Gây màu nước là một kỹ thuật không mấy xa lạ với những người nuôi tôm, cá. Đây là công đoạn quan trọng để nuôi tôm, cá thành công. Tuy nhiên, nếu thực hiện gây màu không đúng kỹ thuật sẽ dẫn đến nhiều thiệt hại. Vì vậy hãy thông qua bài viết này để tìm hiểu kỹ thuật gây màu nước bằng cám gạo.
Kỹ thuật gây màu nước bằng cám gạo cho ao nuôi tôm cá
Tại sao phải gây màu nước ao nuôi tôm, cá?
Màu nước trong ao nuôi tôm có vai trò quan trọng, quyết định tỷ lệ sống của tôm trong tháng nuôi đầu tiên cũng như tốc độ tăng trưởng và phát triển đồng đều của tôm. Vì thế người nuôi tôm cần chú trọng gây màu nước tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho ao tôm trước khi thả nuôi.
Màu nước ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng phát triển của tôm, cá. Khi màu nước thay đổi không tương thích với điều kiện sống của cá, tôm sẽ khiến cho chúng chậm phát triển. Thậm chí là gây bệnh liên quan làm cho cá, tôm chết hàng loạt.
Nếu màu nước nuôi tôm, cá thích hợp sẽ tạo ra nhiều lợi thế nuôi trồng như:
- Hàm lượng oxi hòa tan trong nước được đảm bảo tối đa.
- Các sinh vật phù du trong nước sẽ có điều kiện phát triển, tạo thành nguồn thức ăn tự nhiên cho cá, tôm.
- Lượng thức ăn tự nhiên tăng giúp giảm lượng thức ăn nhân tạo, giúp tiết kiệm chi phí, giảm mầm bệnh bùng phát.
- Màu nước giúp hỗ trợ che bớt ánh sáng, kìm nén tảo độc ở dưới đáy ao phát triển, đồng thời giúp đảm bảo lượng oxy cho cá, tôm trong ao.
Kỹ thuật gây màu nước bằng cám gạo
Có nhiều cách gây màu bằng cám gạo và đem lại hiệu quả cao, chi phí thấp. Có thể tham khảo những phương pháp sau:
Phương pháp 1: Sử dụng cám gạo + bột cá + bột đậu nành
Tỉ lệ phối trộn: 2 cám gạo:1 bột cá: 2 bột đậu nành.
Sau khi chuẩn bị xong, cho nguyên liệu vào một chiếc nồi, đem nấu chín. Khi hỗn hợp nguội dần thì đem ủ kín trong 2-3 ngày.
Đem bón hỗn hợp liên tục trong khoảng 3 ngày với liều lượng 3kg-4kg/1.000m3 nước. Bón đến khi nào nước hồ đạt đến độ trong cần thiết (lưu ý nước tầm 30cm đến 40cm). Khoảng 7 ngày sau thực hiện bón lại với liều lượng giảm xuống còn lại là ½ so với ban đầu. Nên căn cứ vào màu nước để bổ sung.
Phương pháp thứ hai: Mật rỉ đường + cám gạo + bột đậu nành
Tỷ lệ: 3 mật rỉ đường:1 cám gạo: 3 bột đậu nành.
Tỷ lệ ủ là 2kg-3kg/1000m3 nước. Trộn kỹ các nguyên liệu để các nguyên liệu hòa trộn với nhau. Sau đó đem hỗn hợp ủ kín trong vòng 12 giờ là có thể sử dụng để bón gây màu nước.
Bón hỗn hợp liên tục trong ba ngày khi mực nước 30cm – 40cm đã đạt được đến độ trong cần thiết. Sau bảy ngày thực hiện bón lại một lần nữa. Liều lượng giảm xuống còn ½ so với lượng ban đầu.
