Nuôi cua dừa ở Việt Nam trong những năm gần đây đang rất hót, mặc dù giá thành cua dừa có giá 6 - 7 triệu đồng/kg nhưng việc nuôi cua dừa không hề dễ dàng chút nào, để nuôi giống cua này mọi người cần phải có một lượng thông tin kiến thức cùng với kỹ thuật, để giúp bà con nông dân hay những người đang có dự định đầu tư nuôi cua dừa, wikifarm giới thiệu mô hình nuôi cua dừa ở Việt Nam để giúp mọi người có được kiến thức trước khi nuôi.
Mô hình nuôi cua dừa ở Việt Nam như thế nào?
Cua dừa là cua gì?

Cua dừa với một số người Việt Nam còn khá lạ lẫm vì đây là giống cua rất lớn và có nguồn gốc từ Ấn Độ, là một trong những giống cua to lớn top đầu trên thế giới. Kích thước của chúng chỉ tính riêng thân đã khoảng 30cm, mỗi chân dài khoảng 50cm và nặng khoảng 4kg, cua dừa là giống cua khổng lồ có thể chế biến làm các món ăn cực ngon và bổ dưỡng nên giá của chúng rất đắt, ở nước ta tuy cũng có nhưng vẫn rất ít các cơ sở hay người nuôi. Sở dĩ chúng được gọi là cua dừa là vì những con cua này thường trèo hẳn lên ngọn cây dừa và tách vỏ quả dừa ra ăn phần lõi ( cơm dừa ) phía trong.
Nuôi cua dừa ở Việt Nam như thế nào?

Nuôi cua dừa ở Việt Nam cần xây dựng bể nuôi to, rộng và phải chuẩn bị bố trí các vật liệu làm nền, đồ trang trí, tạo ra môi trường sống trong bể nuôi cho cua dừa. Các bạn có thể tìm hiểu cách xây dựng bể nuôi như sau.
Bể nuôi cua dừa thường được xây dựng bằng gạch sau đó tráng xi măng, kích thước bể tùy thuộc vào số lượng cua bạn nuôi, thông thường người ta sẽ nuôi khoảng 3 con và có kích thước dài 3 mét, rộng 2 mét và cao khoảng 1 mét. Bể nuôi nên làm nền lát gạch đá hoa cương hoặc gạch đỏ chắc chắn để tránh cua đục lỗ chui ra ngoài, thành bể nuôi nên tráng xi măng láng mịn tốt nhất là lát gạch đá hoa trơn để cua không bò ra ngoài được.
Phần nền chuồng nên làm chất độn bằng cát hoặc đất , lớp chất độn này nên dày tối thiểu khoảng 30cm để đảm bảo độ dày làm lớp lót cho cua sinh hoạt một cách thoải mái.
Nên độn thêm xơ dừa hay trồng thêm cỏ ở dưới lớp đất lót rồi mới cho cát lên để giữ được độ ẩm lâu, mỗi ngày đều phải dùng bình phun nước vào bể nuôi để tạo độ ẩm cho bể cua.
Trong bể nên đặt các khúc gỗ, cây hay dùng các viên đá, tảng đá to đặt vào trong bể để tạo thêm không gian cho cua thể dục, trú ẩn. Nên đặt các vật này rải rác quanh bể nuôi và không nên đặt quá gần thành bể để tránh qua trèo ra ngoài.
Nếu có trồng cây dừa thì có thể quây chuồng xung quanh khu vực có trồng dừa nhưng cần phải ở các khu vực có thể trồng dừa mới có thể nuôi bằng cách này.
Trong bể nên làm máng đựng nước to chạy quanh bể hay làm thành 2 hố chứa nước, 1 chứa nước mặn, 1 chứa nước ngọt, có thể dùng nước máy cũng được nhưng phải được lọc qua các máy lọc chuyên dụng và xử lý clo trong nước, bên nước ngọt chỉ cần xử lý nước máy xong cho vào chỗ chứa nước còn với nước mặn thì dùng muối hột pha loãng với nước máy vừa xử lý.
Nên chuẩn bị máng thức ăn cho cua , có thể dùng các chậu, khay để đựng cũng được, có thể chia thành 2-3 hay nhiều máng đặt quanh bể trong trường hợp nuôi nhiều cua.
Nên chuẩn bị 1 tấm kính có các lỗ nhỏ để thoát khí, tấm kính này có thể thay bằng nhựa mica cũng được nhưng phải đảm bảo đủ to để đậy được kín nắp bể tránh cua bò ra ngoài, có thể dùng 2-3 hay nhiều tấm hoặc làm hẳn nắp bể có thể kéo ra, đậy vào.
Cua dừa ăn gì?

