Những năm gần đây, tình hình nuôi tôm của bà con nông dân ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tác động khách quan từ môi trường cũng như cách diệt khuẩn, cải tạo ao chưa đạt yêu cầu. Vậy cách diệt khuẩn ao nuôi tôm hiện nay được quy định như thế nào? Cách diệt khuẩn ao nuôi tôm hiện nay cần có những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Cách diệt khuẩn ao nuôi tôm an toàn như thế nào?
Cách diệt khuẩn ao nuôi tôm
Trong quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm, công đoạn chiếm phần lớn quan trọng chính là cải tạo ao, chuẩn bị môi trường sống cho tôm. Diệt khuẩn ao nuôi tôm là việc sử dụng các hoạt chất chuyên dụng để vệ sinh môi trường nước, đồng thời tiến hành tiêu diệt các mầm bệnh, các vi sinh vật có thể gây hại hoặc ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của tôm.
Trong ao nuôi tôm thường sẽ có những vi khuẩn. Tuy nhiên vi khuẩn sẽ được chia thành có vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có lợi. Vi khuẩn có lợi sẽ phân hủy những chất hữu cơ có trong ao, hỗ trợ vệ sinh nước và tăng năng suất. Ngược lại vi khuẩn có hại sẽ gây hại cho tôm. Nguyên nhân của sự xuất hiện vi khuẩn là vì nhiều yếu tố khác nhau. Một trong số đó có thể vì ao tôm thiếu ánh sáng. Vi khuẩn thích hợp sinh trưởng nhanh ở môi trường thiếu sáng, chính vì vậy lượng vi khuẩn có thể tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh đó, nếu ao có quá nhiều tảo cũng ảnh hưởng đến việc gia tăng nồng độ vi khuẩn. Không những thế, lượng oxi quá ít hay thức ăn quá nhiều cũng là nguyên nhân làm cho vi khuẩn có những điều kiện thuận lợi phát triển.
Để có thể diệt khuẩn ao nuôi tôm, bạn có thể tiến hành việc sử dụng các hoạt chất vi sinh, người nuôi có thể dùng vi sinh nhân sinh khối VS 01 kết hợp tạt trực tiếp ZP US. Phương pháp này giúp cho quá trình nuôi tôm vừa bền vững và vừa thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng Hi iodine 9000 hoặc Nano 79 an toàn để kìm hãm, diệt khuẩn ao tôm bên ngoài. Cụ thể quy trình xử lý diệt khuẩn ao nuôi tôm như sau:
Đầu tiên, bạn cần giảm lượng thức ăn nuôi tôm, lượng thức ăn chỉ nên chiếm từ 30 - 50% của mỗi bữa ăn. Bạn có thể diệt khuẩn cho ao nuôi tôm bằng nano 79 hay hoạt chất Hi iodine với liều lượng thích hợp, chạy quạt nhiều để bổ sung lượng oxi cung cấp cho tôm và chuẩn bị OXY GEN - viên.
Tiếp đến bạn có thể sử dụng thêm một số hoạt chất khác nữa như Anti rota, Anomin N00… để biết chi tiết hơn, bạn có thể tham khảo thông tin ở các cửa hàng bán thuốc hay các kỹ sư nuôi trồng thủy sản để có được nguồn kiến thức đáng tin cậy.
Bên cạnh đó, khi cho tôm ăn bạn cần theo dõi màu sắc, tình trạng sức khỏe của tôm. Về môi trường thì cần quan tâm đến lượng oxy, mức độ nhiễm khuẩn, độ pH của nước… để có sự điều chỉnh hay bổ sung thích hợp, khắc phục thấp nhất tình trạng thiệt hại về tôm.
Một vấn đề bạn cũng cần lưu ý chính là sau khi thả tôm trong vòng 45 ngày đầu tiên thì bạn nên chạy quạt thường xuyên hơn. Bên cạnh việc diệt khuẩn ao nuôi tôm thì cũng cần chú ý để kết hợp với việc không làm cho tôm bị sốc hay ảnh hưởng.
Khi lựa chọn hoạt chất để diệt khuẩn ao nuôi tôm, bạn cũng nên lựa chọn cẩn thận và kỹ càng. Thuốc diệt khuẩn cũng phải phù hợp với nguồn nước, các điều kiện tự nhiên của ao nuôi, tránh sử dụng các hoạt chất quá mạnh. Không những vậy, khi sử dụng bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về hướng dẫn sử dụng, những thông tin này có thể được đính kèm cùng với sản phẩm hoặc được hướng dẫn trong quá trình tư vấn hay quá trình mua, đảm bảo thuốc còn hạn sử dụng và dùng đúng liều lượng.
Đồng thời việc diệt khuẩn không nên lạm dụng việc sử dụng kháng sinh quá nhiều. Bởi nó có thể tốn kém nhiều chi phí và ảnh hưởng đến chất lượng tôm khi thu hoạch. Khi tạt thuốc xuống ao, người nuôi cũng cần chú ý đến việc tránh để hoạt chất này tiếp xúc vào da hay mắt, đảm bảo an toàn cho người và ao nuôi tôm là điều cần thiết. Trước khi tạt thuốc, bạn cũng có thể cân nhắc cho quạt chạy để có thể bổ sung lượng oxi, đồng thời phân tán lượng oxi đều khắp hết cả ao. Khi tạt thuốc xong, bạn cũng phải theo dõi sát sao những phản ứng của tôm để có cách xử lý thích hợp và chuẩn bị cho các bước tiếp theo để tránh tôm bị nhiễm khuẩn nặng hơn.
Một số dấu hiệu nhận biết tôm bị nhiễm khuẩn
Hiện nay khi nuôi tôm, việc tôm bị nhiễm khuẩn là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên để biết được các dấu hiệu để có biện pháp khắc phục ngay, người nuôi phải có kiến thức, kinh nghiệm để nhận biết được tôm bị nhiễm khuẩn. Chúng có một số đặc điểm như sau:
- Tôm có màu sắc không đồng đều, thân tôm có thể có màu đen, trắng hoặc đỏ, hơn nữa vỏ tôm cũng có dấu hiệu bong tróc.
- Thân của tôm có những tổn thương, có những vết lở loét, xây xát.
- Tôm ăn ít hơn bình thường hay có dấu hiệu bỏ ăn.
- Màu sắc của nước thay đổi, có thể đục hơn so với bình thường.
- Lượng vi khuẩn có trong ao nuôi tôm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tôm.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Bảo Vân
Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Bảo Vân, một chuyên gia chăm sóc thú cưng 32 tuổi. Tôi rất đam mê và yêu thích động vật, và luôn mong muốn học hỏi và chia sẻ những kiến thức về chăm sóc động vật để giúp chúng sống khỏe mạnh. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc thú cưng, từ việc nuôi dạy các loại động vật nhỏ như mèo và chó, đến chăm sóc những loài động vật lớn hơn như chim cánh cụt và khỉ. Tôi hiểu rõ về các bệnh lý thường gặp của thú cưng và có khả năng chẩn đoán và điều trị chúng. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê việc tìm hiểu về các loài động vật khác nhau, về cách sống, cách sinh sản và cách tương tác với môi trường xung quanh. Tôi tin rằng kiến thức về động vật là vô hạn và luôn có thể học hỏi thêm nhiều điều mới. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến chăm sóc thú cưng, hãy đừng ngần ngại liên hệ với tôi. Tôi rất mong muốn được giúp đỡ và chia sẻ kiến thức của mình để giúp các bạn chăm sóc thú cưng tốt hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe giới thiệu của tôi!