Hiện nay, cua đồng là con vật dễ nuôi, mang lại những lợi ích về kinh tế và sức khỏe cho con người. Trước đây cua đồng chủ yếu được biết đến là được bắt ở những cánh đồng để làm thức ăn. Tuy nhiên, với sự đa dạng và phong phú của ẩm thực văn hóa Việt Nam thì càng có nhiều món ngon được làm từ thịt cua đồng được nhiều người ưa chuộng như: bún cua, canh cua, lẩu cua... Chính vì vậy mà có nhiều người có nhu cầu nuôi cua đồng tại nhà. Hôm nay tôi sẽ giới thiệu đến các bạn về cách nuôi cua đồng như sau:
Kỹ thuật nuôi cua đồng tại nhà mang lại hiệu quả kinh tế cao
Chuẩn bị nơi nuôi cua đồng
Hiện nay, để có thể nuôi được cua đồng tại nhà thì chúng ta có thể nuôi trong ao hoặc trong ruộng lúa đều được. Điều này tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi hộ để đạt được sự thuận lợi nhất trong việc nuôi cua.
1.1 Nuôi cua đồng ở ao
Cua đồng có thể được nuôi ở các ao, hồ. Kích thước các loại ao có thể trung bình từ 300 - 1000 mét vuông. Về độ sâu ao thì tối thiểu từ 0.8 - 1.2 mét. Bên ngoài của bờ nên được che chắn, rào lại bằng lưới, nhựa hay những cây gỗ sao cho cua không thể đi ra ngoài ao được. Bên cạnh đó, người nuôi cũng cần chú ý về việc thoát nước cho ao nuôi cua. Ao nên được bố trí gần với các sông và nên có cống thoát nước để xử lý nước tạo môi trường sống sạch sẽ, vệ sinh cho cua đồng. Không những vậy, bên trong ao cần có những cây nhỏ để cua bám vào, tránh những khi cua lột vỏ thì sẽ bị cua khác ăn thịt mất.
Một vấn đề cũng không kém phần quan trọng nữa chính là phần đáy ao. Người nuôi nên quan tâm đến loại đất của ao là gì, ví dụ như đất sét, đất cát hay đất có phèn... độ pH và nhiệt độ nước cũng cần đạt chuẩn để cua được sinh sống và phát triển.
1.2 Nuôi cua đồng ở ruộng lúa
Việc nuôi cua đồng ở ruộng lúa nhìn chung cũng giống như ở ao. Tuy nhiên, nếu bạn quyết định nuôi cua đồng ở ruộng lúa thì diện tích tối thiểu sẽ là 0.5 - 1 ha. Đồng thời, khi nuôi cua ở ruộng lúa thì bạn nên chủ động đào thêm các mương để cho cua đồng có nơi nương náu. Những mương này có thể rộng từ 1.5 đến 2m, độ sâu từ 0.8 đến 1m. Những điều kiện khác cũng cần xem xét giống như nuôi ở ao để có thể tạo điều kiện cho cua phát triển nhanh nhất.
Công tác chuẩn bị
Sau khi nghiên cứu về những yếu tố nơi nuôi cua thì tiếp theo chính là bước liên quan đến việc chuẩn bị trực tiếp. Để có thể nuôi cua đồng, trước khi nuôi chúng ta cần tát hết nước để diệt các loài địch hại, tiến hành bón vôi và phơi ruộng để cải tạo. Trong một số trường hợp có thể vì lí do nào đó mà không tát hết nước được sẽ dùng rễ cây thuốc cá. Sau đó cho nước sạch vào ao, ruộng.
Trong ao, ruộng cần được có thêm nguồn thức ăn. Lúc này có thể cho thêm bèo, một số phân hữu cơ hoặc trùng quế để cho cua trú ngụ và làm thức ăn.
