Xin chào các bạn, hôm trước tôi đã hướng dẫn các bạn cách làm chuồng dê vì vậy đã hướng dẫn cách làm chuồng mà lại không giới thiệu cách nuôi thì thật là thiếu sót, hôm nay tôi sẽ giới thiệu đến các bạn cách nuôi dê nhốt chuồng các bạn nhé, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thôi nào.
Hướng dẫn cách nuôi dê nhốt chuồng mang hiệu quả cao
Chuồng dê
Chuồng nuôi dê cần đảm bảo độ chắc chắn, nên xây ở trên cao & đảm bảo độ thông thoáng, xây theo kiểu chuồng sàn (bên dưới sẽ có các cột chống, bên trên sẽ làm chuồng nuôi dê, việc thiết kế như này sẽ giúp phân & thức ăn thừa rơi xuống dưới). Chuồng nuôi dê cần phải có mái che, có thể sử dụng tấm lợp fibro xi măng hoặc mái lá, vách tường có thể sử dụng những cây gỗ buộc lại với nhau, nhưng cần lưu ý để hở ra khoảng 15 - 20cm.
Để hiểu rõ hơn về cách làm chuồng nuôi dê như thế nào bạn có thể xem lại bài viết của chúng tôi trên wikifarm.
Chọn giống dê
Có rất nhiều giống dê để chọn nuôi nhưng ở Việt Nam những loại dê thường được nuôi nhất là các giống dê Bách thảo, dê Beetal dê Boer và dê cỏ, dê cỏ là loại dê lai tạp linh tinh thường không rõ là giống gì thường sinh sống ở nhiều khu vực, bạn có thể mua dê ở các trại giống động vật ở gần các khu vực núi rừng.
Mua dê giống nên mua dê cái nhiều hơn dê đực nếu nuôi nhiều. Nên mua dê giống đã được 6 tháng tuổi trở lên vì ở độ tuổi này dê đã khá trưởng thành và có thể thích nghi với môi trường sống khi mua về.
Cho dê ăn uống
Nuôi dê không quá khó vì thức ăn của chúng không thay đổi quá nhiều từ khi chúng còn bé đến khi lớn, nếu như nuôi chó, mèo khi chúng còn nhỏ cần cho ăn các thức ăn mềm rồi nấu với khẩu phần tiêu chuẩn,… thì với dê thức ăn khi chúng còn nhỏ, khi đang phát triển và khi trưởng thành đều là cỏ, cây bụi, rau củ quả,… cũng có thể ủ cỏ cho dê ăn như cách ủ cỏ cho bò, cách ủ cỏ cho bò đã được giới thiệu trên wikifarm nên các bạn có thể tìm đọc nhé. Hoặc cũng có thể cho dê ăn các thức ăn công nghiệp như thức ăn dạng cám viên cho dê,…
Thức ăn cho dê chia làm 2 loại: thức ăn thô là các loại cây cỏ, rau, cây ngô, cây chuối,… nói chung là các loại cây , cỏ tự nhiên. Thức ăn tinh là các loại thức ăn dạng ngũ cốc như các loại hạt ngô, đậu, lạc,…
Còn các loại thức ăn cám công nghiệp cho dê là 1 loại có thể dùng thay thế các loại thức ăn trên nhưng thường bà con không dùng vì các loại như cỏ, cây, rau quả rẻ hơn nhiều so với cám công nghiệp.
Mỗi ngày cho dê ăn 2 lần, sáng và chiều tối, các bạn có thể tham khảo khẩu phần ăn cho dê như sau :
Giai đoạn dê dưới 2 tháng tuổi : mỗi ngày cho dê ăn 6 đến 7kg thức ăn thô và 1 đến 2kg thức ăn tinh.
Giai đoạn dê từ 2 đến 4 tháng tuổi : cho dê ăn 4 đến 5kg thức ăn thô và 1 đến 2kg thức ăn tinh mỗi ngày.
Giai đoạn dê từ 4 tháng trở lên : cho dê ăn thêm mỗi ngày 200 đến 300 gram thức ăn mỗi loại.
Nước uống cho dê thì phải là nước sạch, các bạn nên để máng uống nước của dê lúc nào cũng có nước để dê uống tùy theo nhu cầu.
