Rượu nếp - một trong những loại rượu có lẽ là phổ biến nhất nước ta vì rượu này tuy đơn giản, dễ nấu, dễ uống mà chẳng cần phải có những nguyên liệu cầu kỳ như các loại rượu ngâm khác. Đây còn là thứ quan trọng nhất trong việc tạo ra các thứ rượu khác vì chính rượu nếp là thứ dùng để ngâm các loại hoa quả hay nguyên liệu khác để tạo ra nhiều loại rượu ngon khác.
Cách làm cơm rượu nếp miền bắc đâm vị hương quê
Rượu nếp miền Bắc?
Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu trước về rượu nếp để biết thêm những điều thú vị về loại này. Ở miền Bắc thì rượu nếp chủ yếu chỉ làm bằng một vài nguyên liệu căn bản như gạo nếp, men rượu và nước trắng, chỉ cần như vậy là đã có thể làm được. Sau khi nấu xong thì cả 2 phần của rượu này đều có thể sử dụng, 2 phần ở đây là phần bã và nước, phần bã là nếp được ủ men và tạo ra rượu, nước ở đây chính là rượu nếp, thành quả mà chúng ta thu được. Rượu nếp có thể chưng cất và ủ rất lâu, từ vài năm đến chục năm nếu kết hợp với các loại quả, cây hay nguyên liệu khác. Đây có lẽ cũng chính là loại được dùng vào nhiều dịp nhất từ cỗ bàn, cưới hỏi hay ma chay ,... đến cả các việc như cúng bái đều dùng rượu nếp cả.
Nói về rượu này thì nó đã đi cùng năm tháng, được ưa chuộng từ thời tổ tiên chúng ta rồi nên độ uy tín là khỏi phải bàn đúng không, có câu nếu chưa uống rượu nếp thì coi như chưa uống rượu cũng chính là để nói về tầm quan trọng của loại rượu này. Hiểu đơn giản thì đây là một trong những loại rượu lâu đời và phổ biến nhất nước ta.
Nguyên liệu làm rượu nếp cần những gì?
Đầu tiên thì đã gọi là rượu nếp thì nguyên liệu chính chắc chắn phải có gạo nếp rồi, có thể dùng một trong các loại gạo nếp ở nước ta để nấu. Hiện thì có các loại như nếp cái hoa vàng hay là nếp than, nếp cẩm ,.. là được ưa chuộng nhất.
Về men rượu thì cần tìm chỗ bán uy tín và đảm bảo an toàn, sạch sẽ để tránh thành phẩm làm ra uống bị ngộ độc. Men rượu càng tốt thì rượu nấu sẽ ngon hơn. Men có thể dùng dạng bột hay viên đều được.
Tiếp đến là nước, có thể dùng nước lọc, nước đun sôi để nguội hay nước gì cũng được miễn là uống được.
Bình chứa : có thể dùng nhiều loại tùy theo sở thích, nhưng đó là vấn đề của sau khi có thành phẩm mới cần đến bình chứa.
Các loại chậu, xô,... để ngâm hay sử dụng khi cần. Cũng cần một số dụng cụ căn bản trong nhà như muôi, đũa thìa hay bát,... Những thứ này thì nhà nào cũng có rồi nên không cần chú ý nhiều.
Có thể thêm một số loại lá to như lá chuối để lót và dùng khi cần.
Cách làm rượu nếp miền bắc
Đầu tiên dùng chậu rồi đổ gạo nếp vào, xả nước ngập gạo , ngập là ngập hẳn ấy để ngâm gạo. Có thể ngâm khoảng 5 tiếng là ổn nhất, nhưng mà chú ý là chỉ ngâm trước khi nấu thôi nhé chứ không ngâm quá lâu hay ngâm xong để đó mà chưa nấu.
Nấu cơm : Sau khi ngâm gạo rồi thì lấy ra nấu như nấu cơm ăn bình thường , đun bằng bếp củi hay bếp gas, nồi cơm điện đều được.
Khi cơm đã chín thì múc ra khay hay lá chuối đã chuẩn bị, cần dàn đều cơm ra cho nguội. Lưu ý là không để cơm nguội hẳn mà để đến lúc cơm nguội nhưng vẫn còn hơi ấm, chỉ hơi ấm thôi nhé.
Men nếu dùng kiểu viên thì giã ra còn nếu dạng bột sẵn thì đổ men trải đều lên cơm nếp rồi trộn đều, nên trộn bằng tay để men thấm đều hơn.
Sau đó lấy cơm đã trộn men cho vào bình hay hộp, chậu, xô,.... tùy loại rồi nén thật chặt lại, đậy kín, nếu muốn chắc chắn hơn thì dùng mấy loại như màng bọc thực phẩm hay là các màng nilon để bịt kín đồ đựng hỗn hợp cơm nếp kia lại. Để ở nơi thoáng, khô khoảng 3 ngày. Trong thời gian này cứ để yên như vậy cho cơm trộn men được lên men, tránh mở ra. Sau 3 ngày thì đun hỗn hợp nước đường, lượng đường nhiều hay ít tùy vào sở thích của bạn, nhưng thường thì người ta sẽ chỉ cho ít đường thôi để lấy hương vị là chính, sau khi đun thì để nguội. Sau khi nước này đã nguội thì mở vật đựng cơm nếp đã lên men và đổ nước này vào, lại niêm phong bình đựng lại rồi để thêm 1 ngày.
