Cua lông- một giống cua có nguồn gốc từ Trung Quốc, là một giống cua nhỏ nhưng thịt rất thơm ngon và ngọt , béo ngậy và đặc biệt là giống cua này sở hữu lượng thịt khá ít nhưng trứng và gạch cua rất nhiều , cua lông đã và đang là giống cua được đánh giá cực cao về hương vị vì độ ngon và giá trị dinh dưỡng rất cao mà nó mang lại, tuy nhiên ở nước ta hiện nay hiện vẫn còn khá ít cơ sở bán giống cua này và cũng có rất ít người nuôi, nhưng khi nuôi giống cua này thành công và có thể thu hoạch đều thì có thể cua lông sẽ trở thành một nguồn tiềm lực lớn về kinh tế cho người nuôi. Nếu các bạn quan tâm thì chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách nuôi giống cua này ở Việt Nam ngay bây giờ.
Cua lông là cua gì? Nuôi cua lông ở Việt Nam như thế nào?
Trước khi nuôi cần chuẩn bị những gì?
Cua lông giống
Để nuôi cua lông thì ngày xưa người ta phải sang tận Trung Quốc để nhập cua lông giống về nuôi nhưng hiện tại bạn cũng có thể mua cua giống ở các trang trại hay mua của những người nuôi tại nước ta, tuy nhiên nguy cơ mua phải cua lông giống kém chất lượng là rất cao do cua lông nuôi tại Việt Nam chắc chắn không thể chất lượng bằng bên Trung Quốc, sự phát triển cũng chậm hơn, độ ngon kém hơn nên để có một lứa cua chất lượng cao thì nên mua cua giống từ Trung Quốc, cua lông giống thường rất nhỏ, mua 1kg sẽ được khoảng 150 con.
Khi mua cần chú ý số lượng cua sao cho hợp lý để khi thả vào ao nuôi không bị quá nhiều hay quá ít.
Ao nuôi cua
Cua lông có thể nuôi được trong nhiều môi trường như ao, đầm, ruộng lúa,.... nhưng để nuôi cua lông một cách hiệu quả, thu hoạch được đầy đủ số lượng nhất thì nên xây dựng hệ thống ao nuôi chuyên dụng. Ao nuôi cua lông không giống như ao nuôi cá hay các loài thủy sản khác vì cua lông thường không đào hang như cua đồng nên ao nuôi có thể đào nông và đào theo kiểu từ nông đến sâu , sâu ở giữa ao còn nông dần ra xung quanh đến bờ ao để di chuyển được cả trên cạn lẫn dưới môi trường nước. Độ sâu của ao chỉ cần sâu khoảng 1 mét đến 1,5 mét là được. Kích thước ao nuôi cua thường sẽ từ 1000 mét vuông đến 3000 mét vuông là tối thiểu và nếu có điều kiện còn có người đào ao cua với kích thước lên đến 1ha hoặc hơn.
Khi đào ao phải tiến hành vệ sinh và dọn , rửa ao sạch sẽ, rải vôi bột xuống đáy ao và rửa ao, phơi nắng ao 2 ngày rồi lại rửa ao một lần nữa, cần trồng nhiều cây rong , các cây thủy sinh đặc biệt là rong đuôi chó ở đáy ao để tạo môi trường sống cho cua, sau đó bơm nước đã được lọc qua các đầu lọc hoặc máy lọc chuyên dụng để nguồn nước trong ao được sạch sẽ, mực nước trong ao chỉ cần cao khoảng 60 đến 80cm là được, nhưng nước trong ao phải cực kỳ trong nhìn được lớp rong , cây thủy sinh ở dưới đáy.
Ở ngoài ao nuôi phải dùng các tấm fibro, lưới mắt nhỏ quây xung quanh để tránh cua bò, thoát ra ngoài, lớp rào quây này có thể quây cao khoảng 1 mét trở lên là được.
Khi đã chuẩn bị xong ao nuôi thì có thể thả cua giống, 1 mét vuông ao sẽ thả được khoảng 3-4 con.
Cách cho ăn và chăm sóc cua lông như thế nào?
Cua lông ăn thức ăn gì?
