Cầy hương hay được gọi là chuồn hương, một số nơi gọi là chồn mướp, ngận hương, cầy xạ. Chúng được xem là loài động vật hoang dã có giá trị cao về mọi mặt đời sống của con người, cầy hương không những có giá trị về dược liệu mà chúng còn có giá trị về thực phẩm. Cầy hương sinh sản hiện mang lại nguồn thu nhập cao cho chính những người nông dân. Nếu bạn muốn tìm hiểu về cầy hương cũng như cách nuôi loài vật này trong quá trình chúng sinh sản, WiKiFarm sẽ đồng hành cùng bạn trong quá trình nuôi loài vật này. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết về cách nuôi cầy hương sinh sản nhé!
Hướng dẫn cách nuôi cầy hương sinh sản đúng kỹ thuật
Khái quát chung về cầy hương
Nguồn gốc
Hiện nay cầy hương phân bố chủ yếu ở Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào. Riêng ở Việt Nam số lượng cầy hương lớn, chúng sống ở cả miền núi và đồng bằng.
Ngoài sinh sống tự nhiên ra, chúng sống nhờ sự chăm sóc của con người là phần đông. Cũng chính chúng có những giá trị cho con người nên hiện nay nhiều người đã chuyển qua mô hình nuôi loài vật này.
Tập tính
Cầy hương trong tự nhiên sống chủ yếu ở những khu vực có bụi rậm như nương, rẫy, ven suối, xung quanh đồi. Chúng thích kiếm ăn vào ban đêm và ngủ nhiều vào ban ngày. Đây là loài vật thích sống đơn độc vì vậy chúng thường tự đi kiếm ăn một mình.
Ngoại hình
Cầy hương là loài vật có kích cỡ nhỏ, một chú cầy hương trưởng thành sẽ có kích cỡ trung bình từ 55 – 75 cm và cân nặng từ 2 – 5kg. Chân của chúng ngắn và thấp.
Lông của cầy hương có nhiều màu: xám vàng, xám đen, xám sẫm hoặc nâu sẫm. Tuy thân hình nhỏ nhưng chúng lại có chiếc đuôi dài từ 35 – 50 cm.
Điều kiện nuôi cầy hương sinh sản
Khi nuôi cầy hương, vị trí nuôi chúng phải được cao ráo, luôn sạch sẽ, hãy để cho chúng không gian thật yên tĩnh không nên đặt chuồng nuôi ở những nơi quá ồn ào, gần đường phố và nên hạn chế các động vật khác tiếp xúc gần với chuồng cầy hương.
Về hướng chuồng, bà con nên đặt hướng chuồng thật mát mẻ vào mùa hè nhưng cũng nên ấm áp vào mùa đông.
Luôn để chuồng sạch sẽ trong quá trình nuôi, giữ cho môi trường trong chuồng không bị ô nhiễm, người nuôi nên quét dọn sạch sẽ chuồng để đảm bảo sự an toàn về sức khỏe cho cầy hương sinh sản.
Cách chọn giống cầy hương sinh sản
Việc chọn cầy hương cần người biết nhìn và hiểu về loài vật này để chọn những giống cần hương khỏe, đúng. Hiện nay có trên 200 loại cầy hương khác nhau.
Khi chọn nên ưu tiên những con cầy hương có lý lịch rõ ràng, mắn đẻ. Những con cầy thật khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không bị các loại bệnh bẩm sinh. Hãy chọn những con giống có bộ lông mượt, chọn những con đực thấy tinh hoàn lộ phía sau hông.
Khi chọn, bà con nên chọn giống từ 8 tháng trở lên để nuôi cho chúng sinh sản. Cân nặng trọng lượng từ 1 – 1,5 kg/con.
Với những con quá nhỏ khi mua về sẽ khá khó nuôi, khó thích nghi và thậm chí chúng còn quá nhỏ nên sẽ kén ăn. Cầy chủ yếu ngủ vào ban ngày, nên khi chọn xong và đặt về nên chọn giống đưa vào ban ngày để chúng không phá chuồng.
Nuôi cầy hương sinh sản
Để nuôi cầy hương đầu tiên bạn nên làm chuồng cho cầy sống và sinh sản, chuồng mẹ trong quá trình mang thai sinh sản nên được tách ra với cầy cái. Chuồng cho cầy hương sinh sản nên được thiết kế lớn, không nên thiết kế quá nhỏ sẽ làm cầy hương bị gò bó, sẽ rất khó hoạt động.
