Khoai môn sáp vàng mang đến hương vị ngọt bùi quen thuộc cùng nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Hình ảnh những củ khoai môn sáp vàng nhỏ bé, sần sùi đã gắn bó đời sống con người từ bao đời nay. Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng, việc trồng khoai môn vô cùng dễ dàng. Điều này hoàn toàn đúng nhưng để cây trồng đạt năng suất cao nhất, bạn vẫn phải đảm bảo đúng kỹ thuật trồng. Vậy cách trồng khoai môn sáp vàng như thế nào sao cho đúng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Hướng dẫn cách trồng khoai môn sáp vàng
Đặc điểm
Khoai môn sáp vàng là loài cây thân thảo, sống hằng năm. Gốc cây phình to, phát triển thành củ hoặc thân củ. Trong đó, phần chính của thân nằm sâu trong lòng đất.
Rễ của khoai môn sáp vàng thuộc dạng rễ chùm, mọc xung quanh từ đốt thân. Thông thường, rễ thường có màu trắng.
Lá có kích thước khá lớn, có màu xanh pha lẫn màu tím. Đây là bộ phận nhô lên mặt đất mà chúng ta có thể thấy được.
Củ khoai môn sáp vàng có chiều dài lên đến 30cm, đường kính khoảng 15cm. Lớp vỏ bên ngoài có màu nâu sậm, ruột màu vàng tự nhiên. Khi nấu chín, phần thịt khoai dẻo quánh như sáp.
Công dụng
Khoai môn sáp vàng có nhiều khoáng chất, chất xơ cùng các loại vitamin cần thiết cho cơ thể con người. Việc sử dụng khoai môn sẽ mang đến những công dụng như sau:
- Kích thích hoạt động của tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ dồi dào có trong khoai môn sáp vàng hỗ trợ hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa một số triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng,…
- Phòng ngừa ung thư: Trong khoai môn sáp vàng có chứa hàm lượng lớn vitamin A, vitamin C và các chất chống oxy hóa phenol khác, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và loại bỏ các gốc tự do nguy hiểm, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh ung thư nguy hiểm.
- Ngăn ngừa nguy cơ mắc tiểu đường: Chất xơ trong khoai môn còn có tác dụng điều chỉnh quá trình phóng thích insulin và glucose, giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
- Hỗ trợ quá trình giảm cân vô cùng hiệu quả.
Trong cuộc sống, người ta thường chế biến khoai môn sáp vàng theo nhiều hình thức khác nhau như luộc, nấu canh, làm súp hay làm chè, làm bánh,…
Phần lá của khoai môn sáp vàng cũng có thể tận dụng để làm thức ăn cho các loài gia súc, gia cầm.
Chuẩn bị
Đất trồng
Khoai môn sáp vàng không quá kén đất nên có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Để khoai môn cho thu hoạch với năng suất cao nhất, bạn cần đảm bảo rằng, đất trồng phải giàu dinh dưỡng, tơi xốp, chứa nhiều mùn, khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt.
Trước khi trồng, đất trồng cần phải được cày sâu, bừa kĩ. Bón lót bằng vôi để xử lý mầm bệnh rồi bón lót bằng các loại phân bón dinh dưỡng. Sau đó, tiến hành lên luống để trồng khoai môn.
Chọn giống
Phương pháp trồng khoai môn sáp vàng phổ biến nhất hiện nay là trồng bằng củ. Bạn cần lựa chọn những củ giống tốt, không bị sâu bệnh hay thối nhũn, lớp vỏ bên ngoài còn nhiều lông, khối lượng mỗi củ khoảng 20 – 30g.
Kỹ thuật trồng khoai môn sáp vàng
Trước khi trồng khoảng 1 tháng, bạn có thể đem củ giống vùi trong cát ẩm, ở nơi ít ánh sáng chiếu đến cho đến khi mọc mầm rồi mới đem đi trồng.
Tiến hành làm đất, dọn cỏ rồi tiến hành rạch hàng, đào hố để đặt củ giống vào. Hố có độ sâu khoảng 3 – 4cm so với mặt đất. Mỗi cây cách nhau khoảng 30 – 40cm, mỗi hàng cách nhau khoảng 60cm. Đặt hạt giống vào hố rồi lấp đất lại, chú ý không lấp đất quá dày.