Phương pháp thứ 3: Ủ EM gốc với cám gạo + mật rỉ đường
Nguyên liệu: 1kg mật rỉ đường; 2kg cám gạo; 1 lít chế phẩm sinh học EM gốc hoặc 3 gói chế phẩm EMOZEO 200gr; 46 lít nước sạch khuẩn; Thùng chứa nhựa 50l
Tiến hành ủ
Làm sạch thùng chứa sau đó cho nước sạch khuẩn vào thùng chứa. Để an toàn hơn có thể đun sôi nước rồi để nguội. Cho cám gạo, mật rỉ đường vào trong thùng chứa nước. Rồi tiến hành khuấy đều hỗn hợp.
Sau khi khuấy đều hỗn hợp thì cho muối vào thùng. Đồng thời tiến hành khuấy đều cho đến khi muối tan hoàn toàn. Cuối cùng cho chế phẩm EM gốc vào thùng chứa. Rồi tiếp tục khuấy đều và đậy nắp thùng chứa lại thật kín.
Ủ chế phẩm trong thời gian 07 ngày và đem ra sử dụng.
Cách sử dụng
Lượng dùng chế phẩm chuẩn theo ghi nhận là 50 lít/1000m3 nước. Số lần tiến hành gây màu nước bằng chế phẩm cần điều chỉnh theo thời gian nuôi tôm cá. Nếu mới nuôi tôm cá tháng đầu tiên thì nên thực hiện với tần suất 5 – 7 ngày/lần. Bắt đầu từ tháng thứ 2 thì khoảng 3 – 5 ngày/ lần. Riêng từ tháng thứ 3 trở lên cần tiến hành với tần suất 2 – 3 ngày/ lần.
Ngoài ra cũng có thể sử dụng chế phẩm vừa tạo ra để xử lý đáy hồ nuôi. Nếu sử dụng để xử lý đáy hồ nuôi thì nên tăng liều lượng sử dụng, nên dùng 10l/1000m3 thay vì 50 lít/1000m2
Một số nguyên nhân khiến gây màu nước bằng cám gạo thất bại
Sau khi gây màu nước thành công, cần quan sát màu nước thường xuyên trong suốt vụ nuôi để điều chỉnh cho kịp thời và phù hợp tạo ra năng suất cao.
Tuy nhiên, trên thực tế cũng có một số trường hợp ao nuôi bị mất nước màu hoặc gây nước thất bại. Những nguyên nhân gây thất bại có thể kể đến như:
- Chất lượng của nguồn nước không được đảm bảo, số lượng tảo có trong nguồn nước không đảm bảo về số lượng, nước bị nhiễm phèn, độ axit trong ao quá cao;
- Sử dụng các loại thuốc sát trùng quá mạnh khiến cho các loài tảo và vi sinh vật có trong nước bị tiêu diệt hoặc không thể phát triển;
- Nguồn dinh dưỡng trong ao không đủ cung cấp cho tảo phát triển, hoặc ao đã mất khả năng gây màu;
- Trong ao có nhiều sinh vật phù du ăn tảo như: giáp xác chân bèo, trùng bánh xe,… hoặc các loại rêu phát triển mạnh gây ức chế sự phát triển của tảo;
- Thời tiết xấu, không đủ ánh sáng mặt trời cũng là một yếu tố dẫn đến tảo khó phát triển.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Thu Thủy
Chuyên gia
Xin chào, tôi là Thu Thủy, một chuyên gia về vật nuôi và cây trồng với hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Hiện tại, tôi đã 32 tuổi và đang sống tại Việt Nam. Tôi đam mê về việc nuôi và trồng các loại cây, động vật, và thường xuyên tìm hiểu về những kiến thức mới nhất liên quan đến lĩnh vực này. Tôi thích viết về những kinh nghiệm và chia sẻ kiến thức của mình với mọi người. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý vườn tược, nuôi động vật và trồng các loại cây trồng khác nhau. Tôi cũng có kiến thức về các loại thuốc thú y, phân bón và các kỹ thuật nuôi trồng hiện đại. Với niềm đam mê của mình, tôi hy vọng có thể giúp đỡ mọi người tìm thấy những thông tin hữu ích và hướng dẫn về cách trồng cây, nuôi động vật và quản lý vườn tược tốt hơn.