Củ đậu là một loại đồ ăn tráng miệng rất phổ biến, đặc biệt là ở trong các nhà hàng vận hành theo mô hình buffet. Củ đậu còn được biết đến với tên gọi khác là sắn nước, còn tên khoa học của nó là Pachyrhizus erosus. Hơn nữa, củ đậu cũng rất dễ trồng, không cần bạn bỏ ra quá nhiều thời gian và công sức chăm sóc. Nếu bạn đang quan tâm, tìm hiểu về cách trồng củ đậu bằng hạt như thế nào thì không nên bỏ qua bài viết sau đây của chúng tôi!
Hướng dẫn cách trồng củ đậu bằng hạt
Đặc điểm
Cây củ đậu là loài thực vật thân thảo, dây leo, sống hằng năm. Trong đó, phần củ là rễ phát triển thành, có hình dạng như con quay lớn, lớp vỏ bên ngoài có màu vàng nâu.
Thân cây hóa gỗ, cành cây có lông thưa và sớm rụng.
Lá kép, bao gồm 3 lá chét rộng, nhẵn. Chiều dài của lá khoảng 4 – 8cm. Phiến lá mỏng và có màu xanh lục.
Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, mọc khá dày đặc ở phần ngọn. Màu sắc của hoa là đỏ tía hoặc tím nhạt. Hoa thường nở từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm.
Sau khi hoa tàn thì đậu quả (khoảng tháng 9 – 11 hằng năm). Quả đậu thuôn dài, hơi có lông, vỏ màu vàng nâu nhạt, không có cuống. Bên trong quả có chứa hạt dẹt và nhỏ.
Nguồn gốc của củ đậu đến từ vùng Trung Mỹ, hiện nay, nó đã được trồng rộng rãi ở khắp các nước khu vực nhiệt đới. Ở Châu Á, củ đậu được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ,…
Công dụng
Củ đậu không còn quá xa lạ trong nền ẩm thực của người dân Việt Nam. Đây là nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn vừa ngon lại vừa mát. Hơn nữa, củ đậu cũng không quá đắt nên được rất nhiều người ưa chuộng.
Củ đậu có thể gọt vỏ ăn sống hoặc chế biến thành những món ăn hấp dẫn củ đậu hầm sườn, củ đậu xào thịt bò, nộm củ đậu, sinh tố củ đậu,…
Củ đậu có chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe con người. Củ đậu cung cấp một lượng lớn vitamin C giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng. Các thành phần chống oxy hóa có trong củ đậu cũng có tác dụng hỗ trợ những người đang mắc bệnh hen suyễn, khó thở. Hàm lượng photpho và kali trong củ đậu cũng vô cùng tốt cho xương và răng. Ngoài ra, trong những ngày hè nóng nực, củ đậu có tính mát nên có thể giúp bạn thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, cải thiện các vấn đề về tiêu hóa. Bên cạnh đó, củ đậu cũng giúp làn da của bạn trở nên sáng trắng và mịn màng hơn.
Chuẩn bị
Đất trồng
Loại đất ưa thích của cây củ đậu là đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ tơi xốp. Bên cạnh đó, những loại đất này cần phải có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt. Ngoài ra, bạn có thể trộn thêm phân bò, phân gà, phân trùn quế hay xơ dừa, vỏ trấu,… để tăng độ dinh dưỡng cho đất trồng củ đậu.
Hạt giống
Hạt giống để trồng cây củ đậu cần phải được chọn lọc kỹ càng. Nên mua hạt giống ở những cơ sở uy tín và chất lượng để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm của hạt giống cao nhất.
Dụng cụ trồng
Nếu không có điều kiện trồng củ đậu trực tiếp trên đất thì bạn hoàn toàn có thể tận dụng chậu, khay, bao bì xi hay thùng xốp để trồng. Chú ý đục lỗ thoát nước cho những dụng cụ này. Ngoài ra, những dụng cụ này cần phải đủ độ sâu và độ rộng để cây củ đậu có thể phát triển được tốt nhất.
Kỹ thuật trồng củ đậu
Việc trồng bằng hạt giống có một ưu điểm là giúp bạn có thể thu hoạch củ đậu với năng suất cao hơn những phương pháp trồng khác.
