Hiện nay, tôm càng xanh là hải sản tươi ngon được nhiều người tin dùng. Bởi lẽ thịt tôm càng xanh vừa ngon lại vừa có nhiều dinh dưỡng, nhất là ở những vùng nước lợ, nước ngọt thì tôm càng xanh được nuôi rất nhiều. Khi đi ăn ở những quán hải sản hay các quán buffet, tôm càng xanh luôn là lựa chọn ưu tiên của rất nhiều thực khách. Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao đất như thế nào nhé!
Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao đất
Công tác chuẩn bị ao nuôi
Hiện nay, để nuôi được tôm càng xanh trong ao đất, chúng ta cần chuẩn bị ao nuôi kỹ lưỡng. Khâu chuẩn bị này cũng không quá phức tạp, đa số các ao nuôi tôm càng xanh hiện nay có diện tích từ 6000 - 20000 mét vuông, các ao nuôi được đắp bờ cẩn thận. Nếu thấy cần thiết thì bạn cũng có thể rào lưới xung quanh để chống việc tôm thoát ra ngoài và tránh những tác nhân có thể gây hại đến tôm nuôi. Và một nội dung không kém phần quan trọng chính là việc xác định độ mặn của nước. Bởi vì tôm càng xanh thích hợp ở môi trường nước vừa phải, không quá mặn cũng không quá ngọt.
Ở một số nơi, người dân còn có sự canh tác trồng lúa kết hợp với nuôi tôm càng xanh. Điều này mang lại lợi ích về kinh tế, đồng thời làm cho cuộc sống người dân cũng được cải thiện tốt hơn.
Điều cần lưu ý là trước khi tiến hành thả con giống nên có sự cải tạo ao nuôi. Trước hết phải bơm cạn hết nước và rải vôi với liều lượng vừa phải (khoảng 8-10kg trên một mét vuông). Thời gian để phơi ráo ao thì điều chỉnh tùy thuộc vào mức độ phèn trên đất: đất phèn nhiều thì nên phơi ao lâu hơn và ngược lại. Khi cho nước vào ao nuôi thì cũng cần có sự lọc lại, tránh tình trạng có nhiều địch hại gây ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc tôm càng xanh.
Thời điểm thả con giống tôm càng xanh
Tôm càng xanh có thể phát triển tốt nhất đối với ao nuôi có độ mặn khoảng từ 10 -12 phần nghìn. Quá trình lớn lên của tôm càng xanh sẽ dịch chuyển sang nước lợ ít hay nước ngọt. Chính vì thế, để đạt được năng suất tốt nhất, bạn nên có sự tính toán thích hợp thời điểm trong năm để thả con giống.
Trước khi thả tôm giống, bạn cần kiểm tra về chất lượng của nguồn nước trong ao. Thông thường, bạn sẽ lấy mẫu nước để thử và thả con giống vào đó trước để quan sát từ 12 - 24 giờ sau đó. Đối với trường hợp không thử theo cách này thì bạn cũng có thể đo độ mặn của nước, sau đó sẽ nói lại với bên trại giống để có được những sự tư vấn thích hợp nhất.
Nguồn thức ăn cho tôm càng xanh trong ao đất
Trong tháng đầu nuôi tôm càng xanh, bạn nên cho lượng thức ăn vừa phải, khoảng 4 - 5% trọng lượng cơ thể tôm. Về các lần cho ăn thì có thể phân chia làm 02 lần ăn: Lần đầu rơi vào khoảng 6 - 7 giờ sáng và lần hai rơi vào chiều từ 17 - 18 giờ. Bắt đầu từ tháng thứ hai, bạn có thể đặt nhá để kiểm tra mỗi lần cho ăn.
Nguồn thức ăn dành cho tôm càng xanh hiện nay thì khá đa dạng, đó có thể là thức ăn công nghiệp được chế biến hay các loại khác như ốc, cá được xay nhỏ ra… Nên cho ăn lượng thức ăn vừa phải ở mỗi thời kỳ để tránh tình trạng thất thoát thức ăn, gây ô nhiễm nguồn nước và tốn kém thêm chi phí. Bên cạnh đó, trong quá trình nuôi tôm càng xanh, bạn nên bổ sung những chất cần thiết như vitamin C hay Premix để giúp tôm khỏe mạnh hơn, tránh các loại bệnh.
