Trong những năm gần đây, nghề nuôi ong đang được quan tâm và phát triển mạnh mẽ, rất nhiều hộ dân đã từng bước nuôi ong theo mô hình trang trại nhỏ đến quy mô trang trại ong lớn. Vậy làm thế nào để người nuôi ong có thể phát triển và mang lại hiệu quả từ việc nuôi ong mật, trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý và chia sẻ cho bạn một số thông tin hữu ích trong việc nuôi ong.
Hướng dẫn cách nuôi ong mật mới bắt về tại nhà
Chọn giống
Việc chọn giống ong mật rất quan trọng, một đàn ong khỏe mạnh sẽ giúp hiệu suất thu hoạch mật ong được tốt nhất. Vì vậy mọi người cần lựa chọn địa chỉ uy tín, quan sát bên ngoài, thùng ong bên trong và đáp ứng một số yêu cầu để lựa chọn những đàn ong khỏe mạnh.
Nếu bạn mua đàn ong mật được nuôi trong thùng gỗ, hãy xem xét những tiêu chí sau trước khi quyết định mua:
- Đối với những người mới nuôi ong mật, thì nên chọn mua vào đầu vụ xuân là hợp lý nhất. Tùy giá thành có hơi cao và đắt hơn, nhưng khi mua ong vào thời điểm này, bạn sẽ không phải làm quá nhiều. Khi mua về đừng vội động vào đàn hay làm bất cứ điều gì, cứ để cho chúng vài ngày để chúng quen dần với môi trường xung quanh.
- Nên mua những đàn ong mật có ong chúa dưới 6 tháng, ong chúa dưới 6 tháng sẽ có nhiều lông tơ, có được vòng trứng rộng.
- Phần bánh tổ phải là bánh mới, chúng phải có màu sáp vàng không có lỗ ong đực. Khi mua bạn phải xem xét số lượng cầu và số lượng quân trong đàn ong có phù hợp với nhu cầu bạn định mua hay không?. Bạn cũng cần để ý bánh tổ phải đảm bảo có chứa nhiều nhộng ong vít nắp và ấu trùng.
- Một đàn ong mạnh mẽ, cần có rất nhiều ong thợ và ong non, chúng cũng phải có được lượng thức ăn dự trữ nhiều để cả đàn có thể phát triển tốt.
- Đàn ong mật không bị bệnh, chắc chắn rồi, không ai lại muốn mua một đàn ong bị bệnh về cả.
- Phần kích thước thùng và của cầu phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn.
Chọn địa điểm để nuôi ong
Lựa chọn địa điểm để nuôi ong cũng rất quan trọng, khu vực hợp lý để đặt đàn ong là nơi gần nguồn mật, phấn hóa. Lý tưởng nhất vẫn là khu vực từ tổ đến khu vực lấy mật nằm trong khoảng từ 500 - 700m. Khu vực ong lấy mật và phấn không có phun thuốc sâu và hóa chất, không có dịch bệnh, không có nhiều chim thú có hại cho bày ong. Một trại ong bạn có thể đặt 40 đàn/ha, mỗi trại ong nên đặt cách nhau khoảng 2km, cần phải đảm bảo nguồn phấn và mật hoa.
Ngoài ra, nơi đặt tổ ong cần đảm bảo không gian yên tĩnh, thoáng mát, địa hình bằng phẳng, không ngật lụt, không đặt cạnh nhà máy đường, không đặt cạnh nhà máy hóa chất, hay nhà máy chế biến hoa quả, không đặt ở khu vực có hồ lớn bao quanh.
Dụng cụ nuôi & chăm sóc đàn ong
Thùng nuôi ong mật
Kích thước chuẩn thùng nuôi ong mật: (dài * rộng * cao ) = 46,5 cm x 38 cm x 24,5 cm.
Thùng ong nên được làm bằng gỗ khô, thùng ong cần phải có cửa cho ong ra vào.
Một số dụng cụ cần thiết khác:
- Rọ tròn nhốt ong chúa
- Mũ lưới bảo hộ chống ong đốt
- Găng tay chống ong đốt
- Quần áo bảo hộ chống ong đốt
- Lưới lọc mật
- Bộ tạo chúa
- Dao cắt mật
Cho ong ăn bổ sung & uống nước
Tại sao lại phải cho ong ăn thêm?
