Xin chào các bạn, hôm nay tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một giống cá khá lạ và không quá phổ biến ở nước ta, đó là cá sặc rằn, để tìm hiểu về nó và cách nuôi giống cá này thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ngay bây giờ nhé.
Hướng dẫn cách nuôi cá sặc rằn thương phẩm
Tìm hiểu về cá sặc rằn
Cá sặc rằn là giống cá nước ngọt thường sống ở các vùng đầm lầy và ở những cánh đồng gần cạn nước.
Cá sặc rằn khi trưởng thành chỉ dài khoảng 15cm đến 20cm, có thể to hơn tùy theo độ tuổi và chế độ nuôi.
Chúng có cái đầu hình tam giác, thân hình thon gọn , vây trên và vây dưới khá giống nhau, đều kéo dài từ 2 phần 3 thần đến đuôi.
Cá sặc rằn có khá nhiều màu sắc, từ cam, trắng, đen , xanh,... và có khá nhiều kiểu họa tiết như sọc màu đan xen hay hai màu trên cơ thể,...
Các bạn khi mới nghe tên giống cá này sẽ cảm thấy khá lạ vì giống cá này không quá phổ biến, thậm chí có người còn không biết nuôi cá sặc rằn để làm cảnh hay để lấy thịt. Hiện nay cá sặc rằn đang được nuôi chủ yếu để bán lấy thịt, chế biến các món ăn.
Bể & ao nuôi
Cá sặc rằn có thể sống được ở nhiều loại môi trường như ao, bể hay thậm chí là tận dụng ruộng bỏ hoang để cải tạo nuôi cá. Kích thước ao nuôi cá sặc rằn có thể tùy chỉnh theo số lượng cá mà bạn muốn nuôi, thông thường thì cứ 1 mét vuông sẽ nuôi được khoảng 8 con.
Độ sâu của ao nuôi thường từ 1 mét đến 1,5 mét trở lên sao cho khi bơm nước vào ao thì khoảng cách của mực nước thấp hơn 50cm so với bờ.
Khi đào ao xong cần nạo vét bùn trong ao rồi dùng vôi bột rắc dưới đáy ao với mật độ khoảng 10kg trên 100 mét vuông ao. Sau đó phơi ao dưới trời nắng khoảng 2-3 ngày rồi mới bơm nước vào ao.
Lựa chọn cá giống
Khi đã chuẩn bị xong ao và xác định nuôi cá sặc rằn thì đi mua cá giống hoặc nếu đổi ý thì để ao nuôi cá khác cũng được.
Khi mua cá sặc rằn giống chọn những con cá khỏe mạnh, bơi lội linh hoạt, cá sặc rằn con giống thường có kích thước khoảng 4-5cm.
Khi mua cá giống về thì cho cá trong túi nilong chứa nước xong thả từ từ xuống ao khoảng 10 phút rồi mới mở túi cho cá bơi ra ao.
Khi thả cá nên thả vào lúc chiều tối.
Thức ăn & cách cho ăn
Với cá sặc rằn thì nên cho ăn loại thức ăn kết hợp của cả cám công nghiệp và thức ăn tươi sống.
Trộn thức ăn như các loại tôm tép, cá tạp nham xay nhỏ với cám công nghiệp theo tỷ lệ cám khoảng 65-70% và còn lại là thịt tôm , cá tạp,... trộn thêm 1 chút men vi sinh hay các loại men kết dính chuyên dụng cho làm cám cá.
Mỗi ngày cho cá ăn khoảng 2 lần, lượng thức ăn nên cho cá ăn trong 1 ngày vào khoảng 7 đến 10% trọng lượng của cá chia đều cho mỗi lần.
Theo dõi & chăm sóc
Khi thấy nước trong ao quá đục thì tiến hành thay khoảng 30% lượng nước trong ao, 1 tháng thay nước khoảng 2 lần nếu bạn muốn đảm bảo ao nuôi được sạch sẽ.
Khi phát hiện độ phèn trong ao tăng lên quá mức thì dùng vôi bột rắc quanh bờ ao và mép bờ ao để giảm.
