Xin chào các bạn, cá cảnh luôn là một thú chơi thuộc top phổ biến nhất vì chơi cá cảnh vừa thỏa mãn được thú vui của bản thân vừa giúp trang trí thêm cho ngôi nhà của bạn. Các giống cá cảnh rất nhiều và đa dạng, và hôm nay tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một giống cá chọi độc đáo có tên là cá chọi, nghe tên là đã thấy chiến rồi đúng không nào ? chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về cách nuôi cá chọi ngay bây giờ nhé.
Kỹ thuật nuôi cá chọi đúng chuẩn, Hiếu chiến
Cá chọi là gì?
Cá chọi là một giống cá sống ở khu vực nước nông và tĩnh, chủ yếu là khu vực Đông Nam Á và một số khu vực khác ở châu Á.
Cá chọi còn có tên là cá Xiêm hay cá Betta, Cá chọi có thân hình nhỏ, cái đầu khá nhọn, thân thon và đuôi nhọn nhưng vây và đuôi lại rất to và dài khiến cá chọi nhìn to hơn rất nhiều so với những con cá có cùng kích thước tầm khoảng dưới 25-30cm và chỉ nặng khoảng 0,2-0,3kg. Cá chọi có rất nhiều màu sắc từ đen, trắng, đỏ, xanh, vàng,..... khi tìm mua cá chọi bạn sẽ thấy được sự đa dạng về màu sắc cũng như đặc điểm từng giống của cá chọi, chúng cực kỳ đa dạng để bạn tha hồ lựa chọn theo sở thích,
Cá chọi có tính cách rất hung hăng, hiếu chiến đúng với cái tên của chúng nên thường chỉ được nuôi riêng một mình trong 1 bể cá chứ ít khi được nuôi chung cùng các giống cá khác.
Cá chọi giống
Có thể mua cá chọi giống ở các tiệm bán cá cảnh uy tín hay mua của các người chơi khác , cá chọi giống có thể mua các con cá có kích thước khoảng 5-6cm. Chọn cá giống khỏe mạnh, không bị dị tật hay có dấu hiệu lạ ở thân mình cá.
Khi mua cá chọi giống nên chọn những con cá bơi nhiều và hoạt bát , những con cá đó sẽ có sức khỏe tốt hơn so với những con cá chậm chạp, ít bơi lội.
Có thể nuôi cá chọi chung với nhau nhưng không quá nhiều, chỉ khoảng 3-4 con cá chọi 1 bể và khoảng 1 con cá chọi đực với 2-3 con cái trong một bể.
Bể cá chọi
Bể cá chọi có thể dùng các loại bể có kích thước từ nhỏ đến trung bình tùy theo số lượng cá bạn nuôi.
Ở đáy bể có thể lót lá bàng khô, sỉ than tổ ong vụn và các loại cát , sỏi dành cho bể cá để trang trí và góp phần thanh lọc bụi bẩn trong bể nhờ tác dụng của vụn sỉ than.
Có thể trồng thêm các cây thủy sinh như dương xỉ,... trong bể cá , nhưng phải chú ý trồng vừa phải đủ để trang trí chứ không trồng quá nhiều khiến diện tích sinh hoạt của cá bị thu hẹp nhiều.
Trong bể nên trang bị thêm cả máy sục khí, máy lọc nước và đèn , thiết bị chỉnh nhiệt độ, độ pH, độ cứng nước đầy đủ nếu muốn cá có được trạng thái sức khỏe tốt nhất. Bể cá nên dùng loại bể có nắp để tránh cá nhảy ra ngoài.
Điều chỉnh bể cá
Nước trong bể nên được lọc bằng các loại máy lọc chuyên dụng trước khi bơm vào bể. Điều chỉnh nhiệt độ nước khoảng 26-29 độ C , độ pH khoảng 7 đến 8 là có thể cho cá vào nuôi.