Thức ăn chủ yếu của ong là phấn hoa và mật. Tuy nhiên, không phải lúc nào nguồn thức ăn cũng có, do hoa chỉ nở theo mùa, do đó đàn ong có thể bị thiếu hút thức ăn nghiêm trọng. Thức ăn cũng có thể bị thiếu do thời tiết, chẳng hạn như trời mưa khiến đàn ong không thể tiếp cận được hoa.
Mặc dù đàn ong có thể thu thập thức ăn và dự trữ thức ăn, tuy nhiên chúng cũng có giới hạn, thức ăn này cũng có thể bị người nuôi ong lấy đi. Chính vì vậy, người nuôi ong cần phải biết được tình trạng đàn ong khi bị thiếu thức ăn và cần phải được bổ sung thức ăn kịp thời.
Cách cho đàn ong ăn bổ sung nước đường siro lúc thiếu hoa
Thời điểm bổ sung này thường diễn ra vào những ngày hè vào tháng 7 đến tháng 9 và mùa đông từ tháng 12 đến tháng 1, do thời điểm này là lúc nguồn hoa thiếu nhiều. Để bổ sung thức ăn tốt nhất, người nuôi ong có thể thực hiện đun nước + đường theo tỷ lệ 1:1 hoặc tỷ lệ 1:2. Mỗi lần cho ăn bạn có thể bổ sung khoảng 300 - 400ml, cho ăn liên tục trong 2 - 3 tối liên tục.
Cách cho đàn ong ăn bổ sung phấn hoa
Thời điểm bổ sung phấn hoa thường được làm vào lúc tháng 7 đến tháng 9, việc cung cấp phấn hoa nguyên chất sẽ là điều cần thiết, bởi phấn hoa cung cấp rất nhiều vitamin và đạm. Để bổ sung người nuôi ong có thể trộn mật ong với phấn hoa, rồi tạo thành viên đặt ở mặt xà cầu.
Một số trường hợp đặc biệt nên bổ sung thức ăn
Các trường hợp khác như tạo chúa, xây bánh tổ, điều trị bệnh, hay kích thích đi làm.
Lưu ý:
- Nên bổ sung thêm thức ăn cho ong mật vào buổi tối để tránh bị cướp mật
- Sau khi cho ăn xong cần phải rửa sạch máng để tránh các đàn đánh nhau
- Khi nhiệt độ dưới 12ºC thì mọi người không nên cho ong ăn thêm.
Cách kiểm tra ong mật nuôi hàng ngày
Mục đích của việc kiểm tra này là để xem xét việc đàn ong mật có khỏe mạnh hay không? từ đó dự đoán những trường hợp tiềm ẩn, mọi người có thể phòng tránh kịp thời bằng những biện pháp tốt nhất.
Bạn có vào xem cách kiểm tra ong mật nuôi hàng ngày để tìm hiểu chi tiết hơn, việc có được những thông tin và nắm bắt được đàn ong có khỏe mạnh hay không sẽ rất tốt trong quá trình nuôi và phát triển trang trại.
Bệnh thường gặp ở ong mật
Cách chữa bệnh thối ấu trùng ong mật
Với những trường hợp bệnh nhẹ bạn có thể sử dụng phương pháp phun thuốc. Phun thuốc 2 ngày 1 lần để đạt hiệu quả tốt nhất. Bạn nên phun lên cả cầu ong và đàn ong, cần khéo léo để phun thuốc tránh cho đàn ong xáo trộn.
Bạn có thể sử dụng thuốc Steptomycin & Kanamycin pha với nước ấm (nước đun sôi để nguội), cứ 1g pha với 1 lít nước và sử dụng bình phun dạng sương.
Ngoài ra, mọi người có thể chữa bệnh thối ấu trùng ong mật bằng cách điều trị pha kháng sinh với nước sirô đường để cho ong ăn:
- Steptomycin 0,5g + 1 lít nước sirô đường
- Kanamycin 0,5g + 1 lít nước sirô đường
Sau khi khuấy đều nước theo công thức ở trên, mọi người có thể sử dụng cho ong mật ăn 100 ml/cầu ong, cho ăn 3 tối liền nhau. Nếu có nhiều đàn bị bệnh thì bạn nên gộp chung vào để chữa.
