Ngành nghề nuôi tôm đóng vai trò vô cùng lớn trong nền nông nghiệp của nước ta. Trong những năm gần đây, việc nuôi tôm ở Việt Nam không ngừng phát triển, đem lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân. Bên cạnh đó, tôm thẻ chân trắng có những đặc điểm vượt trội so với các loài tôm khác nên mô hình nuôi loại tôm này đang nhận được sự quan tâm và áp dụng rộng rãi. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về phương pháp nuôi tôm thẻ chân trắng lý tưởng.
Phương pháp nuôi tôm thẻ chân trắng lý tưởng
SƠ ĐỒ BÀI VIẾT
PHẦN KHÁC
Đặc tính
Về đặc điểm bên ngoài, tôm thẻ chân trắng có màu trắng đục, trên thân không có đốm vằn. Chân bò có màu trắng ngà còn chân bơi có màu vàng. Các vành chân đuôi có màu đỏ nhạt và xanh. Râu của tôm thẻ chân trắng có màu đỏ gạch và có chiều dài gấp rưỡi chiều dài của thân tôm. Bên cạnh đó, tôm thẻ chân trắng cũng có 2 răng cưa ở bụng và có khoảng 8 - 9 răng cưa ở lưng.
Tôm thẻ chân trắng cũng có khả năng kháng bệnh khá cao, khả năng kháng chịu với các thay đổi của điều kiện môi trường nuôi cũng tốt. Khả năng và tốc độ sinh trưởng của loài tôm này cũng nhanh, có thể nuôi với mật độ từ 50 - 80 con/m2.
Về sinh sản, tôm thẻ chân trắng là loài đẻ trứng. Tuy nhiên, trứng sẽ không nở trong bụng mà tôm sẽ đẻ trứng ra bên ngoài, nở thành ấu trùng và dần dần phát triển thành tôm con. Mùa sinh sản của tôm thẻ chân trắng thường diễn ra vào tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Phương pháp nuôi
Cải tạo ao nuôi và bón phân
Việc cải tạo ao nuôi là công việc đầu tiên trước khi tiến hành nuôi tôm nhằm đảm bảo môi trường sống cho tôm.
Bạn cần tiến hành tháo tháo cạn nước, phơi ao khoảng 10 – 15 ngày. Sau đó lại cho nước ngập ao khoảng 20cm để diệt tạp và tiêu độc ao bằng vôi sống hoặc chlorine trong khoảng 3 – 6 ngày.
Tiếp theo, lại tháo cạn nước trong ao rồi bơm nước sạch vào rồi rửa ao 3 lần. Cuối cùng bơm nước vào đầy ao nuôi sâu khoảng 2m.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần bón phân đạm và phân lân theo tỷ lệ 1/9, lượng bón 1,5kg/ha để tạo màu cho ao nuôi và gây nuôi sinh vật thức ăn ban đầu cho tôm.
Thả tôm giống
Sau khi đã cải tạo ao và bón phân, bạn cần chuẩn bị tôm giống. Lựa chọn tôm giống đều, cùng lứa, cỡ tôm dài 1cm để đảm bảo chất lượng giống tôm.
Khi thả tôm giống vào ao, nên lựa chọn thời điểm buổi chiều, khi nhiệt độ mát. Mật độ thả giống nên là 15.000 con/ha. Nên đứng ở đầu hướng gió và thả tôm giống nhẹ nhàng xuống ao.
Kiểm tra chất lượng nước trong ao
Trong quá trình nuôi, bạn cần chú ý thường xuyên kiểm tra chất lượng nước trong ao nuôi tôm, điều tiết độ trong trên dưới 40cm, độ mặn từ 10 – 25%.
Cho tôm ăn
Mỗi ngày, bạn nên cho tôm ăn 2 - 4 lần dưới dạng viên. Ban ngày là 30% lượng thức ăn còn ban đêm là 70% lượng thức ăn. Mức cho ăn trước lúc tôm đạt cỡ 10g/con là 6,4% thể trọng tôm, tôm đạt cỡ 15g/con là 4,6% thể trọng tôm còn tôm đạt cỡ 20g/con là 3,2% thể trọng tôm.
Phòng và trừ bệnh
Dưới đây là một số cách giúp bạn phát hiện một số bệnh ở tôm thẻ chân trắng để xử lý và chữa bệnh tôm kịp thời:
- Vỏ cơ thể: Vỏ chuyển sang màu sậm hoặc xám hơn thông thường, mất đi độ bóng, bị ăn mòn, giòn, có các vảy lạ hình thành thành từng mảng trên vỏ hoặc cơ thể của tôm.
- Đuôi tôm: Đuôi nghiêng xuống và không còn mở rộng như tôm khỏe mạnh. Khi bóp nhẹ góc đuôi, nó chỉ mở ra một chút.
- Mang tôm: Mang hơi mềm, có mùi hôi, xảy ra tình trạng giữ nước và có màu sắc khác thường như vàng, cam, nâu, đỏ,…
- Chân bơi, chân bò của tôm: Xuất hiện sẹo, vết trầy xước hoặc bẩn bám trên các vị trí này.
Câu hỏi thường gặp
Chính vì thế, việc ăn tôm thẻ chân trắng vô cùng tốt cho sức khỏe con người, giúp cơ thể tăng cường các chất dinh dưỡng (protein, chất béo, calo cùng vitamin và các khoáng chất đặc biệt như canxi, kẽm, sắt, photpho, magie,…), chống oxy hóa, ngăn ngừa một số loại bệnh ung thư cũng như hỗ trợ giảm cân vô cùng hiệu quả.
Người ta thường nhầm lẫn tôm thẻ chân trắng với tôm sú do chúng khá giống nhau. Tuy nhiên, thông thường, tôm sú sẽ kích thước khá dài, nặng hơn, vỏ dày, có nhiều màu sắc (như màu xanh, nâu, đỏ, xám), lưng tôm được xen kẽ giữa màu xanh, đen hoặc màu vàng còn tôm thẻ chân trắng có vỏ mỏng, có màu trắng đục, chân màu trắng, dáng thon dài và nhỏ hơn tôm sú.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Bảo Vân
Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Bảo Vân, một chuyên gia chăm sóc thú cưng 32 tuổi. Tôi rất đam mê và yêu thích động vật, và luôn mong muốn học hỏi và chia sẻ những kiến thức về chăm sóc động vật để giúp chúng sống khỏe mạnh. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc thú cưng, từ việc nuôi dạy các loại động vật nhỏ như mèo và chó, đến chăm sóc những loài động vật lớn hơn như chim cánh cụt và khỉ. Tôi hiểu rõ về các bệnh lý thường gặp của thú cưng và có khả năng chẩn đoán và điều trị chúng. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê việc tìm hiểu về các loài động vật khác nhau, về cách sống, cách sinh sản và cách tương tác với môi trường xung quanh. Tôi tin rằng kiến thức về động vật là vô hạn và luôn có thể học hỏi thêm nhiều điều mới. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến chăm sóc thú cưng, hãy đừng ngần ngại liên hệ với tôi. Tôi rất mong muốn được giúp đỡ và chia sẻ kiến thức của mình để giúp các bạn chăm sóc thú cưng tốt hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe giới thiệu của tôi!