Những năm trở lại đây, việc nuôi dúi lấy thịt trở nên phổ biến rộng rãi hơn. Nuôi dúi thịt thương phẩm là mô hình giúp bà con nông dân có thêm thu nhập, góp phần phát triển kinh tế cho hộ gia đình cũng như ở địa phương. Vậy hướng dẫn cách nuôi dúi thịt thương phẩm hiện nay như thế nào? Nuôi dúi thịt thương phẩm cần chuẩn bị những nội dung gì? Giải đáp cho vấn đề trên là:
Con dúi là con gì? Cách nuôi dúi theo mô hình thịt thương phẩm
Con dúi là con gì?
Dúi là loài động vật gặm nhấm, chúng còn được biết đến với những tên khác như chuột nứa, chuột tre… Cái tên này xuất phát từ việc chúng sinh sống nhiều ở những rừng tre, nứa ở một số tỉnh ở khu vực miền Bắc nước ta. Đồng thời, đây cũng là thức ăn được chúng hết sức yêu thích.
Dúi có thân hình tròn trịa mũm mĩm, chúng còn có khá nhiều lông. Dúi có đôi mắt nhỏ và tròn, khá giống với những con chuột. Dúi có đôi tay nhỏ bé, có mũi nhỏ và có cả ria. Đặc điểm của dúi còn nổi bật ở chỗ chúng có hai răng cửa to và khỏe, thích hợp với bản năng của những loài gặm nhấm.
Khi trưởng thành, dúi có kích thước dao động từ 25 - 35 cm. Chiều dài đuôi của dúi là từ 7 - 12 cm. Trọng lượng của những chú dúi là từ 1 - 3kg/con tùy giống và cách chăm sóc của người nuôi.
Cách nuôi dúi theo mô hình thịt thương phẩm
Để nuôi được dúi thương phẩm, bạn có thể chuẩn bị chuồng để nuôi dúi. Mỗi chuồng dành cho dúi có kích thước khoảng 4 mét vuông, bạn cần xây tường cao tầm 70cm nữa là vừa vặn. Trong chuồng nuôi bạn có thể sắp xếp thêm các ống hay gốc cây nhỏ để chúng vui chơi và trú ẩn.
Thức ăn dành cho dúi cũng đơn giản và đa dạng. Thức ăn yêu thích nhất của dúi chính là mía, tre, nứa, sặc, bông lau hay một số loại củ như củ sắn, ngô, khoai… Ở giai đoạn đầu từ 2 đến 3 tháng tuổi, trọng lượng thức ăn cho dúi là 50-100 gram rau củ quả, bạn cũng có thể bổ sung thêm thóc hay thức ăn hỗn hợp khác. Khi dúi lớn hơn, từ 3 đến 6 tháng tuổi thì lượng thức ăn tăng lên từ 100 - 200 gram thức ăn. Bạn cũng cần tách biệt và xây thêm máng ăn hay có các chai, máng thức ăn dành cho dúi. Không những thế, bạn còn nên để nước ở chuồng cho dúi và thay nước, châm nước uống cho chúng một cách thường xuyên.
Bạn cũng cần chú ý vấn đề nhiệt độ và môi trường. Cần kiểm tra lượng thức ăn, đồng thời kiểm tra cả chỗ ở cho chúng thường xuyên. Dúi không chịu được nhiệt độ quá cao hay quá thấp. Nếu quá nóng, trên 35 độ thì bạn có thể cân nhắc việc lắp quạt thông gió. Còn nếu nhiệt độ xuống thấp, bạn có thể chú ý vấn đề che chắn gió, mưa cẩn thận để tránh dúi bị nhiễm bệnh và lây lan sang cho những con khác.
Một vấn đề cần được lưu ý nữa là khi dúi bị đói quá lâu, chúng có thể cắn nhau nên bạn cần cho chúng ăn thường xuyên, không để dúi xảy ra xây xát. Dúi là loài gặm nhấm nên cần mài răng, bạn nên thường xuyên cung cấp những thức ăn có độ cứng, độ giòn để hỗ trợ chúng.
Khi nuôi cần phòng bệnh cho dúi như thế nào?
Khi nuôi dúi có thể có những giai đoạn vì thời tiết hay sức đề kháng kém mà dúi có thể bị bệnh. Chính vì thế, để phòng bệnh cho dúi thì bạn cần đảm bảo cho chuồng trại được sạch sẽ và vệ sinh hết mức có thể. Không những thế, bạn cũng cần quan tâm đến các nhân tố khác như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, độ an toàn của thức ăn… Tuy nhiên dúi có ưu điểm là động vật hoang dã mới được thuần hóa nên sức sống của chúng khá mạnh, sức khỏe lại tốt nên khâu chăm sóc cũng không cần tốn quá nhiều sức lực. Tuy nhiên việc luôn theo dõi, quan tâm khi nuôi dúi là việc làm cần thiết và đáng được thực hiện để có được năng suất tốt nhất.
Một số trường hợp dúi có thể mắc bệnh ngoài da. Nguyên nhân là do có một số ký sinh trùng đeo bám trên dúi như rận, bọ… Dúi có thể tự liếm vết thương và tự chữa lành. Tuy nhiên cách tốt nhất vẫn là có sự hỗ trợ của người nuôi, có thuốc thích hợp cho dúi mau khỏe. Bên cạnh đó, nếu bạn không cho ăn đủ hay thức ăn không đạt chất lượng, có thể dúi sẽ mắc các bệnh về tiêu hóa, đường ruột. trong trường hợp này thì bạn nên chú ý lượng thức ăn và cho dúi dùng thuốc để điều trị ngay.
Câu hỏi thường gặp
Dúi chỉ ăn thực vật nên thịt của chúng được xem là an toàn, ngon lại còn bổ dưỡng. Nhiều món được chế biến từ thịt chúng như là dúi nướng, hấp… Nếu gặp được người có tay nghề nấu ăn ngon thì thịt dúi còn có thể trở thành đặc sản. Có lẽ cũng chính bởi lí do đó mà việc nuôi dúi được nhiều người biết đến hơn và mô hình nuôi dúi lấy thịt thương phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi.
Bên cạnh đó, nhiều người nuôi dúi để lấy thịt, lông và cả tinh dầu. Tuy nhiên, khi sử dụng thịt dúi cũng cần chú ý an toàn và vệ sinh thực phẩm để tránh những rủi ro không đáng có.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Bảo Vân
Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Bảo Vân, một chuyên gia chăm sóc thú cưng 32 tuổi. Tôi rất đam mê và yêu thích động vật, và luôn mong muốn học hỏi và chia sẻ những kiến thức về chăm sóc động vật để giúp chúng sống khỏe mạnh. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc thú cưng, từ việc nuôi dạy các loại động vật nhỏ như mèo và chó, đến chăm sóc những loài động vật lớn hơn như chim cánh cụt và khỉ. Tôi hiểu rõ về các bệnh lý thường gặp của thú cưng và có khả năng chẩn đoán và điều trị chúng. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê việc tìm hiểu về các loài động vật khác nhau, về cách sống, cách sinh sản và cách tương tác với môi trường xung quanh. Tôi tin rằng kiến thức về động vật là vô hạn và luôn có thể học hỏi thêm nhiều điều mới. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến chăm sóc thú cưng, hãy đừng ngần ngại liên hệ với tôi. Tôi rất mong muốn được giúp đỡ và chia sẻ kiến thức của mình để giúp các bạn chăm sóc thú cưng tốt hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe giới thiệu của tôi!