Phát quang cây cỏ dại, cây bụi xung quanh ao để tránh mầm bệnh hay các con vật có hại sinh sống.
Khi phát hiện các loại tảo phát triển quá mức, nhất là tảo xanh thì cần tìm biện pháp giải quyết ngay.
Trên wikifarm đã có bài viết cách hướng dẫn cách xử lý tảo xanh , các bạn có thể tìm đọc để biết rõ hơn cách giải quyết.
Các loại bệnh cá sặc rằn hay gặp
Bệnh trùng mỏ neo: Là loại bệnh khá phổ biến của các giống cá nuôi lấy thịt , thường là do các virus trong ao gây ra khiến cá có các con trùng bám trên cơ thể, chủ yếu ở phần hậu môn, vây,... các con trùng đen nhỏ có hình thù khá giống mỏ neo này ký sinh vào cá khiến cá dần dần mất hết chất dinh dưỡng mà chết. Có thể dùng lá xoan thả xuống ao và tiến hành tắm cho tất cả cá trong ao bằng nước muối đến khi các con trùng nhả hết ra. Sau đó thay gần như toàn bộ nước trong ao.
Bệnh trùng quả dưa: Cá xuất hiện nhiều đốm nhỏ màu trắng trên toàn thân, bệnh này khá khó phát hiện vì ban đầu các con trùng chỉ xuất hiện rất ít và nhỏ li ti nên khó nhìn thấy, các con trùng này khiến cá dần dần chậm chạp và tử vong, có thể xử lý bằng cách dùng forrmol hoà vào nước ao với liều lượng khoảng 25ml trên 1 mét khối nước. Mỗi ngày dùng 1 lần và dùng liên tục trong 3 ngày.
Bệnh nấm thủy mị: Khiến cá bị các tế bào nấm bám trên cơ thể, nấm sẽ xuất hiện trên cơ thể cá theo dạng nhìn như bị mốc và xù lên khá giống bông nên bệnh này còn được gọi là nấm bông gòn. Bệnh này có thể khắc phục bằng cách dùng thuốc tím hòa với nước ao theo liều lượng khoảng 5ml trên 1 mét khối nước.
Thu hoạch cá
Khi cá được khoảng 150gram thì có thể thu hoạch, bạn có thể thu hoạch để bán số lượng lớn hay thu hoạch bán nhỏ lẻ cũng được, khi thu hoạch thì có thể vớt cá dần hoặc rút nước gần hết để vớt cá cho dễ và đem bán nếu đã đảm bảo có các phương tiện vận chuyển và đầu ra an toàn.
Lời kết
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cách nuôi cá sặc rằn, có thể thấy nuôi cá sặc rằn không quá khó và cũng khá tương tự với các giống cá ao, cá thịt khác nên ngoài cá sặc rằn ra thì cách nuôi này còn có thể áp dụng với nhiều loại cá ao khác nữa, để tìm hiểu thêm về cách nuôi và nhiều giống cá mới lạ thì các bạn nhớ chú ý đón đọc các bài viết mới nhất trên trang web của chúng tôi nhé, cảm ơn các bạn rất nhiều.
Đọc thêm: cách nuôi cá chình thương phẩm
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Phương Linh
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào, mọi người!. Tôi là Phương Linh, một bác sĩ thú y và chuyên gia nghiên cứu về động vật. Hiện tại, tôi 29 tuổi và đam mê công việc của mình từ khi còn rất trẻ. Tôi đã tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ thú y và sau đó tiếp tục học tập và nghiên cứu về các loài động vật khác nhau, đặc biệt là thú cưng. Ngoài công việc của mình, tôi cũng rất đam mê viết sách về động vật và thú cưng. Tôi hy vọng qua việc viết sách, tôi có thể chia sẻ với mọi người những kiến thức và kinh nghiệm của mình để giúp các bạn hiểu rõ hơn về thế giới động vật và giúp cho chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn bên cạnh những người bạn bốn chân của chúng ta. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về động vật hay thú cưng, hãy liên hệ với tôi. Tôi luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với mọi người. Cảm ơn bạn đã đọc giới thiệu về tôi!