Cây sương sâm có tên khoa học là Tiliacora triandra, loài cây này còn được biết đến với nhiều loại tên khác như dây xanh leo, Sương sâm trơn, xanh tam, dây xanh ba nhị hay sâm sâm. Ở một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Lào và Việt Nam, cây sương sâm thường được sử dụng trong ẩm thực, làm dược liệu quý. Chúng có tác dụng rất nhiều trong việc thanh nhiệt, giải độc, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và giảm cân. Hôm nay, những chuyên gia của Wikifarm sẽ giới thiệu cho bạn cách trồng cây sương sâm, nếu bạn đang có ý định trồng hãy xem bài viết dưới đây để có những thông tin hữu ích nhất.
Hướng dẫn cách trồng cây sương sâm leo giàn
Giới thiệu
Đặc điểm
Có 2 loại cây sương sâm: sương sâm lông & sương sâm lá láng (trơn).
Chúng là loài thuộc dạng dây leo, cây có thể mọc dài lên đến 5m. Lá cây có hình trái tim với kích thước chiều dài có thể lên đến 9 cm và rộng 4 cm.
Hoa của cây sương sâm có màu vàng và mọc thành từng chùm, hoa cây sương sâm có 6 - 8 nhị.
Quả cây sương sâm có hình trái xoan, mọc thành trùm, quả cứng có kích thước 10 – 12 mm. Khi chín quả của cây sương sâm sẽ chuyển sang màu trắng.
Công dụng & lợi ích
Lá sương sâm thường được chế biến làm thạch sương sâm, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt rất tốt cho những người bị huyết áp, bị chứng tiểu bí, nhuận tràng, tiểu khó hay hạ sốt.
Tác dụng khác mà cây sương sâm mang lại như hỗ trợ điều trị gout, táo bón, khó tiêu, tạo màu món ăn.
Lưu ý:
- Không nên ăn quá nhiều thạch sương sâm, ăn nhiều có thể gây ra tình trạng cơ thể bị tiêu chảy.
- Ngoài ra, trong lá sương sâm có tính hơi độc, vì vậy mọi người không nên ăn quá nhiều.
- Mẹ bầu ăn lá sương sâm cần được nghe lời khuyên từ bác sĩ.
Phương pháp trồng
Trồng cây sương sâm bằng hạt
Cách trồng này thường được sử dụng cho loại giống sương sâm lông
Chọn hạt giống
Trước khi mua bạn cần kiểm tra hạn sử dụng của hạt giống. Nếu mua phải hạt giống đã hết hạn sử dụng, thì tỷ lệ nảy mầm của hạt sẽ rất thấp. Mọi người cũng cần xem hạt giống cũng được bảo quản đúng cách không. Việc mua hạt giống ở nơi uy tín cũng rất quan trọng, mọi người sẽ được đảm bảo về chất lượng, dịch vụ tốt hơn.
Ủ hạt giống
Tiến hành ngâm hạt giống với nước ấm với tỷ lệ nước nóng lạnh 4:6, ngâm hạt trong nước khoảng 1 đêm. Tiếp đến, bạn sử dụng khăn ướt ủ các hạt giống này trong 7 - 10 ngày, thường xuyên làm ướt hạt giống và treo chúng ở nơi có nắng.
Gieo trồng
Khi hạt giống nứt ra và xuất hiện những hạt mầm nhỏ, mọi người có thể đem đi trồng xuống đất.
Đất trồng cần đảm bảo tươi xốp, thoát nước và giữ nước tốt. Nếu ai chưa biết, có thể áp dụng công thức sau đây để làm đất trồng cho cây sương sâm.
Tỷ lệ pha trộn đất trồng: 2 đất sạch + 3 phân trùn quế + 2 giá thể mụn dừa + 2 giá thể trấu hun.
Bổ sung thêm chế phẩm nấm Tricoderma để giúp cây. phát triển khỏe mạnh hơn.
