Cá đĩa được người Trung Hoa gọi với cái tên mỹ miều khác Ngũ Sắc Thần Tiên và mệnh danh Nhất Đại Mỹ Ngư. Đối với những người đam mê nuôi cá cảnh, cá dĩa được coi là vua của hồ cá bởi hình dáng độc đáo và vẻ đẹp mắt của nó. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của chúng thường rất chậm và khá nhạy cảm, do đó việc nuôi dưỡng yêu cầu nhiều kỹ thuật và quy trình nghiêm ngặt. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với các bạn kinh nghiệm, kỹ thuật và cách nuôi cá dĩa cảnh mau lớn và lên màu đẹp.
Hướng dẫn cách nuôi cá Đĩa lên màu đẹp, sống khỏe
Nguồn gốc
Cá Dĩa là một loài cá được phát hiện vào năm 1840 bởi Tiến sĩ Johann Jacob Heckel, một nhà ngư học người Áo. Quê hương của chúng là các vùng nước trũng và tù đọng trên các nhánh sông Amazon chảy qua các nước Nam Mỹ như Brazil, Peru, Venezuela và Colombia.
Ngoại hình
- Hiện nay, ở Việt Nam, các loại Cá Dĩa (Discus fish) đã được nhân giống lai tạo rất nhiều để thu được những con cá cỡ lớn và đẹp. Những con cá này có thân hình được chia thành ba dạng: hình tròn, hình dài và ovan, trong đó, hình ovan là được ưa chuộng nhất. Miệng cá cũng là yếu tố quan trọng để đánh giá độ đẹp của cá, nếu miệng được gắn liền với phần đầu thì được coi là đẹp, còn miệng bị chu ra hoặc hàm dưới nhô ra nhiều hơn hàm trên thì bị xem là xấu.
- Nơi cá hô hấp, mang cá, cũng rất quan trọng. Nếu mang cá bị hở thì mang sẽ không đẹp hoặc bị cuốn. Mắt cá có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, trắng, đen và vàng.
- Vẩy cá phải mịn, dày, và có màu sắc đẹp, nếu vảy cá bị sần sùi hoặc màu sắc nhợt nhạt thì vảy đã bị biến dạng. Cá có cờ thấp, cờ cao, cờ dơi, cờ bướm. Nếu cá có cờ cao và mình cao thì được gọi là high body (ovan).
- Nếu cá thiếu cờ thì bị dị tật. Mình ngắn, cờ cao được gọi là cờ cao và ngược lại, mình cao, cờ ngắn được gọi là cá tròn. Đầu cá cũng rất quan trọng, nếu đầu đẹp thì phải liền và đứng, còn cá xấu thì đầu sẽ gù ra. Đặc tính của thân hình cá bao gồm: bình thường, mỏng, và dày (mập). Cá cũng có thể có các sọc và đốm khác nhau như sọc mịn (thanh), sọc ngang, sọc đứng, đốm tròn, đốm không đều và các hang đốm bị vỡ. Nền của cá có thể có nhiều màu sắc khác nhau như xanh, đỏ, vàng, lâu và trắng.
Chiều dài của cá Dĩa (Discus fish)
- Cá 7 ngày tuổi: 2.5 -3.0mm
- Cá 18 ngày tuổi: 1.0 – 1.5cm
- Cá 1 tháng tuổi: 2.0 – 3.0cm
- Cá 2 tháng tuổi: 4.0 – 5.9cm
- Cá 3 tháng tuổi: 5.0 – 6.0cm
- Cá 4 -5 tháng tuổi: 7.0 – 8.0cm
- Cá 5 – 6 tháng tuổi: 9.0 – 10cm
- Cá 9 -10 tháng tuổi: 10 – 12cm
- Cá 11 -12 tháng tuổi: 12 – 13cm
Kích thước bể nuôi
Về việc lựa chọn kích thước bể nuôi cá đĩa, rất nhiều người dễ mắc sai lầm. Họ thường sử dụng một hồ quá nhỏ để nuôi cá. Nhưng thực tế là khi cỡ của cá đĩa còn nhỏ, chúng chỉ to hơn chiếc điện thoại một chút. Do đó, nhiều người có thói quen cho rằng chỉ cần dùng hồ nhỏ là đủ. Tuy nhiên, nếu muốn nuôi 6 con cá đĩa trưởng thành (vì chúng thường sống thành đàn), thì ít nhất phải lựa chọn bể chứa 200 lít nước. Việc lựa chọn kích thước bể cũng cần cân nhắc mức nước phù hợp, và độ cao của bể nên khoảng 70cm.
