Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale Rose là một loài cây thân thảo với tuổi đời dài. Gừng được sử dụng rất phổ biến trong đời sống như một loại gia vị trong ẩm thực và là dược liệu chữa bệnh trong y học. Hiện nay, nguồn gốc của cây gừng vẫn chưa được xác định rõ ràng, có thể, loại nó có nguồn gốc từ Ấn Độ, khu vực Tây Nam Trung Quốc hay Đông Himalaya. Gừng được trồng rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt. Ở Việt Nam, gừng cũng được trồng ở khắp các tỉnh thành, từ miền núi đến đồng bằng hay thậm chí cả vùng hải đảo.
Cách trồng gừng trong thùng xốp trên sân thượng
Đặc điểm
Thân cây gừng phát triển thẳng đứng, có thể cao đến 1,5m nếu được chăm sóc tốt. Các lá gừng là lá đơn mọc chếch nhau và các bẹ lá ôm sát lấy nhau. Lá gừng mỏng, không có lông, có gân nổi ở giữa và có màu xanh đậm. Mùi của lá gừng rất thơm và dễ chịu.
Củ gừng là bộ phận được sử dụng chủ yếu của cây gừng, có nhiều đốt, mọc ở dưới đất. Mỗi đốt gừng có nhiều mầm khác nhau và những mầm để phát triển thành cây mới nếu tách ra trồng. Củ gừng có màu vàng nhạt và thơm, có nhiều xơ chạy dọc củ. Hương vị của củ gừng thì cay nồng.
Hoa của cây gừng cũng mọc ra từ củ với kích cỡ của mỗi bông hoa dài tầm 1 ngón tay út còn cuống hoa gần bằng 1 gang tay. Hoa mọc sát nhau, có màu tím nhạt, cánh hoa mỏng với đài hoa ngắn bao quanh.
Củ gừng tươi có công dụng đối với con người. Trước hết, khi ngậm gừng tươi, nhai dập gừng, nó tác dụng chống nôn ói, tán phong hàn rất tốt, đặc biệt đối với phụ nữ thai nghén hay những người say tàu xe. Vị hơi đắng của gừng giúp làm ấm can thận, lợi tiểu. Vị cay nồng, tính ấm của rễ gừng có thể được sử dụng để ngâm rượu xoa bóp, làm gia. Gừng có tác dụng chữa cảm sốt rất tốt do củ gừng có vị cay, tính ấm nên có thể dùng để pha trà uống, giúp làm giãn mao mạch, hỗ trợ tuần hoàn máu, tiết nhiều mồ hôi cũng như làm ấm cơ thể. Ngậm gừng hay uống tinh dầu gừng cũng sẽ giúp cải thiện các tình trạng ho khan, ho có đờm, hen suyễn, viêm phế quản. Trong công nghiệp, gừng có thể được sử dụng để chế biến thành gia vị, làm các loại bánh kẹo hay mứt.
🍎🍎🍎🍎🍎 Một bài viết khác mà bạn có thể tham khảo về cách trồng ớt tại nhà
Chuẩn bị
Gừng giống
Tùy vào mục đích sử dụng và sở thích mà bạn có thể lựa chọn giống gừng phù hợp để trồng. Ở đây chúng ta đang muốn trồng gừng với mục đích để sử dụng trong gia đình thì nên chọn những loại gừng có củ nhỏ (như gừng dé, gừng sẻ), không nên lựa chọn những loại củ to bởi vì chúng thường có vị nhạt, cây phát triển khá lớn. Mặc khác, những loại gừng củ nhỏ thì sẽ có vị cay thơm và cây phát triển cũng không chiếm nhiều không gian, diện tích. Gừng giống sau khi mua hoặc xin về cần bảo quản nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời cũng như tránh ẩm thấp, gây hư hỏng cũng như giảm chất lượng của củ.
Thùng xốp
Bạn có thể tận dụng những thùng xốp có sẵn hoặc xin từ người thân, bạn bè. Nếu không, bạn có thể mua ở các cửa hàng. Thùng xốp cần có những lỗ thoát nước ở dưới đáy. Ngoài ra, trước khi tiến hành trồng gừng, cần xử lý thùng xốp trước khi thực hiện.
Bạn cũng cần lựa chọn những thùng xốp to, rộng vì gừng cần nhiều không gian rộng để sinh trưởng, nuôi dưỡng củ và cây.