Cua dừa là giống ăn tạp nên có thể cho ăn nhiều loại thức ăn từ thịt đến rau củ, hoa quả, thậm chí là cho ăn dừa theo đúng với cái tên của nó.
Có thể cho cua ăn các loại rau củ, hoa quả như chuối, xoài, đu đủ, khoai lang, dưa hấu, nếu có thể thì cho chúng ăn dừa mỗi ngày.
Có thể cho cua ăn các loại thịt như thịt bò, thịt lợn thịt gà, vịt,...
Ngoài ra còn có thể cho cua dừa ăn thịt các loại tôm, cá, mực hay hải sản để bổ sung canxi nhất là vào thời điểm cua lột xác.
Không nên cho cua dừa ăn các loại thức ăn công nghiệp như cám viên hay các loại thức ăn tương tự dành cho cua, cá hay tôm, mực ,... vì hiện nay vẫn chưa có loại thức ăn công nghiệp nào chuyên dành cho cua dừa.
Mỗi ngày cho cua ăn 2 lần vào sáng và chiều tối, lượng thức ăn tùy chỉnh theo số lượng cua, có thể cho ăn một lượng thức ăn vừa phải sau đó đợi khoảng 2 tiếng rồi xem số thức ăn còn thừa thế nào để điều chỉnh lượng thức ăn về sau.
Khi cho cua dừa ăn không cần phải chế biến quá nhiều, chúng có thể ăn tất cả các loại thức ăn từ thịt sống đến chín, thậm chí là thịt, cá,... đông lạnh. Hoa quả hay rau củ cũng không cần cắt mà chỉ cần bỏ trực tiếp vào khay ăn của cua là được.
Nên chuẩn bị rong biển để cho cua ăn thêm khi cua đến kỳ lột xác.
Những lưu ý khi nuôi cua dừa là gì?

Hố nước
Như đã nói ở phần xây dựng bể thì hai hố nước ( có thể là máng ) cần xây dựng 2 hố để nước ngọt và nước mặn, hố nước phải to và đảm bảo sâu để khi cua chui xuống hố nước sẽ chìm hẳn xuống ngập cả vỏ, nhưng cũng phải đảm bảo độ dốc hợp lý để cua dễ dàng bò lên vì nếu cua dừa bị ngâm ngập nước sau 1 ngày sẽ chết.
Khi cua dừa lột xác
Vì cua dừa khi lớn hơn sẽ tự lột xác nên bạn có thể bố trí các loại mai mực to nhỏ khác nhau trong bể để cua tìm đến và lột xác, khi thấy cua đang trong thời gian lột xác thì cho ăn thêm rong biển và tăng lượng thức ăn tươi sống nhất là các loại tôm nhỏ để bổ sung canxi cho cua dừa.
Quá trình lột xác của cua dừa diễn ra nhiều lần và bạn nên để chúng lột xác tự nhiên, không nên can thiệp vào vì trong giai đoạn này chúng rất yếu ớt.
Các điều cần chú ý khác khi nuôi cua dừa
Chỉ nên nuôi 1 bể 3 con theo kích thước bể chuẩn và khi nuôi nên chọn các con cua dừa giống có kích thước đồng đều tránh tình trạng con to con nhỏ sẽ diễn ra tình trạng cua xung đột và tấn công nhau khi nuôi chung.
Kiểm tra bể nuôi hàng ngày và lấy khay thức ăn ra lau rửa mỗi ngày.
Độ ẩm trong bể nuôi phải duy trì trong khoảng 70% nếu không cua sẽ phát triển kém và có nguy cơ chết.
Cua dừa thường đào hang và rúc mình xuống đất cát và chỉ thường chui lên để kiếm ăn nên khi thấy chúng rúc xuống cát thì không nên tác động vào cua.
Thu hoạch cua
Khi cua đạt khoảng 3-4kg là có thể đem bán, sau khi đem bán thì tiến hành vệ sinh bể nuôi, thay các lớp đất cát lót nền và vệ sinh , lau rửa hoặc thay hẳn các đồ đã bố trí như các khúc gỗ lũa to, đá tảng,... Khi thu hoạch nên buộc cua bằng vải một cách cẩn thận để tránh cua thoát ra ngoài khi vận chuyển, cua dừa rất khỏe và càng rất sắc nhọn , chân to nên khi bắt cua cần có dụng cụ chuyên dụng và phải cẩn thận , khéo léo khi bắt cua để tránh bị thương.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này

Bảo Vân
Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Bảo Vân, một chuyên gia chăm sóc thú cưng 32 tuổi. Tôi rất đam mê và yêu thích động vật, và luôn mong muốn học hỏi và chia sẻ những kiến thức về chăm sóc động vật để giúp chúng sống khỏe mạnh. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc thú cưng, từ việc nuôi dạy các loại động vật nhỏ như mèo và chó, đến chăm sóc những loài động vật lớn hơn như chim cánh cụt và khỉ. Tôi hiểu rõ về các bệnh lý thường gặp của thú cưng và có khả năng chẩn đoán và điều trị chúng. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê việc tìm hiểu về các loài động vật khác nhau, về cách sống, cách sinh sản và cách tương tác với môi trường xung quanh. Tôi tin rằng kiến thức về động vật là vô hạn và luôn có thể học hỏi thêm nhiều điều mới. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến chăm sóc thú cưng, hãy đừng ngần ngại liên hệ với tôi. Tôi rất mong muốn được giúp đỡ và chia sẻ kiến thức của mình để giúp các bạn chăm sóc thú cưng tốt hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe giới thiệu của tôi!