Cá mú là một trong những loại cá giàu chất dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao. Cá mú thường được nuôi bằng mô hình lồng bè tại các vùng biển như Bình Thuận, Phú Yên,... Khi nuôi cá mú, người dân phải có kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp các thông tin liên quan đến kỹ thuật nuôi cá mú. Hãy cùng tham khảo nhé!
Cá mú là cá gì? Cách nuôi cá mú như thế nào?
SƠ ĐỒ BÀI VIẾT
PHẦN KHÁC
Cá mú là cá gì?
Cá mú là một loại cá biển, hung dữ và có hàm răng sắc nhọn. Cá mú còn có tên gọi khác là cá song, đa dạng về chủng loại và màu sắc. Cá mú có giá bán khá cao, dao động từ 300.000 - 500.000 đồng/ký tùy loại.
Mặc dù có giá trị kinh tế cao nhưng ăn cá mú sẽ mang lại nhiều chất dinh dưỡng so với những loại cá biển khác. Thịt cá mú ngon, dai, thơm và rất ngọt thịt. Cá mú có thể ăn sống, hấp hồng kông, nấu lẩu, nướng,...
Nuôi cá mú như thế nào?
Cá mú là một loại cá có giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy, khi nuôi cá mú cần phải có kinh nghiệm và kỹ thuật. Khi nuôi cá mú, người dân cần chú ý đến một số yếu tố như sau:
Lồng nuôi
Có nhiều cách để nuôi cá mú, người dân có thể nuôi bằng lồng bè nổi hoặc chìm. Với những lồng nuôi cố định trên nền đáy (hay còn gọi là lồng găm), lồng có lớp lưới đáy lơ lửng, được neo bằng chì, kích thước lồng thông thường là 3x3x2m hoặc 5x5x2m.
Đối với lồng bè nổi, người dân nên chọn những chất liệu tốt và chịu được độ mặn cao, chống hàu đục phá như nhựa PVC, xi măng, gỗ,... Phao được gắn chặt vào các lồng để giúp các lồng nổi. Các vật dụng được sử dụng làm phao bao gồm thùng phuy nhựa, thùng xốp, can nhựa,... Sau đó, dùng dây để cố định lồng tại một vị trí nhất định. Phụ thuộc vào loại cá mú nuôi sẽ có mắt lưới phù hợp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì bên sử dụng lưới Polyethylene. Loại lưới này có ưu điểm là bền bỉ, đàn hồi và hạn chế được các loài sinh vật bám vào phá hoại lưới. Bên cạnh đó, lưới này còn bảo vệ cá không bị thương khi thường xuyên cọ sát vào lưới.
Giống cá
Hiện nay, cá mú có nhiều loại khác nhau, chẳng hạn như cá mú bông, cá mú đỏ, cá mú đen,... Vì vậy, tùy vào mục đích, điều kiện kinh tế, môi trường nuôi mà người dân nên chọn loại cá phù hợp. Bên cạnh đó, khi thả cá người dân nên thả loại cá đồng kích cỡ, khỏe mạnh. Không thả cá to nhỏ lẫn lộn vì như vậy sẽ gặp tình trạng cá lớn nuốt cá bé hoặc tranh giành thức ăn với nhau.
Vị trí nuôi
Ngoài chọn lồng nuôi, thì người dân cần chú ý đến nơi đặt lồng nuôi. Lồng nuôi nên được đặt ở vùng vịnh, eo hoặc mặt sau của đảo. Vì những nơi này biển thường lặng, tránh được sóng to, gió lớn khi đến mùa mưa bão. Độ sâu từ đáy lồng đến đáy biển phải ít nhất 5 - 10m khi thủy triều rút. Người dân không nên đặt lồng ở nơi có dòng chảy quá yếu vì như vậy cá sẽ dễ bị thiếu oxy, tránh xe vùng biển có nhiễm dầu, chất thải độc hại, nước thải sinh hoạt và nơi có nhiều thuyền tàu neo đậu.
Bè nuôi cần đặt ở vùng eo, vịnh hay mặt sau của đảo. Tránh nơi sóng to, gió lớn có thể làm hư hỏng lồng, trôi thức ăn, làm cho cá khó bắt mồi dẫn đến hoạt động yếu gây chậm lớn và phát sinh bệnh. Độ sâu từ đáy lồng cách mặt đáy biển ít nhất 5 – 10m khi thủy triều xuống thấp nhất. Cần tránh đặt lồng nơi nước chảy quá yếu hay nước đứng dễ dẫn đến tình trạng cá yếu dần và chết do thiếu oxy.
Thức ăn
Cá mú là loài ăn thịt vì vậy thức ăn chủ yếu của cá mú là những loại cá như cá cơm, cá trích, cá liệt,... Thức ăn cho cá mú ăn phải tươi, loại bỏ tạp chất, ký sinh trùng bằng cách ngâm vào nước ngọt trước khi cho cá ăn.
Thức ăn phải được rửa qua nước ngọt, cắt thành từng khúc lớn nhỏ phù hợp với kích thước của cá. Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần, vào lúc sáng sớm khoảng 7 - 8 giờ và chiều mát từ 4 -5 giờ.