Trước hết, bạn cần làm đất, tiến hành bón lót. Sau đó, tiên hành gieo hạt giống củ đậu lên mặt đất. Ấn nhẹ hạt giống cho dính vào đất, đặt nằm ngang đều và so le nhau. Khoảng cách giữa các hạt là khoảng 8 – 10cm. Phủ một lớp đất mỏng cùng rơm rạ lên trên bề mặt. Cuối cùng, tưới nước đều đặn hằng ngày để đất luôn ẩm, hạt giống có điều kiện tốt nhất để nảy mầm. Khoảng 7 – 10 ngày sau, hạt giống sẽ nảy mầm và ra lá.
Chăm sóc
Ánh sáng & nhiệt độ
Cây củ đậu ưa sáng nên bạn cần đảm bảo rằng, cây có đầy đủ ánh sáng để quang hợp, phát triển củ, thân và lá.
Cây củ đậu ưa nhiệt độ cao, mức nhiệt độ thích hợp nhất để củ đậu sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 – 30 độ C.
Tưới nước
Chú ý tưới nước đều đặn hằng ngày để cây có đủ độ ẩm để sinh trưởng và phát triển tốt, tránh tình trạng đất quá khô cằn. Tuy nhiên, củ đậu cũng không chịu được ngập úng bạn cũng không được tưới quá nhiều nước.
Bón phân
Khoảng 20 ngày sau khi trồng thì bạn có thể tiến hành đợt đón phân đầu tiên cho cây bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế. Tiếp đó, cứ khoảng 1 tháng thì tiến hành bón phân một lần là được.
Bấm ngọn, cắt tỉa
Việc bấm ngọn, cắt tỉa bớt những thân, cành, lá sẽ giúp cây tập trung các chất dinh dưỡng để nuôi củ. Khoảng 1 tháng sau khi trồng thì bạn nên tiến hành bấm ngọn lần đầu tiên. Sau đó cứ khoảng 10 ngày thì tiến hành bấm ngọn một lần cho đến lúc thu hoạch. Bạn cũng nên thường xuyên cắt tỉa những cành khô, lá rụng hay bị sâu bệnh để giúp cây thông thoáng hơn.
Phòng trừ sâu bệnh
Một số loại sâu bệnh có thể tấn công cây củ đậu mà bạn cần chú ý như sâu cuốn lá, rầy rệp, bệnh lở cổ rễ, bệnh đốm lá, cháy lá,… Bạn cần chú ý quan sát và theo dõi quá trình phát triển của cây để kịp thời phát hiện sâu bệnh, có biện pháp khắc phục và xử lý kịp thời.
Thu hoạch
Thông thường, bạn có thể thu hoạch củ đậu khoảng 4 – 5 tháng sau khi trồng. Nếu được chăm sóc tốt thì bạn có thể thu hoạch sớm hơn. Chú ý quan sát khi lá đã bắt đầu vàng và héo rụng thì bạn đã có thể bắt đầu công cuộc gặt hái thành quả của mình.
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách trồng củ cải trắng
- .Hướng dẫn cách trồng cây su hào
- Hướng dẫn cách trồng khoai tây từ củ
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Thu Trang
Chuyên gia
Xin chào, mọi người! Tôi là Thu Trang, một chuyên gia về thú cưng nhiều kinh nghiệm với hơn 5 năm làm việc trong ngành này. Ngoài ra, tôi còn có sở thích với trồng cây, đặc biệt là các loài cây hoa. Tôi luôn cảm thấy thư giãn và hạnh phúc khi được ngắm nhìn những bông hoa tươi tắn nở rộ trên cành cây mỗi ngày. Nếu bạn gặp tôi, chắc chắn sẽ nhận thấy tôi là một người hài hước và vui vẻ. Tôi tin rằng cuộc sống sẽ trở nên đáng sống hơn nếu chúng ta luôn giữ cho mình niềm vui và tính cách tích cực. Đó là một chút về tôi và tôi rất mong muốn được làm quen với mọi người. Cảm ơn vì đã dành thời gian để đọc những điều tôi chia sẻ.