Sau khi trồng thì phủ một lớp rơm rạ lên trên bề mặt để hạn chế cỏ dại, giữ ẩm cho khoai môn sáp vàng có thể bén rễ và đâm chồi.
Chăm sóc
Tưới nước
Bạn cần chú ý cung cấp nước đầy đủ hằng ngày cho khoai môn sáp vàng, giúp cây sinh trưởng tốt và cho củ chất lượng. Nguyên tắc tưới nước cho khoai môn sáp vàng là tưới đúng lúc, lượng nước tưới vừa đủ. Nếu tưới quá nhiều có thể làm cây bị thối củ hay thậm chí là chết.
Bón phân
Quá trình sinh trưởng và phát triển của khoai môn sáp vàng có thể chia thành 3 lần bón phân như sau:
- Lần 1 (khoảng 1 tháng sau khi trồng): bón kali và đạm ure.
- Lần 2 (khoảng 2 tháng sau khi trồng): bón kali kết hợp đạm ure và super lân.
- Lần 3 (khoảng 4 tháng sau khi trồng): bón kali.
Làm cỏ, vun gốc
Kết hợp song song với những lần bón phân, bạn có thể tiến hành làm cỏ và vun gốc cho khoai môn sáp vàng. Đồng thời, bạn cũng cần tỉa bớt những lá già, vàng úa để ngăn ngừa sâu bện, giúp cây tập trung dinh dưỡng.
Phòng trừ sâu bệnh
Dưới đây là một số loại sâu bệnh có thể tấn công và gây hại cho khoai môn sáp vàng:
- Sâu xanh: cắn thủng lá, ảnh hưởng đến việc sinh trưởng của cây. Khi phát hiện, bạn có thể sử dụng các loại thuốc như Actimax, Permicide, Brightin,…
- Rầy mềm: hút hết chất dinh dưỡng, xuất hiện vào cuối mùa vụ, một số loại thuốc có thể sử dụng như Permicide, Thiamax,…
- Nhện đỏ: làm cây con bị chết hoặc bị héo úa, phòng trừ bằng cách sử dụng các loại thuốc như Actimax, Brightin, Secure.
- Bệnh cháy lá: xuất hiện những đốm tròn nhỏ, dài 1 – 2cm trên lá, làm lá bị cháy. Phòng trừ bằng cách làm sạch cỏ thường xuyên, sử dụng các loại thuốc như Norshield, Eddy,…
- Bệnh sương mai: xuất hiện trong điều kiện độ ẩm cao, làm lá xuất hiện những đốm nhỏ, dần lan to ra. Biện pháp phòng trừ là luân canh với cây trồng khác, làm đất thật kỹ,…
- Bệnh khảm lá: bệnh làm lá bị vàng, cây bị còi cọc. Biện pháp phòng trừ là lựa chọn giống tốt, nhổ loại bỏ cây bị bệnh,…
- Bệnh thối củ: củ xuất hiện mùi hôi, lá bị vàng, cây sẽ bị héo rồi chết. Phòng trừ bằng cách xử lý đất trước khi trồng thật kỹ, luân canh cây trồng, sử dụng một số loại thuốc như Phytocide, Norshield, Eddy,…
Thu hoạch
Thông thường, khoảng 6 tháng sau khi trồng, lá của khoai môn sáp vàng sẽ héo rũ và lụi dần, lúc này bạn đã có thể thu hoạch thành quả của mình. Chú ý cẩn thận khi thu hoạch để tránh làm củ bị dập nát hay xây xước. Bảo quản củ ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh làm củ bị thối.
Xem thêm:
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Quỳnh Anh
Chuyên gia
Xin chào, tôi là Quỳnh Anh, một chuyên gia về thú cưng. Hiện nay tôi 30 tuổi, tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng các loài động vật như chim, chó, mèo, cá. Tôi yêu động vật và luôn mong muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho các thú cưng của mình và cho những người yêu thú cưng. Tôi đã có cơ hội làm việc trong các trung tâm chăm sóc thú cưng, nhà máy sản xuất thức ăn cho thú cưng và cũng đã tham gia nhiều hoạt động cứu hộ động vật. Tôi rất mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm của mình về chăm sóc thú cưng để giúp đỡ các bạn có thể chăm sóc thú cưng của mình tốt hơn.