Chuồng cho cầy hương mang thai và đẻ con nên được làm với kích thước rộng 1m, dài 2m và cao 40 – 50 cm. Chân chuồng có 4 – 6 chân, độ dài chân chuồng chỉ nên để 0,2m và được che chắn kín đáo. Trong chuồng nên được che chắn kín đáo, có đệm để ủ ấm cho chuồn.
Cầy hương khi nuôi được 12 – 14 tháng sẽ bắt đầu sinh sản. Trong thời gian sinh sản, cầy hương cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi.
Mỗi năm cầy hương mẹ sẽ đẻ từ 1 – 3 lứa, mỗi lứa chúng sẽ sinh từ 2 – 4 con. Sau 2 tháng tuổi, cầy hương con sẽ được tách ra khỏi mẹ và được nuôi dưỡng bằng thức ăn cho đến khi chúng cứng cáp sẽ được xuất bán.
Thức ăn và nước uống cho cầy hương
Với nước uống: Bổ sung nước uống thường xuyên cho cầy hương, nên để nước uống vào trong chuồng. Nước uống cho cầy hương phải là nước sạch, nếu nước bẩn hãy thay nước cho chúng.
Với thức ăn: Cầy hương thường ăn vào buổi tối là chính, buổi sáng chỉ là buổi phụ. Bà con nên cho cầy hương ăn đảm bảo chất tốt nhất để mẹ và con có thể khỏe mạnh.
Để cầy hương mẹ đầy đủ chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai, bà con nên bổ sung đầy đủ nước và thức ăn cho chồn.
Thông thường thức ăn chủ yếu của chồn chủ yếu là côn trùng, kiến, chim, mối hoặc các loại bò sát như rắn. Người nuôi cũng có thể cho chồn ăn thêm các loại hoa quả như chuối, đu đủ.
Phòng ngừa bệnh cho cầy hương sinh sản
Nếu nuôi cầy hương trong điều kiện nhân tạo sẽ có nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của cầy hương. Cầy hương sẽ rất mẫn cảm với các loại bệnh như tiêu chảy, cầu trùng hoặc bệnh thương hàn như sốt cao, phân lỏng có màu vàng.
Do vậy ngoài cân nhắc về chế độ ăn uống, không gian sống của cầy hương sinh sản thì bà con cũng nên để ý đến sức khỏe cầy hương mẹ.
Lợi ích khi nuôi cầy hương sinh sản
Khi nuôi cầy hương sinh sản sẽ rất khó khăn bởi sinh sản là thời kỳ khó nuôi cầy hương nhất. Khi thấy cầy hương đang trong quá trình mang thai, không nên bán nó đi mà nên giữ lại để nuôi. Vì sau khi chúng sinh, bạn sẽ có thêm nhiều chú cầy hương con để nuôi và tính đến giá trị kinh tế.
Theo một cách khác, bạn có thể bán cầy hương con cho gia đình khác để họ nuôi dưỡng thành bầy.
Xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Quá trình cầy hương sinh sản sẽ rất khó khăn, bà con nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cầy hương để mẹ và con được khỏe mạnh nhất. Việc bổ sung canxi sẽ hạn chế được tình trạng thiếu hụt chất của cầy mẹ sau khi sinh.
Chồn hương là một trong những loài động vật hoang dã, khi nuôi bạn nên ra chính quyền địa phương để xin phép cũng như mở rộng trang trại nuôi chồn hương. Trong trường hợp, mua thêm hoặc bán ra, mọi người cũng cần phải khai báo để xin giấy phép có nguồn gốc rõ ràng.
Hiện nay tại các hộ chăn nuôi cầy hương, giá cầy hương được bán với mức giá từ 9 triệu đồng/cặp chuồn hương giống tách mẹ và 40 triệu đồng/ cặp cầy giống để sinh sản.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Thu Trang
Chuyên gia
Xin chào, mọi người! Tôi là Thu Trang, một chuyên gia về thú cưng nhiều kinh nghiệm với hơn 5 năm làm việc trong ngành này. Ngoài ra, tôi còn có sở thích với trồng cây, đặc biệt là các loài cây hoa. Tôi luôn cảm thấy thư giãn và hạnh phúc khi được ngắm nhìn những bông hoa tươi tắn nở rộ trên cành cây mỗi ngày. Nếu bạn gặp tôi, chắc chắn sẽ nhận thấy tôi là một người hài hước và vui vẻ. Tôi tin rằng cuộc sống sẽ trở nên đáng sống hơn nếu chúng ta luôn giữ cho mình niềm vui và tính cách tích cực. Đó là một chút về tôi và tôi rất mong muốn được làm quen với mọi người. Cảm ơn vì đã dành thời gian để đọc những điều tôi chia sẻ.