Tiêm vaccine cho dê
Khi dê trên 2 hoặc 3 tháng tuổi thì tiêm vaccine hàng năm cho dê theo lịch trình sau :
- Vaccine lở mồm long móng: Tiêm 2 lần, 1 lần vào tháng 2 và lần 2 và tháng 8.
- Vaccine phòng bệnh đậu dê: Tiêm vào tháng 3 và tháng 9 hàng năm.
- Vaccine phòng bệnh tụ máu : Tiêm vào tháng 3 và tháng 9 hàng năm.
- Vaccine giúp dê thải các loại độc tố trong người: Tiêm vào tháng 3 và tháng 9 hàng năm.
- Nếu dê đang chửa hay vừa đẻ thì không tiêm.
Dê sinh sản
Dê từ 6 đến 8 tháng tuổi trở lên là có thể cho phối giống. Dê thường mang thai khá lâu, khoảng hơn 300 ngày mang thai với lứa đầu còn từ các lứa sau dê sẽ đẻ nhanh hơn, thời gian mang thai sẽ khoảng từ hơn 200 đến khoảng 300 ngày tùy loại dê.
Dê sẽ đẻ khoảng 1 đến 2 con một lứa, dê con sau khi đẻ cần được lau sạch và ở cùng dê mẹ 1 đến 2 tuần mới có thể tách ra nuôi riêng.
Chăm sóc dê mới đẻ
Khi dê vừa đẻ cần lau sạch và cắt rốn chừa lại khoảng 5cm cuống rốn, cắt rốn xong mang dê vào chuồng đã lót rơm rạ để ủ ấm, nên để dê mẹ và dê con ở cùng nhau để cho dê con bú sữa. Giai đoạn này dê mẹ sẽ chăm sóc cho dê con và sau 2 tuần thì có thể tách dê con ra để nuôi trong ô chuồng riêng.
Vắt sữa
Dê mẹ từ sau 2 tuần đẻ đến khoảng 1 tháng rưỡi sẽ có thể vắt sữa nhiều nhất, mỗi ngày vắt sữa vào 2 lần sáng và chiều, mỗi lần vắt khoảng hơn nửa lít, khoảng 500 đến 600 ml sữa trên 1 con/ 1 ngày.
Sau 1 tháng rưỡi dê sẽ ít dần sữa và chỉ vắt được khoảng dưới 400ml trên 1 con/1 ngày.
Nuôi dê đực để lấy thịt
Nếu dê cái nuôi để đẻ và vắt sữa thì những con dê đực với số lượng lớn lại đẻ đem bán, để có thể bán được giá và chúng phát triển nặng nhất thì nên đem dê đi thiến khi chúng được khoảng 3 tuần tuổi, sau đó dê sẽ ăn uống nhiều hơn, lười hơn nên cân nặng sẽ được đẩy lên cao hơn so với các con đực bình thường. Sau khoảng 6 tháng có thể bán dê, những con đực thiến thì đem bán lấy thịt còn những con đực không thiến thì để bán dê làm giống.
Lời kết
Vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu về cách nuôi dê nhốt chuồng xong, các bạn có thể thấy chăm sóc cho dê không phải quá khó nhưng đòi hỏi sự cẩn thận và kỹ thuật của người chăm sóc nên hãy chú ý đọc thật kỹ và khi mới bắt đầu nuôi dê thì không nên nuôi quá nhiều khi chưa có kinh nghiệm các bạn nhé. Chúc các bạn thành công.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Quỳnh Anh
Chuyên gia
Xin chào, tôi là Quỳnh Anh, một chuyên gia về thú cưng. Hiện nay tôi 30 tuổi, tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng các loài động vật như chim, chó, mèo, cá. Tôi yêu động vật và luôn mong muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho các thú cưng của mình và cho những người yêu thú cưng. Tôi đã có cơ hội làm việc trong các trung tâm chăm sóc thú cưng, nhà máy sản xuất thức ăn cho thú cưng và cũng đã tham gia nhiều hoạt động cứu hộ động vật. Tôi rất mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm của mình về chăm sóc thú cưng để giúp đỡ các bạn có thể chăm sóc thú cưng của mình tốt hơn.