Khi đã chuẩn bị đất trồng xong rồi, bạn sẽ dùng ngón tay ấn một lỗ sâu khoảng 2 - 3 cm. Cho hạt giống xuống và rắc một lớp đất mỏng lên bên trên. Hãy nhớ là để rễ hạt giống cắm xuống dưới, giúp cây lấy được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Khoảng cách giữa các hàng và các cây nên để 50cm.
Sau đó, tưới nước nhẹ nhàng lên chỗ hạt giống gieo trồng, giữ ẩm cho hạt giống có thể phát triển và hút chất dinh dưỡng thuận lợi.
Trồng cây sương sâm bằng cành
Cách trồng này thường được sử dụng cho loại giống sương sâm trơn (láng)
Để có thể trồng được cây sương sâm bằng cách giâm cành, mọi người nên chọn những cành không quá non, ưu tiên nhưng cành cây có thân to.
Không nên cắt trực tiếp cành sương sâm đem đi trồng, vì như vậy cây sẽ có tỷ lệ mọc rễ rất thấp và khó phát triển được.
Thay vào đó bạn có thể làm theo cách như sau:
Chuẩn bị đất trộn với rơm mục hoặc đất cát, sau đó đặt một đoạn dây sương sâm vào lớp đất đã chuẩn bị, không cắt đứt cây sương sâm từ cây gốc. Bọc lại cẩn thận và tưới nước để làm ẩm. Sau 15 - 20 ngày, rễ cây sẽ phát triển từ thân. Lúc này bạn có thể cắt và đem đi trồng.
Những ngày đầu trồng sương sâm, bạn nên che chắn cẩn thận và tưới nước thường xuyên. Trong gian đoạn này cây cần được chăm sóc cẩn thận.
Chọn vị trí trồng
Để cây có thể nảy mầm và phát triển bình thường, bạn nên đảm bảo được những yếu tố sau:
- Nhiệt độ: Cây phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 21 - 35°C. Ở nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá cây có thể sẽ không thể phát triển được.
- Ánh sáng: Cây sương ưa ánh sáng nhưng vẫn có thể sống được ở nơi bóng râm. Tuy nhiên, bạn nên để cây ở nơi có nhiều ánh sáng, cây sẽ phát triển tốt nhất.
- Đất trồng: Đất tươi xốp, thoáng nước, có độ pH từ 6,0 - 7,0 sẽ phù hợp nhất.
Chăm sóc
Làm giàn cho cây sương sâm leo
Tương tự như cây mướp đắng và cây chanh leo, khi cây phát triển tươi tốt bắt đâu mọc ra những ngọn cây. Mọi người lên, bắt đầu làm gian leo cho cây. Sử dụng những cành tre được cố định chắc chắn. Nếu bạn trồng cây ở bờ tường hoặc hàng rào thì có thể tận dụng luôn để cho cây leo lên.
Tưới nước
Khi cây mới trồng cần tưới nước thường xuyên, đặc biệt là vào buổi sáng và chiều tối. Điều này sẽ giúp cây phát triển tốt và mọc rễ tốt hơn. Khi cây đã lớn và sinh trưởng tốt, bỗ rễ lúc này có thể hút được nhiều nước và dinh dưỡng hơn, nên lúc này bạn chỉ cần tưới nước 1 lần/ngày là đủ.
Bón phân
Khoảng 14 - 15 ngày sau khi trồng, cây cần rất nhiều dinh dưỡng để phát triển. Chính vì vậy, mọi người cần bón thêm phân hữu cơ như phân gà Nhật, phân bò, trùn quế, phân hữu cơ Bounce Back hay phân bánh dầu.
Sau 40 - 45 ngày, cây leo giàn, bạn có thể tiếp tục bón thêm phân NPK. Khi bón phân cần chú ý thời điểm cách ly trước khi thu hoạch, đảm bảo đúng hướng dẫn trên bao bì sử dụng của nhà sản xuất.
Nếu bạn cần bón phân cho cây sương sâm với diện tích trồng lớn như 1000m² thì có thể sử dụng 1,5 tấn phân chuồng hoai + 35kg phân lân (bón phân vào đất trước khi gieo trồng).