Khi cho cá ăn, người dân cần rải mồi từ từ để cá bắt mồi ăn dễ dàng. Cho cá ăn cho đến khi cá ngừng ăn và dừng lại để tránh thức ăn rơi xuống đáy lồng gây ô nhiễm nguồn nước.
Lượng thức ăn sẽ tùy thuộc vào trọng lượng cá. Đối với cá nhỏ, thức ăn phải bằng 10% trọng lượng cá. Đối với cá lớn, thức ăn phải đạt từ 3 - 5 % trọng lượng. Tuy nhiên, lượng thức ăn còn bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết. Nếu thời tiết thất thường và môi trường có sự thay đổi hoặc cá nhiễm bệnh thì lượng thức ăn sẽ căn cứ tình hình hiện tại mà điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp.
Ngoài ra, nên trộn vitamin C và khoáng vào thức ăn liên tục 5 - 7 ngày. Mỗi lần như vậy cách nhau khoảng 10 ngày để giúp tăng sức đề kháng và khả năng bắt mồi của cá.
Vệ sinh môi trường nuôi
Trong khoảng một tháng, lưới lồng sẽ bị các sinh vật như hàu, vẹm, rong biển,... bám vào. Điều này sẽ cản trở dòng chảy lưu thông qua lồng, giảm oxy, tăng mầm bệnh và dễ làm cá bị thương khi va phải. Vì vậy, thường xuyên kiểm tra và cọ rửa lưới định kỳ 1 - 2 tháng/lần.
Định kỳ đo các chỉ tiêu như oxy, độ pH, nhiệt độ và độ mặn để có biện pháp xử lý. Khi môi trường nước thay đổi, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng sức khỏe của cá.
Một số bệnh thường gặp
Khi nuôi cá mú, người dân sẽ gặp một số bệnh thông thường dưới đây:
- Giáp xác ký sinh: Bệnh này do giống Nerocila gây ra. Chúng bám vào mang cá và gây ra tình trạng hoại tử. Khi đó, mang cá sẽ chuyển sang màu nâu. Để điều trị bệnh này, người dân nên dùng dung dịch formol liều lượng 200ml/m3 tắm cho cá từ 30 - 60 phút kết hợp sục khí mạnh và phun lên lưới lồng.
- Bệnh giun dẹp: Bệnh này do giun dẹp kí sinh lên mang cá dẫn đến tình trạng mang cá biến thành màu trắng, tiết nhiều chất nhầy. Người dân có thể xử lý bệnh này bằng cách dùng formol 200ml/m3 tắm cho cá 30 - 60 phút hoặc tắm nước ngọt trong thời gian tương tự.
- Bệnh động vật nguyên sinh: Các động vật nguyên sinh ký sinh lên cá gây ra tổn thương về da, vậy và mang. Cách điều trị bệnh này như các bệnh trên. Ngoài ra, người dân có thể sử dụng Zecuf theo sự hướng dẫn trên bao bì.
- Các bệnh khác: Các vi khuẩn nhóm vibrio gây ra tình trạng xuất huyết, sưng tấy và lở loét da. Cách điều trị là dùng Oxytetracyline 2-3g trộn vào 1kg thức ăn, cho ăn liên tục 5 – 7 ngày. Ngoài ra, người dân có thể nhốt cá riêng hoặc bôi thuốc lên cá.
Thu hoạch
Thời gian thu hoạch cá mú là 09 - 10 tháng, khi đó cá có trọng lượng từ 0.8 - 1kg/con. Trước khi thu hoạch, người dân không cho cá ăn từ 1 - 2 ngày.
Cách thu hoạch khá đơn giản đó là nâng lưới chầm chậm để dồn cá về một góc và dùng vợt có lưới mềm để bắt cá. Như vậy sẽ hạn chế tình trạng trầy xước da cá. Nếu trầy xước quá nhiều thì cá sẽ không bán được giá cao.
Sau khi vớt cá lên, người dân tiến hành đưa cá vào bể sục khí, dùng túi nước đá hạ nhiệt độ xuống còn khoảng 20 độ C. Tiếp đến, cho cá vào túi có chứa nước biển có bơm oxy rồi buộc miệng túi và để vào thùng xốp xung quanh cá có túi nước đá.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Lê Hồng
Chuyên gia
Xin chào, tôi là Lê Hồng – một chuyên gia về động vật đam mê nghiên cứu và chăm sóc các loài vật trong tự nhiên. Tôi năm nay 34 tuổi và đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này. Tôi yêu thích động vật từ nhỏ và luôn muốn hiểu rõ hơn về chúng. Đó là lý do tại sao tôi đã theo đuổi con đường này và đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu động vật. Ngoài việc là một chuyên gia về động vật, tôi còn rất đam mê viết blog về động vật để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình đến cộng đồng. Tôi tin rằng việc chia sẻ này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về cuộc sống của các loài vật và cách chúng ta có thể bảo vệ chúng. Tôi hy vọng thông qua những hoạt động của mình, tôi sẽ giúp đỡ mọi người có được những thông tin hữu ích về động vật và đóng góp cho sự phát triển của lĩnh vực này.