Đất trồng dinh dưỡng
Gừng là loại cây rất dễ sống, thích hợp với nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, đất trồng gừng cũng cần phải có những lưu ý nhất định, nên sử dụng loại đất nhiều mùn, tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt. Đêt tăng độ tơi xốp và dinh dưỡng cho đất, bạn có thể pha đất sạch với chất dinh dưỡng với tỉ lệ 2:1 hoặc trộn đất với tro trấu, đất thịt, phân giun quế theo tỉ lệ 1:2:1. Trước khi trồng, bạn cần xử lý đất bằng cách phun thuốc diệt nấm.
Cuốc để đào xới đất, bình tưới nước có vòi hoa sen.
🥒🥒🥒🥒🥒 Mẹo trồng ớt chuông tại nhà cho ra nhiều quả cực ngon.
Trồng gừng
Trước khi trồng gừng trong thùng xốp, bạn nên ủ giống để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao hơn. Tiến hành ủ giống như sau: Phủ một lớp đất mịn mỏng ở trên giống, mỗi ngày tưới nước đều đặn 2 lần, chú ý kiểm tra, quan sát thường xuyên, loại bỏ đi những phần có dấu hiệu hư hỏng, không nảy mầm được.
Khi gừng bắt đầu nhú mầm thì có thể tách từng đốt ra để tiến hành trồng gừng ở phần đất đã chuẩn bị ở trong thùng xốp. Khi đặt củ thì cần chú ý độ sâu so với mặt đất với độ sâu khoảng 1 ngón tay, tầm 5-10cm, khoảng cách giữa các cây cũng cần chú ý, nếu ở trong thùng xốp lớn, mỗi cây cách nhau tầm khoảng 30cm.
Ánh sáng
Thông thường, gừng cần ánh sáng lọc và nhu cầu ánh sáng không quá lớn. Cho nên, bạn nên để gừng ở trong bóng râm, tránh gió mạnh. Nếu trồng gừng ở trong nhà, bạn có thể đặt trên cửa sổ theo hướng Nam hoặc hướng Tây và có rèm che trong trường hợp nắng nóng gay gắt. Tuy nhiên, một số loại gừng nếu để trong bóng râm vẫn có thể phát triển bình thường nếu được chăm sóc đầy đủ.
Tưới nước
Gừng là loài ưa đất ẩm, cho nên bạn phải luôn tưới nước cho cây, đặc biệt trong những ngày mùa hè nắng nóng gay gắt. Tuy nhiên, khi tưới nước, bạn cần giữ cho đất ẩm mà không bị ướt trũng. Nếu đất khô nhanh, bạn cần tưới cây vào buổi sáng sớm trước khi mặt trời quá nóng hoặc tầm chiều mát khi mặt trời đã dịu đi. Vào những ngày mùa thu và mùa đông, bạn có thể cắt giảm lượng nước tưới. Tuyệt đối không tưới nước quá nhiều làm ngập úng đất khiến củ gừng bị thối.
Phân bón
Nhu cầu dinh dưỡng của gừng khá lớn nên bạn cần phải bón phân nhiều cho gừng trong thời gian sinh trưởng của nó. Bên cạnh phân bón hữu cơ, bạn cũng có thể thường xuyên sử dụng phân bón dạng lỏng hoặc phân bón có hàm lượng phốt pho cao khoảng vài tuần một lần.
Phòng trừ sâu bệnh
Bệnh cháy lá
Bệnh này do nấm Pyricularia grisea gây ra kết hợp với độ ẩm cao, nhiều sương mù và ít nắng. Trên lá gừng xuất hiện những vết có hình thoi màu trắng xám, nhiều vết bệnh thì liên kết lại làm cháy cả lá. Bệnh nặng sẽ làm lá bị cháy còn cây thì còi cọc ,phát triển kém, giảm năng suất, đôi khi bệnh làm cháy rụi cả bụi gừng. Để phòng trừ, bạn cần vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ những bộ phận bị bệnh, sử dụng các loại thuốc như Fuji-one 40 EC, Rovral 50 WP, Kasuracide (kasai) 21,2 WP, Racide 30 WP để phun cho cây.
Bệnh thán thư trên gừng
Cây mắc bệnh sẽ có vết màu vàng lan từ mép lá vào trong làm khô lõm lá. Nguyên nhân là do nấm Colletotrichum gây ra, đặc biệt gây hại trong mùa mưa. Có thể phòng trừ bằng cách loại bỏ những bộ phận bị bệnh, sử dụng một số loại thuốc như Antracol 70WP, Amistar 250SC, Manage 15WP, Mataxyl 500WP,…. Bên cạnh đó, bạn cần bón phân cân đối và tránh bón thừa phân đạm.