Bón phân trong thời gian cây đang sinh trưởng tốt, thì có thể sử dụng phân chuồng ủ hoai + phân NPK (16-16-8). Cứ theo tỷ lệ 5kg phân chuồng + 200g phân NPK bón cho cây. Mỗi năm bón phân 3 - 5 lần để cây phát triển tốt nhất.
Phòng trừ sâu bệnh
Trong quá trình trồng và chăm sóc cây sương sâm, mọi người có thể sẽ gặp một số loại sâu bệnh, làm ảnh hưởng đến cây trồng phát triển, thậm chí nếu không biết cách khắc phục sớm cây có thể sẽ bị hư hại và không phát triển được nữa.
Bệnh phấn trắng
Bệnh này cũng thường gặp ở cây sương sâm, đặc biệt là lúc cây con đang phát triển tốt. Bệnh phấn trắng thường ảnh hưởng đến thân cây, lá và cành.
Khi cây bị bệnh phấn trắng, lá cây bắt đầu xuất hiện những đốm màu xanh vàng. Sau đó, dần dần xuất hiện những nấm dày đặc trên lá, nhìn bên ngoài giống như bột phấn.
Bệnh nặng có thể ảnh hưởng đến cả những cành và thân cây, những cây này sẽ phát triển yếu.
Để phòng ngừa bệnh phấn trắng mọi người nên dọn dẹp cỏ trong vườn, loại bỏ những cành cây đã bị bệnh ra xa nơi trồng. Vun luống và dùng màng phủ nông nghiệp.
Để khắc phục bệnh phấn trắng, mọi người có thể sử dụng thuốc Hexaconazole, Azoxystrobin hoặc (Mandipropamid + Chlorothalonil) khi thấy những dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Có thể sử dụng một số loại thuốc khác Anvil 5SC, Aliette, Amistar Top, Daconil.
Bệnh giả sương mai
Bệnh này do một loại nấm có tên là Pseudoperonospora cubensis gây ra, chúng khiến cho lá thân quả bị những chấm xuất hiện những màu xanh vàng, màu nâu nhạt. Bệnh thường phát triển và xuất hiện nhiều ở thời tiết có sương mù, độ ẩm không khí cao.
Để khắc phục bệnh giả sương mai mọi người có thể dùng chế phẩm trừ nấm Ridolmil Gold và Antracol.
Sâu khoang, rầy hại & sâu xanh
Khi phát hiện cây bị sâu nhẹ, bạn có thể diệt trừ bằng cách loại bỏ thủ công hoặc sử dụng hoạt chất sinh học Neem Chito,GE gừng tỏi ớt hay dịch tỏi. Tuy nhiên, nếu có quá nhiều sâu bệnh, mọi người có thể cân nhắc sử dụng Randiant & Confidor để trị dứt điểm.
Thu hoạch
Cây trồng khoảng 4 đến 5 tháng là có thể bắt đầu thu hoạch được rồi. Tùy theo mục đích sử dụng của mỗi người, mà cách thu hoạch cũng khác nhau, có thể lấy nguyên đoạn thân hoặc chỉ lấy lá. Nhưng không nên thu hoạch quá mức có thể khiến cây khó phát triển trở lại được.
Xem thêm:
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Quỳnh Anh
Chuyên gia
Xin chào, tôi là Quỳnh Anh, một chuyên gia về thú cưng. Hiện nay tôi 30 tuổi, tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng các loài động vật như chim, chó, mèo, cá. Tôi yêu động vật và luôn mong muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho các thú cưng của mình và cho những người yêu thú cưng. Tôi đã có cơ hội làm việc trong các trung tâm chăm sóc thú cưng, nhà máy sản xuất thức ăn cho thú cưng và cũng đã tham gia nhiều hoạt động cứu hộ động vật. Tôi rất mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm của mình về chăm sóc thú cưng để giúp đỡ các bạn có thể chăm sóc thú cưng của mình tốt hơn.