Đèn trang trí cho bể có thể lắp trên nắp bể chiếu xuống hay lắp ở đáy bể dành cho các bể chuyên dụng trang trí, có loại bể có sẵn đèn ở đáy ngăn cách bằng một tấm kính sẽ cho ánh sáng đẹp hơn.
Sau khi đã chuẩn bị xong bể cá thì cho cá vào bể nuôi và chú ý không nuôi chung cá chọi cùng các giống cá khác hay bể khác đã có sẵn các con cá nhỏ hơn.
Chú ý không dùng các vật trang trí sắc nhọn để tránh làm cá bị thương như các vỏ sò, vò ốc nhọn,...
Thức ăn cho cá chọi
Cá chọi có thể cho ăn các loại đồ ăn tươi sống như trùn quế, trùn chỉ hay giun, các loại công trùng nhỏ hay cho ăn bobo,.... cũng có thể cho ăn các loại cám công nghiệp như cám viên, cám bột cho cá nhưng tỷ lệ thức ăn tươi sống phải chiếm khoảng 70% vì đây là giống cá ăn thịt. Khi bắt đầu nuôi thì 2 lần đầu khi cho cá ăn cho ăn kiểu cho thức ăn xuống bể xem cá ăn lượng thức ăn như thế nào và lượng thức ăn vơi đi sau khoảng 1 tiếng rồi từ đó điều chỉnh lượng thức ăn cho cá ăn về sau. Mỗi ngày cho cá ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều tối.
Chú ý cho cá ăn lượng thức ăn vừa phải tránh để thức ăn bị thừa trong bể làm ô nhiễm và bẩn bể cá.
Vệ sinh bể cá
Khi thấy nước trong bể bị đục thì cần vệ sinh bể bằng cách thay nước khoảng 60% lượng nước trong bể một lần, thay đến khi nước trong lại là được. Hoặc nếu nước không bị đục cũng cần thay nước định kỳ khoảng 1 lần 1 tháng, mỗi lần thay nước thay khoảng 60% nước trong bể.
Khi vệ sinh loại bỏ các chất bẩn trong bể như các cây trang trí bị hỏng, thức ăn còn thừa trong bể,....
Không nên dùng các loại thuốc tẩy mạnh để vệ sinh bể cá để tránh cá bị ngộ độc khi các chất hóa học mạnh trong thuốc còn đọng lại trong bể sau khi vệ sinh.
Không nên vệ sinh theo kiểu vớt cá sang bể khác rồi rửa cả bể, vì chỉ khi bể quá bẩn mới nên làm như vậy, tránh cho cá thay đổi môi trường sống trong nước nhiều lần.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Nguyễn Mai
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào, tôi là Nguyễn Mai, một bác sĩ thú y và chuyên gia chăm sóc động vật với hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tôi đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành thú y và tiếp tục theo đuổi các khóa đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao kỹ năng và kiến thức của mình. Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi đã tham gia nhiều dự án và chương trình chăm sóc động vật khác nhau, từ trại nuôi đến bệnh viện thú y. Tôi cũng đã có cơ hội làm việc với nhiều loài động vật khác nhau, từ động vật nhỏ như chim và thỏ đến động vật lớn như trâu, bò và ngựa. Điều tôi yêu thích nhất khi làm việc với động vật là cảm giác được giúp đỡ và chăm sóc cho chúng, giúp chúng cảm thấy thoải mái và khỏe mạnh hơn. Tôi luôn cố gắng hết sức mình để đảm bảo rằng mọi con vật đều được chăm sóc tốt nhất có thể. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê viết lách và chia sẻ kiến thức về chăm sóc động vật. Tôi tin rằng việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình sẽ giúp ích cho nhiều người yêu động vật và giúp cải thiện cuộc sống của chúng. Tôi mong muốn được tiếp tục trau dồi kiến thức và kinh nghiệm của mình, đồng thời đóng góp tích cực vào việc phát triển lĩnh vực chăm sóc động vật tại Việt Nam.