Cá 7 màu là một trong những loại cá được lựa chọn để người yêu thích cá cảnh nuôi. Vì loại cá này đẹp, dễ nuôi, dễ cho ăn và sinh sản nhiều. Tuy nhiên, cá 7 màu lại rất mẫn cảm với sự thay đổi của môi trường và các loại dịch bệnh. Vì vậy nếu không cẩn thận trong quy trình nuôi và chăm sóc cá sẽ dễ bị chết hàng loạt. Vậy nên, hãy thông qua bài viết này để có thêm kỹ thuật nuôi cá 7 màu không chết.
Kỹ thuật cách nuôi cá 7 màu không chết lại ra màu đẹp
Một số nguyên nhân khiến cá 7 màu chết
- Chất lượng nước và môi trường trong bể kém do không cho ăn đúng cách, gây thừa thức ăn làm ô nhiễm nguồn nước trong bể cá.
- Bệnh và Ký sinh trùng do không vệ sinh và tiệt trùng bể cá.
- Nồng độ Amoniac trong hồ quá cao do nhiều yếu tố gây ra như: thức ăn thừa trong bể cá không được dọn sạch sẽ phân huỷ và trở thành Amoniac; cá chết không được lấy ra khỏi bể sẽ phân huỷ và làm bể tăng nồng độ amoniac; bộ lọc bể bị bẩn; chất nền bẩn.
- Cho ăn quá mức.
- Số lượng cá trong hồ quá dày dẫn đến tình trạng giảm nồng độ oxy.
- Nhiệt độ nước không thích hợp với cá.
- Thối đuôi do nhiệt độ trong bể bị thay đổi đột ngột, quá nóng và không được đảm bảo ở một mức nhất định.
- Bị stress do một số nguyên nhân như môi trường sống không đảm bảo, vừa mới đẻ con, tỉ lệ đực – cái không cân bằng, thiếu hoặc thừa ánh sáng.
Kỹ thuật nuôi cá 7 màu không chết
Chọn bể nuôi cho cá
Phải chọn một bể nuôi có kích thước phù hợp với số lượng cá nuôi. Điều này giúp cho cá 7 màu có không gian để di chuyển, lượng oxy trong bể cũng phù hợp giúp cho cá tránh bị stress.
Để cá có đầy đủ oxi có thể lắp đặt thêm máy bơm không khí. Bên trong bể nên đặt thêm các loại cây thủy sinh để tạo không gian trú ẩn cho cá.
Ngoài ra ánh sáng cũng là một yếu tố quan trọng cho cá 7 màu phát triển. Vì vậy, nên đặt bể ở nơi có ánh sáng thích hợp. Ánh sáng thích hợp là ánh sáng nhẹ, không gay gắt.
Đối với nguồn nước nuôi cá bảy màu
Cần thay nước định kỳ cho cá bảy màu bởi lẽ hồ cá là 1 hệ thống kín vì vậy khi thay nước sẽ giúp loại bỏ các độc tố, thức ăn thừa, mầm bệnh. Tuy nhiên, cá bảy màu rất nhạy cảm với sự thay đổi nguồn nước. Vì vậy không nên thay nước quá thường xuyên, chỉ nên thay khoảng 1 lần/tuần.
Khi thay nước thì cần khử clo trong nước máy mới, phải hút nước và cặn ở tầng đáy hồ khi thay nước để giúp loại bỏ phân, thức ăn thừa và mềm bệnh ra khỏi bể.
Nên thay nước từ từ để nhiệt độ trong không chênh lệch quá 2 độ, nếu không cá sẽ bị sốc nhiệt mà chết. Độ pH thích hợp đối cá 7 màu là từ 6.7 – 7.4 độ.
Có thể thay nước từ 30 đến 50 % thể tích nước bể nuôi và giữ lại 1 phần nước cũ của bể cá hoặc nước bơm lên và để lắng khoảng 3- 4 ngày mới thay vào bể cá. Điều này giúp hạn chế việc cá bị nhạy cảm trước sự thay đổi của nguồn nước.
Có thể đặt thêm trong bể một vài cây rong rêu, cây thủy sinh. Những cây thủy sinh này không chỉ làm sạch nước mà còn tạo không gian vui chơi cho cá, giúp cá giảm stress.
Về vấn đề cho cá ăn
Cá bảy màu ăn rất ít. Cá bảy màu chết là do thức ăn dư thừa quá mức khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm, gây ra các mầm bệnh. Vì vậy nên cho cá ăn một lượng thức ăn vừa đủ, đủ chất và nhiều loại thức ăn.
Điều này giúp hạn chế thức ăn thừa, cá cũng có đủ chất để sức khỏe tốt và đề kháng tốt. Khi cho ăn không nên để thức ăn thừa rơi xuống đáy hồ, đáy bể. Điều này giúp hạn chế gây nhiễm độc nước và loại bỏ môi trường thuận lợi cho mầm bệnh phát triển.
Vớt cặn bã và xác cá chết
Thường xuyên vớt các cặn bã để làm cho môi trường sống của cá sạch, loại bỏ nơi trú ẩn của các mầm bệnh. Ngoài ra thường xuyên theo dõi và vớt xác chết của cá. Xác cá chết là một trong những nguyên nhân gây mất cân bằng môi trường trong hồ. Cá chết có thể làm tăng độc tốc trong hồ, gây ô nhiễm nước khiến cá lừ đừ và chết hàng loạt.
Cách xử lý cá bảy màu bị bệnh
Dù chăm sóc cá cẩn thận đến đâu thì cũng khó tránh cá bị bệnh. Một số bệnh phổ biến và cách xử lý như sau:
- Bệnh đốm trắng: Khi thân cá xuất hiện các đốm trắng, cá có biểu hiện chán ăn, bơi chậm hay cọ mình vào thành bể thì có thể cá đã bị nhiễm bệnh. Quan sát cá xuất hiện những biểu hiện này thì cần cách ly cá ra khỏi đàn để tránh lây nhiễm sau đó tiến hành điều trị một cách thích hợp.
- Bệnh thối đuôi: cần phải tách cá khỏe mạnh ra khỏi một bể riêng. Sau đó sử dụng tetra nhật để điều trị cho cá bị bệnh. Tăng nhiệt độ nước lên 31 – 32 độ để tiêu diệt mầm bệnh.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Quỳnh Anh
Chuyên gia
Xin chào, tôi là Quỳnh Anh, một chuyên gia về thú cưng. Hiện nay tôi 30 tuổi, tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng các loài động vật như chim, chó, mèo, cá. Tôi yêu động vật và luôn mong muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho các thú cưng của mình và cho những người yêu thú cưng. Tôi đã có cơ hội làm việc trong các trung tâm chăm sóc thú cưng, nhà máy sản xuất thức ăn cho thú cưng và cũng đã tham gia nhiều hoạt động cứu hộ động vật. Tôi rất mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm của mình về chăm sóc thú cưng để giúp đỡ các bạn có thể chăm sóc thú cưng của mình tốt hơn.