Cùng có màu tím đặc trưng, rất bắt mắt nên nhiều người hay nhầm lẫn khoai mỡ tím với khoai môn. Thực tế là hai loại khoai này hoàn toàn khác nhau. Trong đó, khoai mỡ tím cung cấp cho cơ thể con người tinh bột cùng các chất dinh dưỡng khác. Hơn nữa, việc trồng khoai mỡ tím cũng không quá khó khăn như nhiều người vẫn nghĩ. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn một cách đầy đủ và chi tiết về cách trồng khoai mỡ tím sao cho đạt hiệu quả và năng suất cao nhất!.
Hướng dẫn cách trồng khoai mỡ tím từ củ
Đặc điểm
Khoai mỡ tím có tên khoa học là Dioscorea alata, còn được biết đến với những cái tên khác như khoai vạc, khoai tím hay củ mỡ. Đây là loại cây dây leo, thân thảo. Nguồn gốc xuất xứ của khoai mỡ tím là khu vực Đông Nam Á.
Rễ thuộc loại rễ chùm.
Lá của cây khoai mỡ tím có kích thước lớn, nổi rõ 5 gân lá, mọc so le nhau theo từng dãy, đầu lá nhọn. Chiều rộng của lá khoảng 8cm.
Về phần củ, lớp vỏ bên ngoài có màu nâu đen, khá xù xì với nhiều rễ. So với khoai lang thì củ của khoai mỡ có kích thước lớn hơn. Bên trong ruột của khoai mỡ có màu tím. Tuy nhiên, vẫn có một số loại có ruột màu tím nhạt hay màu trắng. Những loại này thường được gọi là khoai mỡ trắng.
Công dụng
Khoai mỡ tím là một loại cây lương thực quan trọng, được trồng nhiều ở Ấn Độ, Malaysia, Philippines hay các nước châu Phi.
Cũng giống như các loại cây lương thực khác, khoai mỡ tím có thể chế biến thành những món ăn quen thuộc như luộc, hấp, chiên, nấu canh hay làm bánh đều được.
Khoai mỡ tím có vị ngọt bùi, chế biến thành món ngọt hoặc mặn đều được, khi nấu chín sẽ mềm mịn như khoai tây.
Khoai mỡ tím cung cấp nhiều tinh bột, vitamin cùng các khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể con người.
Một số giá trị dinh dưỡng từ khoai mỡ tím có thể kể đến như tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện mức cholesterol, tăng cường chức năng não bộ, phòng chống ung thư, kiểm soát lượng đường trong máu, cải thiện sức khỏe tim mạch, hỗ trợ giảm cân,…
Chuẩn bị
Đất trồng
Đất trồng là tư liệu sản xuất quan trọng, là yếu tố quan trọng quyết định sự sinh trưởng và phát triển của khoai mỡ tím. Loại khoai này có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn khoai mỡ tím phát triển tốt và cho năng suất cao thì nên chọn những loại đất tơi xốp và khả năng thoát nước tốt.
Ngoài ra, trước khi trồng khoai mỡ tím, bạn nên trộn thêm vào đất phân chuồng, vỏ trấu, xơ dừa và mùn hữu cơ để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho đất. Bón lót bằng vôi rồi phơi đất 7 – 10 ngày để xử lý sạch mầm bệnh có trong đất.
Chọn giống
Thông thường, người ta thường nhân giống khoai mỡ tím bằng chính củ của nó. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị những củ giống chất lượng, không bị thối hay bị sâu bệnh, vỏ không bị trầy xước.
Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị những dụng cụ khác như cuốc, xẻng, bình tưới nước,…
Kỹ thuật trồng khoai mỡ tím
Kỹ thuật trồng khoai mỡ tím bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Xử lý củ giống
Đầu tiên, bạn cần xử lý tuyến trùng gây mục đầu khoai bằng cách ngâm củ giống trong nước sôi khoảng 40 phút rồi vớt ra, để ráo nước.
Sử dụng dao sắc để cắt củ thành từng đoạn khoảng 5cm để ươm giống. Sau khi cắt thì nhúng mặt cắt của khoai mỡ tím vào hỗn hợp xi măng khô và vôi bột để bảo vệ mặt cắt củ khoai không bị thối.
Bước 2: Ủ giống
Đem các phần củ giống đã cắt đi ủ tro. Rải một lớp tro mỏng, đặt củ giống lên rồi lại rải thêm một lớp tro nữa lên. Chú ý tưới nước đều đặn khoang 2 – 3 ngày/lần với lượng nước vừa đủ, không tưới quá nhiều làm củ bị thối còn tưới quá ít có thể khiến củ lâu nảy mầm.
Kiểm tra thường xuyên để xem có củ bị thối không để đem đi loại bỏ.
Bước 3: Tiến hành trồng khoai mỡ tím
Khoảng 20 – 30 ngày sau khi ủ, chồi của khoai mỡ tím sẽ nảy mầm khoảng 3 – 5cm. Lúc này, bạn có thể đem đi trồng.
Tiến hành lên luống cao 25 – 30cm, rãnh rộng 50cm. Bạn tiến hành trồng bằng cách đào các lỗ sâu khoảng 2 – 3cm, mỗi đoạn giống cách nhau 60cm, đặt mầm khoai mỡ quay xuống dưới đáy hố.
Sau khi trồng thì cần phủ một lớp đất mỏng lên trên cùng rơm rạ để giữ ẩm.