Môi trường nước
Để nuôi cá dĩa cần chuẩn bị các dụng cụ và thiết bị chuyên dụng để lọc nước như cát, sỏi, than hoạt tính… để nước trong hồ đạt chỉ tiêu độ trong từ 1,5 – 4,5m và độ mặn không quá cao: 10 – 50 ms.
- Nhiệt độ phải luôn đảm bảo ở mức thích hợp nhất
- Đối với cá dĩa bột mới sinh: t0 = 27 – 300C
- Đối với cá dĩa 7 – 9 tháng tuổi: t0 = 25 – 270C
- Thường xuyên đo nhiệt độ nước để điều chỉnh kịp thời nếu nhiệt độ thay đổi.
- Đảm bảo độ pH nằm trong giới hạn cho phép
- Cá dĩa mới nở: pH = 6,5 – 6,7
- Cá dĩa trưởng thành: pH = 6 – 6,8
- Cá dĩa mái nuôi để ươm giống: pH = 5,5 – 6,5
- Trường hợp nước không đủ độ pH thì dùng bình sục khí để tăng cường chỉ tiêu này.
- Độ dH phải luôn ở mức phù hợp:
- Cá dĩa mới nở: dH = 5 – 10
- Cá dĩa trưởng thành: dH = 10 – 15
- Cá dĩa mái nuôi để ươm giống: dH = 5 – 6
Thức ăn
- Về chế độ dinh dưỡng, cá dĩa cần được cung cấp các loại thức ăn phù hợp. Cá dĩa từ 15 – 30 ngày tuổi cần được cho ăn thức ăn nhuyễn thể là bo bo. Cá dĩa từ 1 – 3 tháng tuổi có thể ăn trùn chỉ, lăng quăng. Cá từ 3 tháng tuổi trở lên có thể được cho ăn nhiều loại thức ăn như trùn chỉ, tảo, ấu trùng cá con, tép, lăng quăng, luân trùng, sâu đông lạnh và tim bò xay nhỏ.
- Thêm nữa, các nghiên cứu gần đây cho thấy cá dĩa cũng ăn được thực vật, khoảng 40 – 60%. Bổ sung rau vào thức ăn của cá đĩa có tác dụng khá tốt và giúp giảm chi phí thức ăn. Công thức thức ăn cho cá dĩa bao gồm tim bò xay (loại bỏ sạch gân, mỡ), rau luộc xay (cải bó xôi, củ cải, cải bông, cà rốt), phụ gia (can-xi, vitamin, tỏi, tảo spirulina) và chất kết dính. Trong khi trùn chỉ giúp cá lớn mau thì tim bò giúp cá dày mình. Thức ăn có thể được kết hợp với tần suất cho ăn và thay nước, ví dụ như sáng cho ăn trùn chỉ, ăn xong thay nước 50%; trưa cho ăn tim bò, ăn xong thay nước 100%; tối cho ăn trùn chỉ hoặc thức ăn viên, ăn xong thay nước 50%.
Bệnh thường gặp ở cá Đĩa
Bệnh cá Đĩa thường gặp, dấu hiệu nhận biệt và cách phòng ngừa chữa trị bệnh cho cá.
- Bệnh nấm thủy my (sapro-legnia, Achlya):
- Triệu chứng: Bệnh xuất hiện khi nhiệt độ thấp từ 18-25° C, môi trường nước bị nhiễm bẩn. Khi nấm mới bắt đầu kí sinh, mắt thường khó nhìn thấy, phần cuối của sợi nấm đâm sâu vào cơ thể cá, phần đầu của sợi nấm lơ lửng, có màu trắng trên thân cá.
- Điều trị: duy trì và ổn định nhiệt độ. Định kỳ sát trùng hồ, bể nuôi cá với muối ăn NaCl, thuốc tím… Tắm sát trùng với NaCl – 3g/l nước. Dùng NaCl nồng độ 5g/l hoặc KmnO4 1 – 1.5mg/l tắm cá kết hợp thay nước sạch và nâng nhiệt độ nước lên 30 – 32°C.
- Bệnh nấm trắng:
- Triệu chứng: Sẽ có những đốm trắng nổi trên lưng, tụ lại ở một góc hồ, kì vi xếp lại.
- Điều trị: Sử dụng fomol, nếu dùng 100ml thì khoảng 2cc, khoảng từ 2 -3 ngày sẽ giảm đốm trắng, hoặc sử dụng thuốc thủy sản dạng dung dịch.