Thả giống cua đồng
Việc thả cua có thể được thực hiện suốt các tháng trong năm. Tuy nhiên phổ biến và là môi trường lý tưởng nhất nuôi cua đồng rơi vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch hằng năm. Bởi vì đây là lúc nước thích hợp nhất, con giống thì dồi dào hơn so với các thời điểm khác. Nếu như thả giống cua ở nơi xa thì phải bố trí thời gian hợp lý từ lúc bắt cho đến lúc thả tối đa là 24 tiếng đồng hồ. Để vận chuyển tốt nhất, chúng ta nên lựa chọn những thùng gỗ hoặc nhựa, có nắp đậy cẩn thận và không nên để cua với mật độ quá dày.
Cách lựa chọn giống cua: Chọn những con giống khỏe, có đầy đủ càng và các chân, không vì ưa thích giá rẻ mà chọn cua quá nhỏ, đặc biệt là nên chọn cua đực để có sức sống dẻo dai và cho năng suất cao hơn.
Cho cua đồng ăn
Cua đồng hiện nay dễ ăn, dễ nuôi nên việc cho ăn cũng không quá phức tạp. Thức ăn của chúng gồm các loại như ốc, rau, khoai hay một số cá tạp nhỏ. Ngoài ra, để giúp cua mau lớn bạn có thể bổ sung thêm các loại thức ăn viên.
Lượng thức ăn của cua từ 5 đến 8% của khối lượng cơ thế cua đồng. Do đó bạn có thể cân đối lượng thức ăn, cho ăn mỗi ngày 2 hoặc 3 lần và phân chia tỷ lệ hợp lý. Nên cho cua đồng ăn vào thời điểm nước lớn hay chiều mát.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến việc thay nước cho ao, ruộng tối thiểu là một tuần một lần. Vào buổi tối bạn nên trông thêm đèn để dẫn dụ thêm một số côn trùng làm phong phú nguồn thức ăn cho cua. Bạn cũng cần thường xuyên kiểm tra lưới và những dụng cụ để tránh việc cua đồng đi ra ngoài, thất thoát sản lượng nuôi.
Thu hoạch cua đồng
Có thể thu hoạch cua đồng sau khi đạt kích cỡ thị trường. Người nuôi có thể thu hoạch dần hoặc bán trong một lượt tùy mục đích sử dụng. Nhìn chung việc thu hoạch cua đồng cũng dễ dàng và mang lại giá trị kinh tế cho người dân.
Sau khi thu hoạch là giai đoạn bảo quản. Cua được xếp ra để phân loại và cho vào những túi lưới. Tùy vào mục đích sẽ sử dụng làm thức ăn và bán đi.
Nhìn chung cách nuôi cua đồng hiện nay khá đơn giản, không tốn kém quá nhiều chi phí và cũng mất thời gian không quá lâu, nhất là những vùng nông thôn hiện nay có nhiều ao, ruộng để thuận lợi tiến hành. Sau khi tham khảo nội dung được hướng dẫn ở trên, chúc bạn có được thêm nhiều thông tin hữu ích và nuôi cua đồng đạt được hiệu suất tốt nhất. Cảm ơn và trân trọng!
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Thiên An
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Thiên An, một chuyên gia về thú cưng và bác sĩ thú y đam mê công việc của mình. Tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe thú cưng và đã giúp hàng ngàn con vật được cứu sống và khỏe mạnh. Ngoài đam mê với công việc, tôi còn rất yêu thích trồng cây và tận hưởng sự thư thái mà nó mang lại. Tôi luôn cố gắng tìm kiếm cách để kết hợp giữa việc trồng cây và chăm sóc thú cưng, vì tôi tin rằng đó là một cách tuyệt vời để tạo ra một môi trường sống tốt cho cả con người và động vật. Với kinh nghiệm và kiến thức của mình, tôi hy vọng sẽ có thể giúp đỡ các bạn trong việc chăm sóc thú cưng cũng như trong việc trồng cây. Tôi rất mong được làm quen với các bạn và chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình. Cảm ơn đã lắng nghe.