Chăm sóc
Tưới nước
Bạn cần tưới nước đầy đủ cho khoai mỡ tím, định kỳ khoảng 2 ngày tiến hành tưới một lần.
Việc tưới nước cho khoai mỡ tím cần căn cứ vào điều kiện thời tiết cụ thể. Bạn cũng có thể pha loãng kali rồi tưới cho cây để kích thích thân lá phát triển nhanh.
Bón phân
Mặc dù nhu cầu về phân bón của khoai mỡ tím không quá lớn nhưng bạn cũng nên bón phân đầy đủ để năng suất của khoai được tốt hơn.
Trong quá trình sinh trưởng, bạn có thể bón phân cho khoai mỡ tím theo 3 lần:
Lần 1 (sau khi trồng được khoảng 1 tháng): bón bằng phân chuồng hữu cơ đã ủ hoai mục.
Lần 2 (sau lần 1 khoảng 1 tháng) và lần 3 (sau lần 2 khoảng 1 tháng): bón bằng phân chuồng kết hợp với phân NPK. Tưới nước sau khi bón để phân dễ tan, cây dễ hấp thụ dưỡng chất hơn.
Làm cỏ
Trong quá trình sinh trưởng, cỏ dại có thể sinh trưởng và cạnh tranh trực tiếp với khoai mỡ tím. Bạn nên chú ý làm cỏ thường xuyên, kết hợp với các đợt vun xới làm cho cây được thông thoáng hơn, hạn chế môi trường cho sâu bệnh hại sinh trưởng và phát triển.
Phòng trừ sâu bệnh
Dưới đây là một số loại sâu bệnh hại có thể gây hại cho khoai mỡ tím:
- Sâu xám, sâu xanh: phá hoại cây bằng cách bò lên từ đất và cắn lá khoai mỡ vào ban đêm. Đối với thể sử dụng Peran 50EC để phun diệt trừ sâu xám và sử dụng Mimic 20DF để phun diệt trừ sâu xanh.
- Rệp sáp: Rầy rệp ẩn nấp dưới dất gây hại cho rễ, làm cây khoai mỡ tím bị vàng úa, cây khoai kém phát triển. Phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc như Vansi.
- Bệnh thối rễ: Bệnh làm lá vàng sớm, dây còi cọc và kém phát triển.
- Bệnh khảm lá, xoăn lá: Bệnh làm vỏ của củ khoai mỡ tím xuất hiện chất nhầy có màu vàng sáng, trên thân cây xuất hiện các mô màu vàng nâu.
- Bệnh cháy lá: Nguyên nhân gây bệnh là do nấm.
- Bệnh vàng lá: Bệnh làm bề mặt củ xuất hiện các bướu, lá vàng úa, rụng, ngọn không phát triển.
Để phòng trừ các bệnh hại cây, bạn cần cân đối lượng phân bón, lượng nước tưới, giữ cho cây luôn được thông thoáng, áp dụng luân canh cây trồng.
Thu hoạch
Bạn có thể thu hoạch thành quả của mình khoảng 5 tháng sau khi trồng. Trước khi thu hoạch khoảng 1 tuần thì bạn nên tưới nước cho đất mềm hơn, tạo thuận lợi cho quá trình thu hoạch.
Khi thu hoạch, bạn cần cắt hết thân lá cách gốc khoảng 15cm để củ khoai mỡ tím đào lên không bị trầy xước.
Bảo quản củ khoai mỡ tím cẩn thận, ở nơi khô ráo và thoáng mát để tránh tình trạng củ bị thối hỏng.
Câu hỏi thường gặp
Thời vụ trồng khoai mỡ tím sẽ phụ thuốc rất nhiều vào mùa lũ hằng năm nên sẽ có sự khác nhau giữa các địa phương.
Tuy nhiên, nhìn chung thì cây khoai mỡ tím có thể sinh trưởng quanh năm. Cần chú ý lựa chọn thời điểm sau mùa lũ để tránh tình trạng củ bị thối do ngập úng. Năng suất khoai mỡ tím sẽ cao nhất nếu được trồng vào vụ xuân.
Ăn khoai mỡ với lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều có thể gây ra các triệu chứng buồn nôn, đau đầu hay thậm chí có thể bị ngộ độc. Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai cũng không nên ăn khoai mỡ tím thường xuyên vì beta-carotene có trong loại khoai này không tốt cho thai nhi.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Bảo Vân
Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Bảo Vân, một chuyên gia chăm sóc thú cưng 32 tuổi. Tôi rất đam mê và yêu thích động vật, và luôn mong muốn học hỏi và chia sẻ những kiến thức về chăm sóc động vật để giúp chúng sống khỏe mạnh. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc thú cưng, từ việc nuôi dạy các loại động vật nhỏ như mèo và chó, đến chăm sóc những loài động vật lớn hơn như chim cánh cụt và khỉ. Tôi hiểu rõ về các bệnh lý thường gặp của thú cưng và có khả năng chẩn đoán và điều trị chúng. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê việc tìm hiểu về các loài động vật khác nhau, về cách sống, cách sinh sản và cách tương tác với môi trường xung quanh. Tôi tin rằng kiến thức về động vật là vô hạn và luôn có thể học hỏi thêm nhiều điều mới. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến chăm sóc thú cưng, hãy đừng ngần ngại liên hệ với tôi. Tôi rất mong muốn được giúp đỡ và chia sẻ kiến thức của mình để giúp các bạn chăm sóc thú cưng tốt hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe giới thiệu của tôi!