Xin chào các bạn, nuôi chim cút đang là một việc khá tiềm năng giúp kiếm thêm một khoản thu nhập do các món ăn từ chim cút đang dần phổ biến hơn như chim cút chiên, nướng,… hay các món ăn từ trứng chim cút cũng vậy, các bạn sẽ khá bất ngờ khi tìm hiểu về số lượng trứng hay chim cút được tiêu thụ mỗi ngày ở nước ta đấy, hôm nay tôi sẽ giới thiệu đến các bạn cách làm chuồng nuôi cút thả vườn để cho những ai đang có ý định nuôi chim cút hay chọn loại chuồng để làm nuôi chim cút đọc tham khảo, chúng ta cùng bắt đầu nhé.
Hướng dẫn cách làm chuồng nuôi cút thả vườn
Chuồng nuôi cút thả vườn khác gì so với các chuồng nuôi cút khác?
Chuồng nuôi cút thả vườn là loại chuồng nuôi mà chim được bay lượn, chạy nhảy vận động trên nền đất vườn, tiếp xúc được với ánh sáng mặt trời, sống cuộc sống gần như tương tự ngoài thiên nhiên [1] .
Ưu điểm của chuồng nuôi cút thả vườn là chim sẽ hoạt động được nhiều hơn, chất lượng sẽ tốt hơn, thịt ngon , chắc hơn và sức khỏe, sức đề kháng cũng tốt hơn so với chim cút được nuôi trong các loại chuồng khác.
Nhược điểm là tốn diện tích, loại chuồng này chỉ xây dựng được nếu bạn có vườn rộng hay đất rộng nên chỉ phù hợp để nuôi ở nông thôn và các vùng quê.
Vị trí làm chuồng
Bạn có thể tận dụng khu vườn trong khuôn viên nhà để làm chuồng hoặc xây dựng ở khu đất cao ráo, thoáng đãng và tránh bị ngập lụt khi mưa bão.
Nhưng chỉ nên làm loại chuồng kiểu này khi trong nhà có vườn rộng hoặc các khu đất rộng rãi nằm ở khu vực ít tập trung đông dân cư.
Khi xây chuồng nên làm cửa hướng đông để đón được nắng nhưng không bị gắt cũng như tránh được gió lạnh.
Kiểu chuồng nuôi cút thả vườn
Chuồng nuôi cút thả vườn được thiết kế khá đơn giản, có thể hiểu đây là một chuồng nuôi cút to và các con chim cút sẽ sinh sống, hoạt động trong đó chứ không bị nhốt trong các chuồng nhỏ như các loại chuồng khác. Chuồng nuôi cút có thể chia thành các khu nhỏ như chuồng nuôi cút sinh sản, hậu bị và một khu nhỏ là chuồng úm, chuồng úm có thể làm 1 chuồng nhỏ rồi đặt trong khuôn viên chuồng nuôi chính. Chuồng nuôi cút thả vườn được làm theo kiểu nửa kín nửa hở giúp chim cút vừa tắm nắng được, hoạt động chạy nhảy được vừa trú mưa , tránh nắng gắt được. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết cách làm loại chuồng này nhé [2] .
Diện tích chuồng nuôi cút tùy thuộc vào quy mô và số lượng chim cút bạn muốn nuôi, thường thì chim cút sẽ sinh trưởng tốt với mật độ thả khoảng 20 con trên 1 mét vuông.
Làm chuồng nuôi cút thả vườn
Nền chuồng: chuồng nuôi cút thả vườn nên để nền đất 100% để cút thoải mái chạy nhảy, hoạt động Nên lót 1 lớp cát mỏng ở nền chuồng để dễ vệ sinh chuồng . Nền chuồng nên chia thành 2 khu, một khu sẽ có nền được làm cao hơn và phần mái che sẽ được làm để che khu nền cao này, thường thì khu chuồng kín sẽ chiếm khoảng 2/3 diện tích chuồng nuôi. Ở nền chuồng trồng 1 số cây xanh và đặt thêm các gốc dưới của các cây như gốc nhãn để chim cút có thể tìm chỗ đẻ.