Cua lông là giống cua ăn tạp nhưng nên cho cua lông ăn các loại tôm nhỏ, cá tạp, cá nhỏ được thái nhỏ chứ không cho ăn cám hay các loại thịt khác. Cũng không cần cho cua ăn rau củ gì cả vì đã trồng rong, cây thủy sinh dưới đáy ao nuôi nên khi đói cua cũng có thể ăn luôn các cây đó. Mỗi ngày nên chỉ cho cua ăn 1 lần vào buổi chiều, cá tạp thái nhỏ chỉ cần rải đều xung quanh ao nuôi, cua sẽ ăn và tha thức ăn thừa vào các bụi rong, cây dưới đáy ao để ăn dần. Cua lông thường đợi đến đêm mới ăn nên sáng hôm sau khi thấy thức ăn thừa còn quá nhiều thì nên vớt ra và điều chỉnh lượng thức ăn cho cua vào bữa sau cho hợp lý, tránh để thừa gây bẩn cho ao nuôi.
Cua lông lột vỏ
Khi nuôi cua lông các bạn sẽ bắt gặp hiện tượng các vỏ cua nằm rải rác trong các bụi rong, cỏ, cây đáy ao, khi thấy vậy thì nên vớt và bỏ hết các vỏ cua đó đi vì đó là các vỏ mà cua đã lột, cứ khoảng 1 tháng là cua sẽ bỏ lớp vỏ cũ đi và dần dần hình thành lớp vỏ mới để phát triển kích thước. Cho nên cứ 1 tháng lại phải dọn và bỏ lớp vỏ cũ đó đi.
Vệ sinh ao nuôi
Vì cua lông sống rất sạch và cần môi trường sống sạch sẽ, nước trong nên phải để ý ao nuôi hàng ngày, khi thấy nước đục thì phải thay nước ngay, còn không thì cứ 1 tuần thay nước 1 lần nếu nước trong ao nuôi trong không bị đục. Thức ăn thừa của cá hay các chất bẩn trong ao nuôi có thể do môi trường, con người thải ra như lá cây rụng, giấy rác,... do gió thổi bay vào ao,... nếu thấy thì phải vớt ra khỏi ao nuôi ngay để tránh làm bẩn ao. Không nên vệ sinh ao nuôi bằng các loại chất tẩy rửa mạnh để tránh hóa chất trong thuốc làm hại đến sức khỏe của cua.
Thu hoạch cua
Cua lông giống nuôi khoảng 8 tháng khi cua đạt trọng lượng khoảng 200-300 g 1 con là có thể bán, nhưng trước khi thu hoạch cần phải kiểm tra trước bằng cách bấm nhẹ ngón tay vào chỗ giữa chân với thân cua nếu thấy cứng cáp, chắc chắn là có thể thu hoạch còn nếu vẫn mềm thì cần nuôi thêm chưa thể thu hoạch được.
Nên thu hoạch cua lông vào cuối mùa đông vì ở khoảng thời gian này cua ra ngoài nhiều hơn, dễ bắt hơn.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Bảo Vân
Chuyên gia
Chào mọi người, tôi là Bảo Vân, một chuyên gia chăm sóc thú cưng 32 tuổi. Tôi rất đam mê và yêu thích động vật, và luôn mong muốn học hỏi và chia sẻ những kiến thức về chăm sóc động vật để giúp chúng sống khỏe mạnh. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc thú cưng, từ việc nuôi dạy các loại động vật nhỏ như mèo và chó, đến chăm sóc những loài động vật lớn hơn như chim cánh cụt và khỉ. Tôi hiểu rõ về các bệnh lý thường gặp của thú cưng và có khả năng chẩn đoán và điều trị chúng. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê việc tìm hiểu về các loài động vật khác nhau, về cách sống, cách sinh sản và cách tương tác với môi trường xung quanh. Tôi tin rằng kiến thức về động vật là vô hạn và luôn có thể học hỏi thêm nhiều điều mới. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào liên quan đến chăm sóc thú cưng, hãy đừng ngần ngại liên hệ với tôi. Tôi rất mong muốn được giúp đỡ và chia sẻ kiến thức của mình để giúp các bạn chăm sóc thú cưng tốt hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe giới thiệu của tôi!