Một số loại bệnh thường gặp ở tôm càng xanh trong ao đất
Hiện nay, trong quá trình nuôi tôm càng xanh, có thể vì lí do khách quan bên ngoài như môi trường, thời tiết hay do cách chăm sóc của người nuôi, tôm càng xanh có thể mắc một số loại bệnh phổ biến. Sau đây hãy cùng tìm hiểu những bệnh này để phòng tránh và có cách xử lý nhanh nhất, tránh việc tổn hại đến chất lượng tôm cũng như ảnh hưởng đến toàn bộ ao nuôi.
Bệnh đóng rong: Thông thường những khi tôm càng xanh bị đóng rong là do môi trường nước không tốt, những loài rong và tảo phát triển nhiều đến mức đóng vào thân tôm. Tôm mắc bệnh đóng rong gây khó khăn cho quá trình lột xác, không những thế mà tôm còn khó hô hấp, dễ bị suy yếu và phát triển chậm. Để có thể phòng bệnh này, bạn nên chú ý nguồn nước trong ao, không để lượng thức ăn dư tồn tại quá nhiều trong nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng đồng sunphat hay formal để xử lý nước trong ao hồ.
Bệnh đốm đen ở tôm càng xanh: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh này chính là do tác động bên ngoài hoặc các loài vi khuẩn gây bệnh làm cho tôm có những đốm đen trên thân. Khi đó, bạn có thể sử dụng các hoạt chất cần thiết để cho tôm ăn, xử lý nước để tôm được phát triển trong môi trường tốt hơn.
Một số bệnh khác như đen hay phồng mang, mềm vỏ… Bạn cần thường xuyên theo dõi tôm để nhận ra các dấu hiệu bất thường, kịp thời tìm hướng giải quyết hay nhờ sự tư vấn của các kỹ sư, cơ sở bán thuốc để có thể khắc phục những khó khăn. Tôm phải khỏe thì mới phát triển, mới cho năng suất tốt nhất đến với người nuôi.
Thu hoạch tôm càng xanh trong ao đất
Hiện nay, tôm càng xanh có thể được thương lái mua với giá cao, dao động từ 100 - 150 nghìn đồng/kg. Thời gian thu hoạch tôm càng xanh là từ 5 tháng trở lên. Đối với tôm đạt năng suất cao thì có thể từ 10 - 15 con/kg. Tùy vào mục đích kinh tế mà người dân có thể lựa chọn thu hoạch một lần để bán hay thu hoạch từ từ. Nhìn chung, đầu ra của tôm càng xanh đa dạng, có thể bán lẻ hoặc sỉ cho các quán ăn, nhà hàng hay địa điểm ăn uống khác đều được.
Kết luận:
Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao đất hiện nay cũng không quá khó, nhất là đối với những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi như một số tỉnh miền Tây: Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang… Người dân có thể tham khảo kỹ thuật nuôi tôm càng xanh và lựa chọn mô hình nuôi trong ao đất để phát triển kinh tế, đồng thời gia tăng thu nhập và cung cấp lương thực cho con người. Mong những nội dung tư vấn trên sẽ có ích cho bạn. Trân trọng cảm ơn!
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Quỳnh Anh
Chuyên gia
Xin chào, tôi là Quỳnh Anh, một chuyên gia về thú cưng. Hiện nay tôi 30 tuổi, tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng các loài động vật như chim, chó, mèo, cá. Tôi yêu động vật và luôn mong muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho các thú cưng của mình và cho những người yêu thú cưng. Tôi đã có cơ hội làm việc trong các trung tâm chăm sóc thú cưng, nhà máy sản xuất thức ăn cho thú cưng và cũng đã tham gia nhiều hoạt động cứu hộ động vật. Tôi rất mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm của mình về chăm sóc thú cưng để giúp đỡ các bạn có thể chăm sóc thú cưng của mình tốt hơn.