Xin chào các bạn, với một số người thì cái tên chồn hương có thể vẫn còn khá xa lạ vì đây là con vật không quá phổ biến, nhưng nuôi chuồn hương mang lại cho người nuôi hiệu quả về kinh tế khá cao vì thịt chồn hương rất đắt nhưng rất ngon. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách làm chuồng nuôi chồn hương phục vụ cho cả việc chồn sinh sản các bạn nhé.
Hướng dẫn cách làm chuồng nuôi chồn hương sinh sản
Vị trí xây chuồng
Chồn hương cần được nuôi ở nơi yên tĩnh, vắng vẻ, nếu nhà có sân sau hoặc vườn mà ở xa khu dân cư hay ở các vùng quê, ngoại ô nơi không quá sầm uất thì có thể nuôi. Chuồng nuôi chồn hương nên làm ở vị trí tránh được gió vì chồn hương chịu lạnh rất kém, nếu thời tiết quá lạnh chồn có thể chết rét.
Kiểu chuồng
Chuồng nuôi chồn hương là loại chuồng vuông hoặc chữ nhật được làm bằng gỗ, bê tông, lưới thép,… về cơ bản nó giống một cái hộp to có cửa mở để nuôi chồn.
Kiểu chuồng này khá phổ biến do đa dụng và phù hợp để nuôi hầu hết các con động vật nhỏ.
Chuồng nuôi chồn hương mỗi chuồng chỉ nuôi 1 con nên nếu muốn nuôi nhiều thì làm nhiều chuồng hoặc có thể làm theo kiểu tủ thuốc bắc, kệ chuồng bằng cách xếp chồng các chuồng lên nhau hoặc chia ô, chia hàng.
Bên trong lồng nên thiết kế một tấm ván gỗ chắc chắn, để cho chồn trèo lên, chúng thường nằm và sinh hoạt ở đó.
Kích thước chuồng
Chuồng nuôi chồn hương mỗi ô chuồng sẽ có chiều dài từ 1,2 mét trở lên , chiều rộng khoảng 80 cm và chiều cao khoảng 1 mét.
Với mỗi ô chuồng như vậy có thể nuôi được 1 hoặc 1 cặp chuồn hương để chúng sinh sản.
Nền chuồng
Các bạn có thể thấy khi làm chuồng xong thì các mặt đều là lưới thép và mặt nền cũng vậy, các bạn nên lót thêm gỗ hoặc các tấm nhựa, vải bạt để bịt dưới đáy chuồng lại cho các con chồn con đỡ bị tụt chân và để hứng chất thải của chồn. Nền lót các tấm này hơi nghiêng để nước tiểu chồn có thể thoát xuống dễ dàng tránh bốc mùi hôi.
Vào mùa đông lạnh có thể lót thêm một ít cát để giữ ấm thêm cho chồn.
Vách chuồng
Nếu nuôi chồn theo kiểu làm các ô chuồng sát nhau thì nên che các vách chuồng sát với nhau lại bằng vải bạt hoặc bằng các tấm gỗ, nhựa miễn sao cho chồn không thấy được nhau vì đây là giống loài có tính bầy đàn cao, chúng nhìn thấy nhau rất muốn được giao tiếp với nhau nên khi thấy nhau mà bị nhốt thì chúng sẽ bị áp lực dẫn đến phát triển kém.
Nóc chuồng
Nóc chuồng làm kiểu mở ra mở vào được bằng bản lề hoặc đậy rồi chặn thêm 1 viên gạch hoặc vật nặng để tránh chồn trèo ra.
Làm ổ đẻ cho chồn hương sinh sản
Khi đến mua sinh sản khi đủ tuổi, chồn hương đực thường tiết ra mùi hương rất nồng, còn chồn hương cái có những biểu hiển cắn phá lồng nuôi. Lúc này hãy tiến hành ghép đôi cho chúng. Theo dõi quá trình này đến khi giao phối chồn hương đực và cái kết thúc, tách chúng ra ngay khi giao phối thành công và tránh cho chúng căn nhau.
Chồn hương cái thường mang thai khoảng 2 tháng (58 - 62 ngày).
Khi chồn hương cái bắt đầu mang thai, người nuôi nên tiến hành đặt ổ đẻ vào chuồng. Ổ đẻ cần đảm bảo chắc chắn, ấm ấp, có thành chắn bên cạnh, mọi người có thể sử dụng rổ nhựa vuông (kích thước cần đảm bảo phụ hợp). Nếu không để ổ đẻ, chồn hương cái thường sinh muộn hơn.
Khay thức ăn, nước uống
Thức ăn nước uống cho chồn nên đựng vào khay rồi cho vào chuồng cho chồn vì vậy không phải làm hay mua máng.
Nếu bạn cẩn thận hơn thì có thể cố định máng đựng thức ăn và lắp thêm hệ thống cung cấp nước, điều này sẽ đảm bảo an toàn sạch sẽ, thức ăn không rơi vãi ra ngoài. Việc vệ sinh cũng dễ dàng và thuận tiện hơn.
Vệ sinh chuồng
Cứ khoảng 4 đến 5 ngày vệ sinh chuồng cho chồn hương bằng cách thay tấm lót hoặc rửa sạch tấm lót để tiết kiệm, phần mặt đáy chuồng cũng nên được lau rửa qua vì chất thải có thể vẫn còn bám trên các ô sắt quây chuồng. Vệ sinh chuồng cho chúng chỉ cần rửa bằng nước thường là được và không cần dùng các dung dịch đặc biệt hay thuốc tẩy gì.
Chuồng nuôi vào mùa đông
Vào mùa lạnh nên quây thêm bạt ở ngoài vách chuồng để chống gió và có thể lắp đèn sưởi ở trên nóc chuồng để sưởi ấm cho chúng. Chồn hương là loại chịu lạnh rất kém vì vậy không nên chủ quan hay bắt đầu nuôi vào mùa đông.
Lời kết
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cách làm chuồng nuôi chồn hương sinh sản, có thể thấy loại chuồng dùng nuôi chồn hương khá đơn giản và phổ biến nên không quá khó để làm, các bạn có thể đọc tham khảo và bắt tay vào tự làm tại nhà nhé, chúc các bạn thành công.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Tiến Thành
Tôi là Tiến Thành, hiện nay đã 25 tuổi và đang là sinh viên tại trường Đại học Y Hà Nội. Ngoài Y Khoa, tôi luôn có một tình yêu đặc biệt dành cho động vật, đặc biệt là với những chú mèo đáng yêu.
Tôi cũng là một cộng tác viên trên trang hướng dẫn nuôi trồng trực tuyến WikiFarm. Tôi luôn mong muốn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình với mọi người về việc chăm sóc động vật. WikiFarm đã mang lại cho tôi cơ hội để góp phần mang lại những thông tin hữu ích và bổ ích cho những người yêu thú cưng.
Cảm ơn mọi người đã dành thời gian để tìm hiểu về tôi. Tôi luôn sẵn sàng để học hỏi và chia sẻ, và hy vọng rằng tôi có thể đóng góp nhiều điều tốt đẹp hơn cho cộng đồng trong tương lai.