Nhưng lưu ý quan trọng trong việc điều trị bệnh thối ấu trùng ở ong mật.
- Nếu trong 3 tối cho ong ăn nước đường với kháng sinh không khỏi, bạn cần phải thay nước khác.
- Nếu ong mật không ăn hết, mọi người cần phải tháo nước và rửa sạch.
- Trong trường hợp đàn ong mật bị bệnh nặng thì mọi người nên nhốt ong chúa lại để tránh bị ong bốc bay.
- Trước 3 tuần vụ mật, mọi người nên dừng sử dụng thuốc kháng sinh, để tránh mật ong thu được có dư thuốc kháng sinh.
Trong thời gian này mọi người cần phải kiểm tra và xem xét đàn ong thường xuyên.
Quy trình thu hoạch mật ong
Thời điểm thu hoạch mật ong
Thời điểm lấy mật thông thường sẽ là lúc ong vít nắp 100%, nhưng quá trình này thường mất rất nhiều thời gian và không đem lại hiệu suất tốt đối với người nuôi ong. Vì vậy, mọi người thường chọn thời điểm thu hoạch lúc cầu ong mật kín nắp 70%. Mọi người thu hoạch mà vẫn đảm bảo được chất lượng của mật ong.
Không nên thu hoạch mật ong vừa được ong thợ đổ đầy, tức là mật ong còn non, với những mật ong này chúng sẽ có lượng nước ≥ 30%. Khi thu hoạch mật ong xong, mật ong dễ lên men, nhiễm khuẩn & nhanh hỏng.
Chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết trước khi mật ong
- Lưới lọc mật
- Máy quay ly tâm
- Dụng cụ chứa mật
- Dao cắt nắp vít mật ong
- Bình xịt khói, bình xịt nước
Những dụng cụ này cần phải được rửa sạch sẽ & khô ráo.
Sau khi kiểm tra đàn ong đạt tiêu chuẩn, mọi người có thể lấy mật và tiến hành quay mật.
Trước khi tiến hành quay mật mọi người cần lựa chọn một nơi cách xa tổ ong, xung quanh có thể phủ một lớp màn rộng ngăn ong mật bay vào.
Khi lấy cầu ong ra khỏi thùng, mọi người dùng dao cắt nắp vít mật ong thật cẩn thận, không nên cắt quá sâu làm hỏng cầu ong.
Có rất nhiều thùng quay khác nhau, do đó mọi người có thể lắp 2 cầu, 3 cầu cùng lúc để quay. Lực quay cần phải đảm bảo tốc độ vừa đủ để đưa mật ra ngoài. Nếu quay chậm quá thì mật sẽ không ra hết mà quay nhanh quá thì ấu trùng sẽ ra hết ngoài.
Sau khi quay xong cầu ong, mọi người cần phải lắp cầu ong về đúng vị trí của tổ ong cũ.
Thu hoạch xong mật ong, mọi người sử dụng lưới lọc mật để loại bỏ sáp ong, bọt và xác ong,... Rồi đổ mật vào dụng cụ chứa mật, đậy kín lại để bảo quản mật ong.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Thu Thủy
Chuyên gia
Xin chào, tôi là Thu Thủy, một chuyên gia về vật nuôi và cây trồng với hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Hiện tại, tôi đã 32 tuổi và đang sống tại Việt Nam. Tôi đam mê về việc nuôi và trồng các loại cây, động vật, và thường xuyên tìm hiểu về những kiến thức mới nhất liên quan đến lĩnh vực này. Tôi thích viết về những kinh nghiệm và chia sẻ kiến thức của mình với mọi người. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý vườn tược, nuôi động vật và trồng các loại cây trồng khác nhau. Tôi cũng có kiến thức về các loại thuốc thú y, phân bón và các kỹ thuật nuôi trồng hiện đại. Với niềm đam mê của mình, tôi hy vọng có thể giúp đỡ mọi người tìm thấy những thông tin hữu ích và hướng dẫn về cách trồng cây, nuôi động vật và quản lý vườn tược tốt hơn.