Bệnh mốc sương
Bệnh này thường xuất hiện trong điều kiện nhiệt độ thấp và độ ẩm cao, vết bệnh xuất hiện ở chóp lá màu vàng như úng nước còn mặt dưới lá sũng nước màu vàng tươi. Nguyên nhân là do nấm Phytophthora infestens gây ra. Có thể phòng trừ bằng cách phun các thuốc như Ridomil Gold, Copper Zinc theo khuyến cáo.
🍄🍄🍄🍄🍄 Tìm hiểu thêm về cách trồng nấm bào ngư xám đem lại những bữa ăn sạch cho người dân.
Thu hoạch gừng
Thông thường, mất khoảng 8 đến 10 tháng kể từ khi trồng, bạn có thể thu hoạch, khi mà cây đã hoàn toàn trưởng thành. Tuy nhiên, bạn có thể thu hoạch gừng bất cứ lúc nào nếu bạn cần. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thu hoạch một số thân và rễ gừng và giữ phần còn lại để cây trưởng thành. Gừng trưởng thành thường có vỏ dày và mùi vị cũng đậm đà hơn. Khi đào toàn bộ cậy, bạn hãy chọn những thân rễ khỏe mạnh, cắt chúng rồi trồng lại. Như thế, gừng có thể phát triển quanh năm.
Câu hỏi thường gặp
Bạn nên trồng gừng vào những thời điểm thời tiết ấm áp như vụ mùa đông xuân để cây có thể phát triển tốt nhất. Nếu trồng gừng vào mùa vụ đông xuân thì vào đầu tháng 10, bạn có thể thu hoạch và sử dụng củ gừng, đặc biệt sử dụng trong những ngày đông lạnh giá.
Gừng tươi có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong vòng 6 tuần. Bên cạnh đó, bạn có thể bảo quản gừng trong tủ lạnh để dùng được lâu hơn. Tiến hành bảo quản như sau: Lấy khăn giấy hay màng bọc thực phẩm bọc kín củ gừng, cho vào túi nilon hoặc túi zip rồi để trong tủ lạnh. Như vậy là bạn có thể bảo quản được trong vài tháng và sử dụng lâu dài hơn.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
- ↑Cách trồng gừng trong thùng xốp đơn giản và hiệu quả nhất
- ↑Mẹo trồng gừng tại nhà cho củ to, sai
- ↑Cách trồng gừng trong thùng xốp đơn giản, thu hoạch cả năm
- ↑Cách trồng gừng tại nhà đơn giản – ăn thoải mái - Higlum.com
- ↑Cách trồng gừng trong chậu cực dễ, cho củ to tại nhà - Tin Đẹp
- ↑Cách trồng gừng tại nhà trong chậu, trong thùng xốp đơn giản
- ↑Top Hơn 10 Cách Trồng Gừng Trong Thùng Xốp Mới Nhất
- ↑Trồng gừng trên sân thượng sao cho củ mập mạp thu hoạch
- ↑Cách Trồng Gừng tại nhà Hiệu quả cho năng suất cao
- ↑Trồng gừng trong chậu với đất trồng rau Namix
- ↑Trồng gừng vào tháng mấy, thời gian thu hoạch là bao lâu?
Về bài viết này
Bảo Vân
Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Bảo Vân, một chuyên gia chăm sóc thú cưng 32 tuổi. Tôi rất đam mê và yêu thích động vật, và luôn mong muốn học hỏi và chia sẻ những kiến thức về chăm sóc động vật để giúp chúng sống khỏe mạnh. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc thú cưng, từ việc nuôi dạy các loại động vật nhỏ như mèo và chó, đến chăm sóc những loài động vật lớn hơn như chim cánh cụt và khỉ. Tôi hiểu rõ về các bệnh lý thường gặp của thú cưng và có khả năng chẩn đoán và điều trị chúng. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê việc tìm hiểu về các loài động vật khác nhau, về cách sống, cách sinh sản và cách tương tác với môi trường xung quanh. Tôi tin rằng kiến thức về động vật là vô hạn và luôn có thể học hỏi thêm nhiều điều mới. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến chăm sóc thú cưng, hãy đừng ngần ngại liên hệ với tôi. Tôi rất mong muốn được giúp đỡ và chia sẻ kiến thức của mình để giúp các bạn chăm sóc thú cưng tốt hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe giới thiệu của tôi!