Cá diếc là giống cá có thịt ngon rất thơm và ít tanh nên được nhiều người yêu thích nhưng do trong quá trình nuôi cá diếc lớn chậm và khá nhỏ nên lãi suất khá thấp, công nuôi cũng khá tốn và vất vả nên ít người chọn cá diếc để nuôi thương phẩm, hôm nay Wikifarm sẽ giới thiệu đến các bạn bài viết về kỹ thuật nuôi cá diếc thương phẩm vốn thấp và tốn ít công sức cho bà con.
Kỹ thuật nuôi cá diếc thương phẩm vốn thấp tốn ít công sức
Cá diếc & cá diếc giống
Cá diếc là giống cá khá nhỏ, đầu và đuôi thuôn nhưng không quá dài, bụng trên và lưng nhô cao, phần giáp với mang cá hơi phình ra 1 chút, miệng cá nhỏ hướng lên trên. Vây cá ngắn, và nhọn, đuôi xòe và nhọn ở 2 đầu.
Cá diếc khi trưởng thành dài khoảng 20-30 cm và chỉ nặng khoảng 100-200gram 1 con, tuy nhiên cũng có những con cá diếc phát triển vượt trội hơn và dài, nặng hơn nhưng tỷ lệ khá ít.
Cá diếc giống không giống như các loại cá giống thông thường khác vì chúng không có 1 quy chuẩn kích thước giống nào mà thường khi đi mua cá diếc giống 1kg cá giống sẽ bao gồm nhiều con cá nhỏ có kích cỡ tương đối đồng đều, thậm chí là con to con nhỏ chung 1 bể giống cho nên khi mua cá diếc giống bạn cần chọn lựa sao cho mua được những con cá giống có kích cỡ tương đồng với nhau,
Khi mua cá giống bạn mua theo số lượng tùy nhu cầu và điều kiện kích thước bể nuôi, trung bình cứ 1 mét vuông bể nuôi sẽ thả được khoảng 100 con.
Bể nuôi cá diếc
Để nuôi cá diếc giống 1 cách ít tốn kém nhất thì nên nuôi trong bể xi măng hoặc bể bạt vì khi nuôi trong ao, chi phí đào, vệ sinh và xử lý ao sẽ rất tốn kém và khó, có thể xây bể xi măng có kích thước khoảng 100 mét vuông và cao khoảng 1,5 đến 2 mét. Khi xây xong bơm nước đầy bể và ngâm bể khoảng 1 ngày rồi xả nước, vệ sinh bể nuôi. Nên làm đáy bể theo kiểu dốc về 1 bên để bố trí hệ thống thoát nước. Khi xây xong bể xi măng thì lót 1 lớp đất khoảng 8-10cm trong bể để làm chất lót cũng như 1 lớp đệm cho bể nuôi.
Nước bơm vào bể nên thấp hơn so với mặt bể khoảng 40cm.
Hoặc có thể làm các khung tre, kim loại để làm bể bạt, tạo khung chắc chắn sao cho khi lót bạt và cố định lớp bạt đó chúng ta sẽ được 1 bể bằng bạt có thể bơm nước vào nuôi cá, bể bạt có chi phí làm rẻ hơn nhiều so với bể xi măng nhưng cần tốn công thiết kế sao cho phù hợp với không gian, diện tích mà bạn có thể nuôi. Trong bể bạt chỉ cần làm xong bể là có thể bơm nước vào nuôi cá luôn mà không cần phải vệ sinh quá nhiều.
Nhưng nếu đã có sẵn ao nuôi thì nên nuôi trong ao chứ không nên đào ao mới hay xây các bể khác.
Cách chăm sóc & thu hoạch
Thức ăn cho cá
Cá diếc có thể ăn khá nhiều thứ tạp nham như cỏ, rau, lá cây, củ quả,... nhưng khi nuôi thương phẩm có thể cho ăn các loại cám cá công nghiệp dạng nổi để cá phát triển đều nhau và ổn định, cũng có thể cho cá ăn các loại sâu bọ, côn trùng nhưng phải đảm bảo số lượng có thể đáp ứng được so với số lượng cá trong bể nuôi, Mỗi ngày cho cá ăn lượng thức ăn bằng khoảng 4% trọng lượng của cá và nên cho ăn 2 lần trong 1 ngày, có thể cho ăn vào buổi sáng sớm và chiều tối.
Khi thấy sau 1-2 tiếng mà thức ăn vẫn còn thì vớt hết thức ăn thừa ra tránh để ô nhiễm nước trong bể nuôi.
Vệ sinh bể
Mỗi 2 tuần thay nước trong bể 1 lần, mỗi lần nên thay khoảng 40-60% lượng nước trong bể, nhưng cũng cần chú ý đến bể nuôi hàng ngày nếu thấy có dấu hiệu bất thường như nước có hiện tượng, màu lạ hay có nhiều rêu , tảo xanh trong bể nuôi thì nên vệ sinh luôn bằng vôi bột và các loại thuốc chuyên dụng. Không nên dùng các loại thuốc có nồng độ hóa chất cao như thuốc tẩy, thuốc diệt cỏ,... để vệ sinh bể, ao nuôi vì có thể sẽ có hóa chất đọng lại trong bể trong khi vệ sinh xong sẽ làm cá ngộ độc và chết.
Thời điểm thu hoạch
Khi nuôi cá được khoảng 5 tháng cá sẽ có trọng lượng khoảng 100-200 gram 1 con là có thể đem bán, nên thu hoạch và bán luôn 1 đợt để còn dọn bể nuôi đợt cá tiếp theo chứ không nên để lại cá trong bể thu hoạch bán dần vì cá diếc khá rẻ và nếu thu hoạch ít một sẽ không tạo được nhiều lãi suất.
Để tối ưu hóa lợi nhuận và tiết kiệm chi phí tốt nhất thì nên để cá đạt trọng lượng khoảng 150-200 gram 1 con với tỷ lệ nhiều nhất thì bán, làm như vậy có thể sẽ tốn thêm khoảng 1-2 tuần đến 3 tuần nuôi thêm nhưng chi phí thu về sẽ tốt hơn so với thu hoạch đúng thời gian nhưng trong mẻ cá đó có nhiều con chỉ đạt 100 hay hơn 100 gram 1 con.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Bảo Vân
Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Bảo Vân, một chuyên gia chăm sóc thú cưng 32 tuổi. Tôi rất đam mê và yêu thích động vật, và luôn mong muốn học hỏi và chia sẻ những kiến thức về chăm sóc động vật để giúp chúng sống khỏe mạnh. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc thú cưng, từ việc nuôi dạy các loại động vật nhỏ như mèo và chó, đến chăm sóc những loài động vật lớn hơn như chim cánh cụt và khỉ. Tôi hiểu rõ về các bệnh lý thường gặp của thú cưng và có khả năng chẩn đoán và điều trị chúng. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê việc tìm hiểu về các loài động vật khác nhau, về cách sống, cách sinh sản và cách tương tác với môi trường xung quanh. Tôi tin rằng kiến thức về động vật là vô hạn và luôn có thể học hỏi thêm nhiều điều mới. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến chăm sóc thú cưng, hãy đừng ngần ngại liên hệ với tôi. Tôi rất mong muốn được giúp đỡ và chia sẻ kiến thức của mình để giúp các bạn chăm sóc thú cưng tốt hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe giới thiệu của tôi!