Khi nuôi tôm, cá thương phẩm điều mà người nuôi nào cũng rất sợ và không bao giờ mong muốn gặp phải đó là để xảy ra dịch bệnh, khi cá hay tôm mắc bệnh mà không xử lý kịp thời, hiệu quả thì nguy cơ mất trắng cả lứa cá, lứa tôm đó là rất cao và hầu như chắc chắn xảy ra do số lượng con quá nhiều mà để xử lý, chữa bệnh cho tôm, cá mắc bệnh rất phức tạp và không hề dễ dàng, do đó vấn đề phòng bệnh cho tôm, cá khi nuôi là vô cùng quan trọng, đây là một bài viết bạn không nên bỏ qua vì nếu nuôi tôm, cá thì vấn đề này nên được quan tâm đến trước khi nuôi để tránh cho tôm, cá bị bệnh và để đảm bảo an toàn và sự an tâm khi nuôi. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về các cách phòng bệnh cho tôm, cá nuôi.
Làm thế nào để phòng bệnh cho tôm cá nuôi
Chuẩn bị môi trường nuôi thật kỹ

Đầu tiên cần phải xem xét xem tùy theo giống tôm, cá mình nuôi là giống gì và xem xét nên nuôi như thế nào, có rất nhiều kiểu nuôi như nuôi trong ao, hồ, bể bạt, xi măng, …. mỗi kiểu lại có cách chuẩn bị khác nhau, nhưng cần chú ý vệ sinh và khử khuẩn sạch sẽ trước rồi mới có thể nuôi, nhiều người mới nuôi thường không quá chú ý đến vấn đề vệ sinh sạch môi trường nuôi nên xảy ra nhiều trường hợp tôm, cá chưa kịp bán đã lỗ vốn do sinh bệnh mà chết ví dụ như đào ao không rửa, nạo vét đáy ao kỹ và vệ sinh sẽ khiến các vi khuẩn, ký sinh trùng còn trong môi trường trong lòng đất tồn tại gây bệnh cho cá, tôm.
Xử lý nguồn nước

Nước khi bơm vào ao, bể nuôi,.... cần phải được lọc qua đầu lọc hay máy lọc chuyên dụng để đảm bảo không để cá tạp, ốc hay các con động vật khác lọt vào khi tiến hành bơm nước từ các nguồn nước gần đó như ao, hồ, sông,suối ,.... vào ao , bể nuôi, nếu bơm nước máy vào thì cũng cần phải lọc và xử lý lượng clo trong nước. Độ pH trong nước khi đã bơm xong cũng cần được điều chỉnh phù hợp với giống cá, giống tôm bạn đang nuôi. Nhiệt độ cũng là điều bạn cần quan tâm, mùa mưa hay vào các lúc giao mùa, nóng lạnh thay đổi đột ngột là mùa tôm, cá dễ chết nhất và sinh ra nhiều bệnh nhất do khi thay đổi thời tiết đột ngột, mưa nhiều khiến nước trong ao, bể nuôi bị trộn lẫn, độ pH, nhiệt độ thay đổi sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cá, tôm. Có thể làm mái che mưa, nắng cho ao, bể nuôi để đảm bảo nguồn nước được ổn định, ít bị ảnh hưởng bởi mưa hay nắng dẫn đễn thay đổi nhiệt độ quá nhanh trong nước.
Chọn con giống

Khi nuôi tôm, cá hay bất cứ con nào thương phẩm cũng cần phải chọn được các con giống chất lượng thì khi nuôi mới có thể phát triển tốt đem lại hiệu quả cao cho người nuôi, bạn nên tìm kiếm và mua con giống từ các thương nhân, chỗ bán uy tín và nên trang bị cho mình những kiến thức về giống cá, giống tôm mà mình quyết định nuôi để chọn con giống một cách hiệu quả, dễ dàng và tránh bị lừa, những người không có kinh nghiệm và kiến thức về con giống khi đi mua ở những nơi không uy tín hay chưa chứng minh được nguồn gốc uy tín của con giống mà họ bán sẽ thường đưa ra các thông tin sai sự thật hay thông tin lan man làm người mua bị rối và nếu không xem xét kỹ càng sẽ mua phải các con giống không quá chất lượng dẫn đến cá, tôm vẫn sẽ phát triển vẫn sẽ sinh trưởng được nhưng số lượng phát triển tốt không cao và sẽ dễ có nguy cơ sinh bệnh hơn.
Cách chăm sóc

