thành bụi, cành lá lan ra nhiều nên bạn cần chọn những chậu hay thùng xốp lơn và đặc biệt có đục lỗ ở dưới đáy để có thể thoát nước, tránh tình trạng cây bị ngập úng.
– Cành giâm
Việc chọn cành giâm cũng rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến việc năng suất của rau thơm sau này. Bạn cần chọn cành giâm từ những cây mẹ sinh trưởng và phát triển tốt, không bị sâu bệnh. Bên cạnh đó, bạn cần cắt những cành già để làm cành giâm với độ dài từ 4-6cm và có nhiều lá. Bạn có thể xin cành giâm từ người thân, bạn bè hoặc mua những cây rau thơm ở ngoài chợ.
– Phân bón hữu cơ, dụng cụ làm đất, tưới nước.
Giâm cành
Sau khi đã lựa chọn được những cành giâm tốt thì bạn có thể tiến hành giâm cành như sau: Lấy cành giâm cắm phần gốc xuống đất ở trong thùng xốp với độ sâu khoảng 2cm, sau đó vun đất xung quanh gốc lên và nén chặt để giữ cây chắc, không bị lung lay. Chú ý mật độ trồng cây phù hợp. Tuyệt đối không được tưới nước liền ngay sau khi giâm cành mà chỉ được tưới sau khi giâm được một ngày.
Trong khoảng thời gian 9 ngày sau khi giâm cành, bạn không nên để nước mưa rơi vào chậu để tránh ảnh hưởng đến quá trình ra rễ của cành giâm, ra rễ chậm hoặc thâm chí có thể chết đi. Sau khoảng thời gian này, nếu được chăm sóc đúng cách, cành giâm sẽ ra rễ và phát triển thành cây rau thơm mới.
💢💢💢💢💢 Bật mí thêm cho bạn cách trồng sả đơn giản ngay tại nhà
Chăm sóc
Tưới nước
Rau thơm cần được cung cấp nước đầy đủ. Lượng nước tưới cho rau thơm phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Những ngày mùa mưa thì bạn không nên tưới quá nhiều nước còn vào những ngày nắng nóng, bạn có thể tưới nước 2 lần mỗi ngày vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Việc tưới nước quá lượng cần thiết có thể dẫn đến tình trạng ngập úng, làm thối rễ, chết cây.
Bón phân
Bạn nên bón thúc cho cây rau thơm vào 2 thời điểm: Bón phân lần 1 sau khi giâm cành 15 ngày và bón phân lần 2 sau khi giâm cành 30 ngày. Khi bón phân, bạn sử dụng phân trùn quế, phân chuồng hữu cơ đã hoai mục, phân vi sinh và các loại phân NPK để kích thích cây phát triển, cho ra nhiều cành, lá.
Phòng trừ sâu bệnh hại
Các loại rau thơm ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên, bạn không được chủ quan mà cần phải quan sát, chú ý thường xuyên. Rệp, sâu khoang và nấm là những loại côn trùng chủ yếu gây hại và tấn công rau thơm. Để phòng trừ, bạn cần vun đất, nhổ cỏ dại thường xuyên. Nếu phát hiện sâu bệnh, bạn có thể dùng các biện pháp thủ công, trực tiếp bắt sâu hoặc các biện pháp sinh học như phun dung dịch tỏi, dung dịch giềng lên rau thơm để phòng trừ.
♻️♻️♻️♻️♻️ Chia sẻ cách trồng cây ớt chuông nhiều trái ăn mãi không hết
Thu hoạch
Thời điểm thu hoạch của mỗi loại rau thơm sẽ khác nhau. Bạn cần tìm hiểu kỹ giống rau thơm mà bạn trồng cùng với đó là quan sát quá trình sinh trưởng để căn đúng thời gian để thu hoạch và sử dụng. Bạn không nên thu hoạch rau thơm muộn bởi vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hương vị và các chất dinh dưỡng của rau khi sử dụng. Khi thu hoạch, bạn dùng dao hoặc ké để cắt một đoạn thân rau thơm để sử dụng. Phần gốc còn lại bạn có thể tiếp tục chăm sóc để nó phát triển và cho ra lứa rau thơm mới.
Câu hỏi thường gặp
Trồng rau thơm bằng cành rất dễ kiếm cành giống vì bạn có thể tận dụng những đoạn cây giống đã từng được sử dụng. Bên cạnh đó, bạn sẽ không tốn nhiều thời gian ươm hạt, chăm sóc trong khi thời gian sinh trưởng và phát triển của cây sẽ nhanh hơn, nhanh cho thu hoạch hơn.
– Chỉ thu hoạch rau thơm sau khi đã cách ly việc tưới nước khoảng 7-10 ngày. Bạn cần thường xuyên kiểm tra để loại bỏ đi những lá rau thơm bị vàng úa, hư nhũng do trời mưa kéo dài hoặc cây bị thiếu lân đạm.
– Cây rau thơm có nhu cầu ánh sáng khá cao. Bạn nên trồng rau ở những nơi có nhiều ánh sáng để cây phát triển tốt, cho nhiều thân lá.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
- ↑Trồng rau thơm tại nhà chưa bao giờ đơn giản đến thế!
- ↑Cách trồng các loại rau gia vị tại nhà đơn giản thuận tiện
- ↑Cách đơn giản trồng rau thơm sạch tại nhà
- ↑Hướng dẫn trồng rau thơm sạch tại nhà - KhoaHoc.tv
- ↑Cách trồng rau thơm cực dễ tại nhà | Đặng Gia Trang - Sfarm
- ↑Trồng rau thơm siêu đơn giản, chi phí thấp,hiệu quả cao tại nhà
- ↑Cách trồng rau thơm cực kỳ đơn giản tại nhà
Về bài viết này
Bảo Vân
Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Bảo Vân, một chuyên gia chăm sóc thú cưng 32 tuổi. Tôi rất đam mê và yêu thích động vật, và luôn mong muốn học hỏi và chia sẻ những kiến thức về chăm sóc động vật để giúp chúng sống khỏe mạnh. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc thú cưng, từ việc nuôi dạy các loại động vật nhỏ như mèo và chó, đến chăm sóc những loài động vật lớn hơn như chim cánh cụt và khỉ. Tôi hiểu rõ về các bệnh lý thường gặp của thú cưng và có khả năng chẩn đoán và điều trị chúng. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê việc tìm hiểu về các loài động vật khác nhau, về cách sống, cách sinh sản và cách tương tác với môi trường xung quanh. Tôi tin rằng kiến thức về động vật là vô hạn và luôn có thể học hỏi thêm nhiều điều mới. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến chăm sóc thú cưng, hãy đừng ngần ngại liên hệ với tôi. Tôi rất mong muốn được giúp đỡ và chia sẻ kiến thức của mình để giúp các bạn chăm sóc thú cưng tốt hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe giới thiệu của tôi!