Xin chào các bạn, để nuôi lợn có được lợi nhuận cao nhất thì cần phải đầu tư nuôi hẳn 1 trang trại nhưng không phải ai cũng có đủ điều kiện làm như vậy, từ xưa đến nay nuôi lợn theo kiểu hộ gia đình vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu vì vừa tiện quản lý đàn lợn vừa kiếm được lợi nhuận, tuy lợi nhuận không được như các trang trại nhưng lại dễ khắc phục và kiểm soát các vấn đề dịch bệnh, chăm sóc thuận tiện hơn. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về cách xây chuồng lợn theo kiểu hộ gia đình nhé.
Hướng dẫn cách xây chuồng lợn hộ gia đình
Chuồng lợn hộ gia đình là gì?
Là chuồng nuôi lợn được xây dựng với quy mô nhỏ, số lượng nuôi không quá nhiều và do các hộ gia đình tự xây và quản lý chứ không phải doanh nghiệp hay tổ chức chăn nuôi. Chuồng nuôi lợn hộ gia đình thường được xây dựng ở gần khu vực mà gia đình sinh sống, với thời đại bây giờ thì muốn nuôi lợn phải có đất đai rộng và xa khu đông dân cư, thường thì chỉ phù hợp với những hộ gia đình ở nông thôn hoặc ngoại ô, miền núi,…
Vị trí xây chuồng
Xây chuồng lợn ở nơi cao ráo, thoáng khí, cửa chuồng nên làm hướng nam hoặc đông nam. Nếu nhà có vườn rộng thì có thể xây chuồng lợn trong vườn, nếu nhà có đất rộng cũng không nên xây chuồng lợn quá gần với khu vực nhà ở của bạn mà nên để xa một chút để tránh bị mùi.
Cách xây chuồng lợn hộ gia đình
Nền chuồng
Nền chuồng lợn có thể tráng xi măng, lát gạch, đổ bê tông nhưng không được láng quá trơn mà nên để nền chuồng có độ nhám. Nền chuồng làm hơi dốc và có các rãnh thoát nước để khi vệ sinh chuồng lợn nước thải sẽ dễ dàng thoát ra.
Vách chuồng
Xây vách chuồng bằng gạch, xây vách chuồng cao khoảng 1,2 đến 1,5 mét. Có thể xây hở cả 4 mặt chuồng hoặc xây gạch cao lên nóc chuồng ở hai mặt bên để tránh gió nếu bạn sống ở nơi có khí hậu lạnh như miền bắc. Ở hai mặt còn lại có thể làm cửa kín hoặc chỉ làm cửa theo kiểu song sắt cho thoáng khí, nếu làm cửa kín nên có các lỗ thông hơi và cửa sổ ơ 2 đầu hồi chuồng lợn.
Mái chuồng
Mái chuồng cao khoảng 3 mét đến 3,5 mét. Mái chuồng có thể làm bằng tôn lạnh, fibro, ngói. Nên làm mái dốc chứ không nên làm mái bằng để tránh bọ dột và ít bị tích tụ bụi bẩn trên mái.
Diện tích
Vì là chuồng hộ gia đình nên diện tích chuồng tùy thuộc vào số lợn mà bạn nuôi, trung bình cứ 1 con lợn sẽ cần khoảng 1 mét vuông để sinh hoạt. , có thể chia chuồng lợn thành các ô, dãy nếu nuôi nhiều, chia thành các ô cho lợn đẻ, lợn con và lợn chờ xuất chuồng. Còn nếu nuôi số lượng ít chỉ một vài con thì không cần làm chuồng chia ô mà chỉ cần làm luôn chuồng 1 dãy rồi nuôi tất cả lợn trong đó.
Nếu chia ô cũng không cần thiết phải xây gạch làm vách chia ô mà chỉ cần ngăn cách bằng các tấm thép lưới, các tấp vách ngăn dạng song sắt là được.
Các vật dụng & thiết bị cần thiết
Máng ăn, uống của lợn không nhất thiết cứ phải xây luôn trong chuồng theo kiểu ngày xưa mà nên dùng máng ăn uống riêng rồi cho thức ăn , nước vào chuồng cho lợn, như vậy vừa dễ cho lợn ăn hơn vừa dễ vệ sinh. Máng có thể làm bằng tôn, nhôm, gỗ.
Vào mùa đông nên lấy vải bạt quây kín chuồng lợn để giữ ấm nếu làm chuồng theo kiểu xây hở 4 mặt vách còn xây vách cao thì không cần mà chỉ cần bịt 2 đầu hồi nhưng chú ý vẫn phải làm các lỗ thông hơi cho lợn.
Vệ sinh chuồng lợn
3 đến 5 ngày lại vệ sinh chuồng 1 lần, rửa chuồng bằng nước rồi xịt khử khuẩn trước khi cho lợn vào chuồng khoảng 1 tiếng đến 1 tiếng rưỡi.
Lời kết
Các bạn có thể thấy cách làm chuồng nuôi lợn hộ gia đình không khó nhưng cực kỳ quan trọng vì để lợn có thể phát triển tốt được thì phụ thuộc rất nhiều vào chuồng nuôi vì đây là nơi sinh hoạt , sinh sống của lợn.
Xem thêm:
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Tiến Thành
Tôi là Tiến Thành, hiện nay đã 25 tuổi và đang là sinh viên tại trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài Y Khoa, tôi luôn có một tình yêu đặc biệt dành cho động vật, đặc biệt là với những chú mèo đáng yêu.
Tôi cũng là một cộng tác viên trên trang hướng dẫn nuôi trồng trực tuyến WikiFarm. Tôi luôn mong muốn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với mọi người về việc chăm sóc động vật. WikiFarm đã mang lại cho tôi cơ hội để góp phần mang lại những thông tin hữu ích và bổ ích cho những người yêu thú cưng.
Cảm ơn mọi người đã dành thời gian để tìm hiểu về tôi. Tôi luôn sẵn sàng để học hỏi và chia sẻ, và hy vọng rằng tôi có thể đóng góp nhiều điều tốt đẹp hơn cho cộng đồng trong tương lai.