Chế độ ăn uống & dinh dưỡng
Mỗi loại cá, tôm lại phù hợp với những loại thức ăn và kiểu ăn khác nhau nên khi nuôi cần tìm hiểu trước và cho ăn thức ăn và chế độ ăn phù hợp với con giống mình đang nuôi chứ không phải giống nào cũng cho ăn như nhau, có nhiều người nuôi cá gì, tôm gì cũng chỉ cho ăn 1 loại cám dành cho cá, tôm chung chung chứ không tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng và các loại thức ăn phù hợp với con giống của mình dẫn đến cá tôm vẫn lớn nhưng sức khỏe không đảm bảo, dễ bệnh, không đạt kích thước cũng như chất lượng tối đa khi nuôi đủ thời gian xuất bán. Thức ăn cho ăn cũng cần cho ăn với khối lượng vừa phải, vừa đủ chứ không nên cho ăn quá nhiều, cũng tránh cho ăn quá ít, nếu cho ăn ít cá , tôm sẽ thiếu chất và lớn chậm, cho ăn quá nhiều sẽ gây ra tình trạng thức ăn thừa tồn đọng gây ô nhiễm cho môi trường nước gây ra vi khuẩn, virus gây bệnh. Thức ăn thừa nên được vớt ra, nếu cho ăn cám công nghiệp thì nên dùng loại cám viên có thể nổi trên mặt nước để khi vớt hay vệ sinh quá trình sẽ dễ dàng hơn.
Kiểm tra cá, tôm hàng ngày
Mỗi ngày khi cho ăn cần quan sát cá, tôm xem chúng có biểu hiện gì bất thường hay không, có thể là những dấu hiệu thay đổi trên cơ thể như mọc nấm, xuất hiện những đốm , vệt ,... thì cần kiểu tra ngay vì nếu có các hiện tượng như vậy thì chắc chắn cá , tôm đã bị bệnh và cần được xử lý, tìm các biện pháp chữa trị ngay, còn các biểu hiện như cá, tôm chậm chạp, không ăn hay ăn ít hơn mọi khi thì cần quan sát và để ý thêm xem nếu tình trạng nặng hơn thì phải xem xét tùy vào giống cá, tôm mà bạn nuôi như thế nào để tìm ra cách xử lý kịp thời.
Vệ sinh môi trường sống của cá, tôm
Ao nuôi hay bể nuôi cũng đều phải thực hiện việc vệ sinh một cách định kỳ và đầy đủ, cần thay nước trong ao hay bể tùy thuộc vào số lượng và loại con giống bạn nuôi, nếu nhiều chất thải, nước nhanh đục thì thay nước 1 tuần 1 lần hay 2 tuần 1 lần, có giống chỉ cần thay 1 lần 1 tháng, nếu trong ao, bể xuất hiện tảo xanh hay điều bất thường như nấm, các mốc, các loại cây lạ thì cần kiểm tra và xử lý, diệt tảo , diệt nấm để đảm bảo an toàn cho cá, tôm vì các loại tảo, nấm này có thể gây ô nhiễm nước dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm cho cá, tôm.
Tăng sức đề kháng cho tôm, cá
Khi gần đến thời điểm giao mùa hay thấy tôm, cá mệt mỏi, chậm chạp hơn thì có thể cho cá, tôm ăn thêm các loại thuốc bổ sung dưỡng chất trộn lẫn vào thức ăn cho chúng, thường là men vi sinh và các loại bột chứa dưỡng chất, cũng có thể dùng các loại thuốc chứa vi sinh vật có lợi hay tảo biển, bã cà phê, rong đuôi chó ,.... để làm nước sạch hơn, tăng sức đề kháng cho cá, tôm.
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu hiểu về một số cách phòng bệnh cho cá, tôm. Các bạn nên tìm hiểu và áp dụng để đảm bảo sức khỏe cho cá, tôm mình nuôi, vấn đề sức khỏe của chúng cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, kinh tế của người nuôi.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này

Bùi Nam
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào mọi người, tôi là Bùi Nam, 36 tuổi và là một bác sĩ thú y, chuyên gia chăm sóc thú cưng. Tôi đam mê yêu thương và chăm sóc cho các loài động vật khác nhau, từ nhỏ đến lớn. Tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y tế thú y và tôi rất vui khi được giúp đỡ chủ nuôi và các thú cưng của họ. Tôi đã học tập và làm việc tại các trung tâm y tế thú y hàng đầu và luôn cố gắng cập nhật kiến thức mới nhất để có thể cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình. Tôi tin rằng việc chăm sóc sức khỏe và hạnh phúc cho thú cưng của bạn là rất quan trọng và tôi cam kết sẽ làm tốt công việc của mình. Ngoài ra, tôi cũng là một người yêu thích động vật và thường xuyên tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và động vật. Tôi tin rằng việc chăm sóc động vật cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Đó là một số thông tin về tôi và công việc của tôi. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với tôi. Cảm ơn đã lắng nghe!