- Bệnh sình bụng, phân trắng, đường ruột:
- Triệu chứng: Cá bỏ ăn, bụng to, có khi đi phân trắng, thường gặp ở cá từ 20 ngày đến 1 tháng tuổi. Cá teo bụng sẽ chết chậm, cá trướng bụng và lồi mắt sẽ chết nhanh, gan có mủ. Thường gặp trên lứa không đồng đều size, và trên cá bột size 7 -8cm.
- Điều trị: Dùng metronidazol (250mg) 1 viên dùng 8 lít nước bỏ trực tiếp vào hồ hoặc trộn vào thức ăn.
- Bệnh ký sinh trùng, sưng mang:
- Triệu chứng: Xảy ra khi sử dụng nguồn nước sông, ao hồ. Sưng mang xảy ra khi nguồn nước dơ, phát sinh vi khuẩn bám trên mang làm cá thở gấp. Gây ngứa, khó chịu, cá giật vây và cọ sát vào vật cứng.
- Điều trị: Fomol (nồng độ 37 – 40%) + muối (100ml thì dùng khoảng 200g muối 2-3cc fomol), Hoặc dùng Malachitegreen 100g/10m3.
- Bệnh đục đuôi
- Triệu chứng: do thay nước.
- Điều trị: ngâm muối, thuốc tím.
Cá Đĩa nuôi chung với cá gì?
Những người đã có kinh nghiệm nuôi cá đĩa lâu năm thường khuyên rằng, không nên nuôi chung cá đĩa với các loại cá khác bởi vì cá đĩa khá nhạy cảm và khó sống chung với các loài cá khác. Tuy nhiên, nếu thật sự cần thiết, bạn có thể tham khảo một số loài cá có thể nuôi chung với cá đĩa như sau:
- Cá da trơn Cory
- Cá thần tiên
- Cá Rummynose tetras
- Cá rừu vặch cẩm thạch
Câu hỏi thường gặp
Cá Dĩa là một loài cá rất nhạy cảm, đặc biệt nhạy cảm với nhiều yếu tố như: tiếng ồn, chấn động nhẹ, ánh sáng mạnh, và các thay đổi của môi trường như nhiệt độ, độ pH, độ cứng của nước. Loài cá này có biên độ thích nghi rất thấp với các yếu tố trên. Ngoài ra, Cá Dĩa dễ bị stress khi bị quấy rối bởi các loài cá năng động sống chung, và dễ bị nhiễm bệnh bởi các tác nhân như nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn và virut.
Tùy từng loại cá dĩa và kích thước khi bạn mua chúng, tuy nhiên so với những loại cá cảnh khác, cá dĩa thuộc “hạng sang”. Với cá có kích thước từ 6-8cm có giá:
Cá dĩa thần tiên Platinum: 70-80k/đôi
Cá dĩa bồ câu, hoặc cá dĩa bông xanh khoảng 150k/con,
Cá dĩa đỏ khoảng 200k/con,
Cá dĩa bông hồng, cá dĩa vàng chanh khoảng hơn 250k
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
- ↑Nhu cầu dinh dưỡng cá Dĩa: Cá dĩa ăn gì? Chế độ ăn hợp lý cho cá - agridoctor.vn
- ↑CÁ DĨA LÀ GÌ? NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÁ DĨA - caronghoanglam.com
- ↑8 Cách nuôi cá dĩa mau lớn - cadiahoaphat.com
- ↑Sơ Lược về Cá Dĩa - thucanchoca.com
- ↑Tuổi thọ và Đặc điểm của cá dĩa - cadiahoaphat.com
- ↑Kích thước bể cá chơi cá đĩa và cách nuôi cá dĩa -becahoanggia.com
- ↑Các Bệnh Thường Gặp Khi Nuôi Cá Đĩa và Cách Chữa Trị - thucanchoca.com
- ↑Cách nuôi cá dĩa nhanh lớn, lên màu đẹp Update 2022 - nhaxinhplaza.vn
Về bài viết này
Hana Nguyen
Người huấn luyện chuyên nghiệp
Rendy Schuchat is a Certified Professional Dog Trainer and the Owner of the largest dog training facility, Anything Is Pawzible, based in Chicago, Illinois. With over 20 years of experience, Rendy specializes in positive dog training and behavior modification to help people build and strengthen their relationships with their dogs. She holds a BA in Psychology and Communications from the University of Iowa, an MA in Psychology from Roosevelt University, and a Certification in Dog Obedience Instruction from Animal Behavior Training and Associates. Rendy was voted one of the Best/Favorite Dog Trainers in Chicago by Chicagoland Tails Reader’s Choice Awards multiple times and was voted Chicago Magazine’s “Best Dog Whisperer” in 2015.