Vách chuồng hay tường nên làm kiểu tường khung kim loại rồi quây lưới thép, các thanh kim loại như sắt, thép, nhôm chọn loại dày, dài rồi gắn khung, đóng xuống nền đất rồi quây lưới thép để làm tường rào, ở khu có nền chuồng cao hơn thì vách chuồng giáp với khu đó nên bắn các tấm tôn để làm tường do đây là kiểu chuồng nửa kín nửa hở , tường chuồng nuôi cút thả vườn nên cao khoảng 3 mét. Nên chú ý khi xây dựng tường rào phải làm khung cẩn thận, có đầu tư để các khung tường liên kết với nhau chặt chẽ tạo được độ chắc chắn cho chuồng nuôi. Ở phần chân vách tường nên dùng các tấm tôn hay fibro đóng sâu xuống mặt đất để tránh việc chuột hay các con động vật khác đào đất vào chuồng. Các bạn có thể xem hình minh họa sau :
Mái chuồng : Ở phần nền chuồng cao thì nên làm mái tôn hoặc lợp các tấm fibro còn ở phần nền đất thấp hơn thì lại dùng lưới để căng lên mái tránh chim bay mất. Tuy nhiên phần lưới ở mái có thể dùng loại lưới thép xanh rẻ hơn so với lưới thép dày làm vách chuồng [3] .
Hoặc các bạn có thể làm chuồng theo kiểu ở phần chuồng kín thì xây gạch rồi lợp mái, còn khu hở thì dùng khung lưới cũng được.
Các vật dụng cần thiết trong chuồng
Sau khi đã xây chuồng xong thì nên bố trí một số vật dụng trong chuồng như máng ăn, uống cho chim cút theo kiểu máng tròn được đặt ở khu nền cao.
Ở khu hở làm thêm các khung gỗ cao hay kim loại theo kiểu cái thang để làm sào đậu cho chim cút.
Dùng các tấm bạt nilon căng trên các gốc cây được trồng trong chuồng để chi cút có thể trú mưa hay nắng trong khi vẫn muốn ra sân hoạt động.
Quanh chuồng hay trong chuồng có thêm các cây xanh thì càng tốt.
Ở phần chuồng kín nên để sẵn các cuộn bạt to để khi mưa bão lớn thì quây bịt kín phần chuồng này lại cho chim cút tránh được mưa bão.
Còn như ở trên tôi nói chuồng có thể chia ra các khu như chim cút đẻ, hậu bị,… thì chỉ cần dùng lưới chia chuồng thành các khu khác nhau là được.
Vệ sinh chuồng
Khoảng 1 tuần vệ sinh chuồng nuôi bằng cách quét bỏ lớp cát ở nền chuồng rồi thay lớp cát mới là được.
Vệ sinh luôn cả máng ăn, uống của chim cút khi vệ sinh chuồng.
Nếu thấy các con động vật có hại như chuột trong chuồng thì phải tìm và diệt hết để tránh gây hại cho chim cút.
Lời kết
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cách làm chuồng nuôi cút thả vườn, các bạn có thể thấy đây là mô hình chuồng nuôi bán tự nhiên giúp chim cút vừa hoạt động được như ở ngoài thiên nhiên và vừa tránh được nắng gắt, mưa gió nhưng số lượng sẽ không để tối ưu như các chuồng nuôi công nghiệp, các bạn có thể đọc để tham khảo nhé, cảm ơn các bạn đã đọc bài.
Xem thêm:
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Bảo Vân
Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Bảo Vân, một chuyên gia chăm sóc thú cưng 32 tuổi. Tôi rất đam mê và yêu thích động vật, và luôn mong muốn học hỏi và chia sẻ những kiến thức về chăm sóc động vật để giúp chúng sống khỏe mạnh. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc thú cưng, từ việc nuôi dạy các loại động vật nhỏ như mèo và chó, đến chăm sóc những loài động vật lớn hơn như chim cánh cụt và khỉ. Tôi hiểu rõ về các bệnh lý thường gặp của thú cưng và có khả năng chẩn đoán và điều trị chúng. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê việc tìm hiểu về các loài động vật khác nhau, về cách sống, cách sinh sản và cách tương tác với môi trường xung quanh. Tôi tin rằng kiến thức về động vật là vô hạn và luôn có thể học hỏi thêm nhiều điều mới. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến chăm sóc thú cưng, hãy đừng ngần ngại liên hệ với tôi. Tôi rất mong muốn được giúp đỡ và chia sẻ kiến thức của mình để giúp các bạn chăm sóc thú cưng tốt hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe giới thiệu của tôi!