Hiện nay tại Việt Nam, việc nuôi cào cào đã trở thành một hình thức phổ biến, cào cào trở thành loài vật mang lại nguồn thu nhập cho những người kinh doanh. Để biến loài vật này trở thành loài có nguồn thu nhập ổn định và mang lại kinh tế, bạn có thể tận dụng sự hiểu biết cũng như thế mạnh của mình để có được đầu ra tốt nhất cho cào cào. Cùng WiKiFarm nắm rõ những thông tin về loài vật này nhé, rất cần thiết cho bạn lắm đấy!
Hướng dẫn cách nuôi cào cào đúng kỹ thuật
Giới thiệu về cào cào
Cào cào còn có tên gọi khác là “châu chấu”, đây là côn trùng có thức ăn chủ yếu là lá cây, cỏ. Cào cào thuộc loài đa thực, với những người nông dân trồng lúa, mía, bắp… xem cào cào là loài vật có hại cho mùa màng, nhưng đối với những người xem cào cào (châu chấu) là loài nuôi có giá trị kinh doanh thì cào cào trở thành vật nuôi được chăm sóc cẩn thận.
Trứng của cào cào thường có hình ống, hơi cong ở giữa, một phần hơi to, còn một phần nhọn. Cào cào đực thường có thân ngắn hơn con cái. Cào cào có nhiều màu sắc như xanh, xanh vàng hoặc nâu bóng.
Hướng dẫn cách chọn giống và phối giống cho cào cào
Chọn giống: Khi chọn giống cào cào nên chọn những con thật sự con khỏe mạnh, có cánh dài, đặc biệt chọn những con chân không bị gãy vì chân bị gãy khả năng sống sót không được lâu. Mọi người có thể bắt cào cào ở ngoài tự nhiên, chúng thường được tìm thấy ở cánh đồng lúa, đồng cỏ & cánh đồng trồng dâu.
Phối giống: Việc phối giống cho cào cào không hề khó, chỉ cần thả đàn cào cào đực và cái cùng trong một môi trường, cào cào đực có kích bé hơn so với con cái. Trong quá trình phối giống, con đực sẽ giao phối với con cái bằng cách phóng tinh trùng vào âm đạo của con cái thông qua thể giao cấu, chúng chèn bó sinh tinh vào cơ quan đẻ trứng của con cái.
Thiết kế chuồng nuôi cào cào và nuôi cào cào trong thùng xốp.
Chuồng nuôi cào cào: Đóng chuồng chuyên dụng thật tốt để có thể nuôi cào cào với số lượng lớn, việc đóng chuồng chuyên dụng là điều vô cùng cần thiết. Thùng chuyên dụng nuôi cào cào có thể được mua tại các cửa hàng phụ kiện vật nuôi hoặc tự làm (hầu hết mọi người sẽ phải tự làm). Phần trên của chuồng được làm bằng lưới để che miệng thùng. Trong chuồng nên có những cây, lá xếp thành nhiều tầng, có thêm khay nước, khay cám để cung cấp nguồn thức ăn cho cào cào.
Nuôi cào cào trong thùng xốp: Hoặc bạn có thể tận dụng để nuôi cào cào trong thùng xốp, dùng lưới để đậy miệng xốp, chú ý không được dùng nguyên nắp xốp để đậy. Để cào cào thông thoáng hơn, hai bên thùng xốp nên làm thêm cửa để không khí thùng sốp thoáng nhất. Phía trên miện thùng xốp nên được che chắn bằng lưới. Phía trong hãy để đất cùng với lá mạ, rau muống… không nên để những thực vật có thuốc trừ sâu vì cào cào có thể sẽ chết hàng loạt. Mỗi một thùng xốp hãy thả 20 – 30 con cào cào. Trong thùng xốp nên để một giá đất nhỏ vào thùng xốp để cào cào đẻ.
Nuôi cào cào trong chuồng lưới kín: Nếu bạn nuôi cào cào với số lượng lớn, thì việc nuôi cào cào trong thùng xốp là không đủ. Bạn nên cân nhắc nuôi cào cào trong một chuồng lưới. Mắt lưới cần đảm bảo cào cào không thể chui qua được. Kích thước chuồng lưới (dài * rộng * cao)= 1m2 x 1m x 1m2. Với kích thước này bạn có thể nuôi được khoảng vài trăm con.
Vệ sinh chuồng cho cào cào: Vệ sinh chuồng cho cào cào nên được thực hiện vào buổi tối, hãy mở nắp chuồng ra và tiến hành vệ sinh, nếu bạn vệ sinh vào buổi sáng cào cào sẽ dễ dàng bay đi mất.
Cách ấp trứng và chăm sóc cào cào con
Ngay sau khi cào cào đẻ trứng, nên đặt trứng vào thùng ấp, sau đó thiết lập chế độ phun sương mỗi ngày và có thêm khay che cho trứng bằng dụng cụ đơn giản là khăn ẩm.
Có thể dùng riêng 1 thùng xốp riêng để ấp trứng và nuôi cào cào con, đấy là cách để kiểm soát được nguồn trứng. Cào cào sau khi đẻ vào khay đất, đặt khay đất vào thùng xốp dùng để ấp trứng, thỉnh thoảng hãy tưới nước vào để giữ được độ ẩm bởi có độ ẩm thì trứng cào cào mới nhanh nở.
Qua từng giai đoạn cào cào sẽ phát triển với kích thước và đôi cánh lớn. Sau khi trưởng thành, mọi người có thể bắt đầu nuôi lứa cào cào mới.
Thu hoạch cào cào và hiệu quả kinh tế cào cào mang lại
Cào cào sau khi được nuôi 70 ngày sẽ sẵn sàng quá trình thu hoạch. Cào cào sau khi thu hoạch nên được rửa sạch bằng nước muối, đóng bịch và sau đó được mang đi tiêu thụ.
Về kinh tế, cào cào được bán ra là 30.000 đồng/ 1kg. Giá bán sẽ dao động từ 150.000 – 200.000 đồng. Nhưng nếu nhà bạn nuôi cào cào với số lượng lớn thì rất dễ để đạt được lợi nhuận lớn từ công việc này.
Câu hỏi thường gặp
Cách dễ dàng nhận biết nhất là bạn nhìn vào màu sắc của cào cào, màu sắc tươi sáng cho thấy chúng phát triển bình thường và khỏe mạnh. Một đặc điểm thường thấy nữa là cào cào sẽ bật nhảy khi thấy nguy hiểm.
Trong thời gian khoảng 70 – 80 ngày, cào cào lúc này đã phát triển hoàn thiện. Mọi người có thể thu hoạch cào cào vào thời điểm này.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Tiến Thành
Tôi là Tiến Thành, hiện nay đã 25 tuổi và đang là sinh viên tại trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài Y Khoa, tôi luôn có một tình yêu đặc biệt dành cho động vật, đặc biệt là với những chú mèo đáng yêu.
Tôi cũng là một cộng tác viên trên trang hướng dẫn nuôi trồng trực tuyến WikiFarm. Tôi luôn mong muốn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với mọi người về việc chăm sóc động vật. WikiFarm đã mang lại cho tôi cơ hội để góp phần mang lại những thông tin hữu ích và bổ ích cho những người yêu thú cưng.
Cảm ơn mọi người đã dành thời gian để tìm hiểu về tôi. Tôi luôn sẵn sàng để học hỏi và chia sẻ, và hy vọng rằng tôi có thể đóng góp nhiều điều tốt đẹp hơn cho cộng đồng trong tương lai.