Sau 1 ngày đó là có thể chắt lọc rượu ra rồi nhưng nếu thích nặng hơn và nồng hơn thì có thể để thêm 2-3 ngày nữa, càng để lâu thì rượu sẽ càng nồng.
Bây giờ là đã có thể dùng chai, lọ , bình hay vò,... để lấy rượu ra đựng vào rồi, mở vật đựng ra rồi dùng muôi, gáo,... để múc rượu vào các chai hay đồ đựng. Nên có đồ lọc để tránh các hạt nếp rơi vào chai hay đồ đựng rượu thành phẩm.
Hướng dẫn cách làm cơm rượu nếp truyền thống miền Bắc
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 500g gạo nếp (có thể chọn nếp cẩm hoặc nếp lứt tùy thích)
- 6g men rượu thuốc bắc
- 500ml nước sạch
- 1 muỗng cà phê muối
- Lá sen, lá chuối hoặc lá dong để lót và bọc cơm
Quy trình thực hiện:
1. Ngâm và vo gạo nếp
Bắt đầu, bạn cần vo sạch 500g gạo nếp để loại bỏ các tạp chất. Sau đó, ngâm gạo trong nước lạnh từ 4 đến 6 tiếng để hạt gạo mềm và dễ nấu hơn. Sau thời gian ngâm, vớt gạo ra, rửa lại lần nữa với nước lạnh và để ráo nước.
2. Nấu cơm nếp
Cơm nếp chính là yếu tố quyết định độ ngon của cơm rượu, vì vậy, bạn có thể chọn một trong ba cách nấu dưới đây:
- Cách 1: Hấp nếp bằng xửng hấp
Đun sôi nước ở tầng dưới của nồi hấp, sau đó đổ gạo lên tầng trên. Hấp khoảng 30 phút cho đến khi cơm chín mềm. Phương pháp này giúp cơm nếp chín đều và giữ nguyên hương vị tự nhiên. - Cách 2: Nấu bằng nồi cơm điện
Cho gạo đã ráo nước vào nồi cơm điện, thêm nước sao cho mực nước cao hơn mặt gạo khoảng nửa đốt ngón tay. Bật nồi và đợi cho đến khi cơm chín. - Cách 3: Nấu bằng nồi trên bếp gas hoặc bếp củi
Nếu bạn thích vị cơm nấu truyền thống, có thể sử dụng nồi nấu trên bếp gas hoặc bếp củi. Chỉ cần chú ý khuấy đều để cơm không bị cháy đáy và theo dõi lửa để cơm chín đều mà không bị khê.
3. Chuẩn bị men rượu
Trong khi đợi cơm nếp nguội bớt, bạn tiến hành chuẩn bị men. Men mua về thường ở dạng viên, bạn cần nghiền nát thành bột mịn. Để đảm bảo men không bị lợn cợn, bạn có thể lọc qua rây.
4. Trộn men với cơm nếp
Khi cơm đã nguội bớt và chỉ còn hơi ấm, rắc đều bột men lên cơm. Lưu ý: không trộn men khi cơm còn nóng, vì nhiệt độ cao sẽ làm men mất tác dụng. Sau khi rắc men, bạn dùng tay sạch trộn nhẹ nhàng để cơm và men hòa quyện.
5. Ủ cơm rượu
Cho cơm nếp đã trộn men vào bình thủy tinh hoặc nồi sạch. Nếu bạn dùng lá sen, chuối hoặc lá dong, hãy lót một lớp lá dưới đáy bình rồi mới cho cơm vào. Sau khi cho cơm vào, dùng tay ấn nhẹ để giúp cơm lên men tốt hơn.
Ủ cơm trong khoảng 3-5 ngày ở nơi thoáng mát. Bạn có thể kiểm tra sau vài ngày bằng cách ngửi. Nếu cơm tỏa ra hương thơm của men rượu và bắt đầu chảy nước ngọt, tức là cơm đã lên men đạt chuẩn.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Bảo Vân
Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Bảo Vân, một chuyên gia chăm sóc thú cưng 32 tuổi. Tôi rất đam mê và yêu thích động vật, và luôn mong muốn học hỏi và chia sẻ những kiến thức về chăm sóc động vật để giúp chúng sống khỏe mạnh. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc thú cưng, từ việc nuôi dạy các loại động vật nhỏ như mèo và chó, đến chăm sóc những loài động vật lớn hơn như chim cánh cụt và khỉ. Tôi hiểu rõ về các bệnh lý thường gặp của thú cưng và có khả năng chẩn đoán và điều trị chúng. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê việc tìm hiểu về các loài động vật khác nhau, về cách sống, cách sinh sản và cách tương tác với môi trường xung quanh. Tôi tin rằng kiến thức về động vật là vô hạn và luôn có thể học hỏi thêm nhiều điều mới. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến chăm sóc thú cưng, hãy đừng ngần ngại liên hệ với tôi. Tôi rất mong muốn được giúp đỡ và chia sẻ kiến thức của mình để giúp các bạn chăm sóc thú cưng tốt hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe giới thiệu của tôi!