Xin chào các bạn, khi nhắc đến cá chép người ta thường nghĩ đến giống cá thơm ngon và được nuôi ở các ao, hồ, sông , …. nhưng hôm nay tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một giống cá chép mà lại không nuôi để ăn mà lại nuôi để làm cá cảnh, đó là cá chép sư tử, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về nó nhé.
Hướng dẫn cách nuôi cá chép sư tử trong bể cảnh
Cá chép sư tử là gì?
Là giống cá chép được sinh ra do sự lai tạp của nhiều giống cá khác nhau với cá chép, khi mà người ta vẫn chỉ nghĩ đến cá chép như một giống cá để làm thức ăn thì ở Trung Quốc những người chơi thủy sinh hay cá cảnh lại nghiên cứu và cho ra đời giống cá chép sư tử được nuôi làm cá cảnh, giống cá này nhanh chóng trở lên phổ biến trên nhiều nơi trên thế giới.
Tại Việt Nam cá chép sư tử hiện nay chỉ có thể mua ở các trại cá giống hay mua của các người nuôi bán chứ không bắt được ở ngoài tự nhiên.
Kích thước của cá chép sư tử thường là khoảng 15 cm trở lên nếu chưa tính đuôi.
Cá chép sư tử có thân hình khá đặc biệt với cái đầu to, bụng to tròn, vây và đuôi dài và uyển chuyển, mượt mà, đuôi và vây của cá chép sư tử thường từ dài đến rất dài và hình dáng cũng khác nhau tùy theo từng con, những con có đuôi càng dài và càng to, nhìn mượt mà như một dải lụa thì càng đắt tiền còn con nào đuôi ngắn, nhỏ hơn thì giá rẻ hơn, cá chép sư tử có khá nhiều màu sắc như vàng, đỏ, đen,…
Bể nuôi cá chép sư tử
Cá chép sư tử có thể nuôi trong các bể từ trung bình trở lên thì mới có thể cho vẻ đẹp của cá phát huy hết tác dụng. Kích thước bể nên dài khoảng 50cm và cao , rộng 30cm trở lên và nên nuôi nhiều con trong cùng 1 bể vì cá chép sư tử khá hoạt bát và thích ở trong môi trường đa dạng , có nhiều sinh vật sống.
Bể cá nên đặt ở nơi có ánh sáng chiếu vào và nên lắp thêm các thiết bị như máy sục khí và máy điều chỉnh nhiệt độ nước, nhiệt độ nước mà cá chép sư tử thích hợp để phát triển vào khoảng 22 đến 25 độ C.
Trong bể có thể trang trí đá, sỏi hay vụn sỉ than ở dưới đáy và trồng thêm các cây thủy sinh, gỗ lũa để bể cá đẹp hơn.
Thức ăn & cách chăm sóc cá chép sư tử
Thức ăn của cá chép sư tử
Cá chép sư tử có thể cho ăn các loại cám cá công nghiệp như cám vụn, cám bột hay cám hạt đều được và cũng có thể ăn các loại côn trùng nhỏ hay giun nhỏ, trùn chỉ,…. nhưng theo tôi vẫn nên cho ăn các loại cám cá công nghiệp để tiện lợi và khi thức ăn thừa ở trong bể quá lâu cũng không gây bẩn cho nước như xác côn trùng hay động vật nhỏ cho cá ăn.
Mỗi ngày cho cá ăn 1 đến 2 lần, thường thì nhiều người nuôi cá cảnh sẽ chỉ cho ăn 1 lần vào buổi tối, tùy thuộc vào số lượng cá và loại thức ăn mà cho cá ăn lượng thức ăn phù hợp.
Vệ sinh bể cá
Khi thấy nước trong bể hơi đục thì cần thay nước trong bể, không nên thay tất cả nước mà chỉ thay khoảng 60 đến 70% nước trong bể 1 lần và khi bơm nước mới vào đợi một lúc hoặc sục mạnh khí oxi để nước mới và cũ hòa quyện với nhau , nếu còn đục thì lại thay tiếp đến khi nào nước trong.
Nếu bể quá bẩn thì cho hết cá sang một bể hoặc chậu nước rồi vệ sinh , rửa sạch bể cá, thay lớp lót đáy bể, loại bỏ các cây thủy sinh hỏng, thối rồi bơm nước vào cho cá vào lại.
Nếu cá chép sư tử của bạn bị rệp nước tấn công hoặc nhiễm nấm bạn có thể làm như sau:
Đầu tiên hãy để cá bị bệnh ở một bể cá riêng để tránh lây lan sang cá khỏe mạnh khác, tiến hành sử dụng nước muối loãng trong thời gian dài sẽ giúp khôi phục tuần hoàn, 20 lít bạn có thể cho vào khoảng 1 thìa muối. Sử dụng thêm đèn sưởi để nhiệt độ khoảng 30 ºC & kết hợp thay nước hàng tuần sẽ giúp cá nhanh khỏi. Ngoài ra bạn có thể sử dụng thuốc tím, tetraxilin 10 viên 1 khối để điều trị sẽ nhanh hơn.
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc nuôi cá chép sư tử, thì bạn có thể tham gia vào Hội Chép Sư Tử VN với hơn 7k thành viên, những thành viên ở đây sẽ hỗ trợ bạn. Hoặc bạn có thể liên hệ với những người chuyên bán cá chép sư tử (đầy đủ màu sắc) & mua thức ăn,...
Lời kết
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về một giống cá khá đặc biệt và khá mới lạ, tuy chỉ mới nổi lên trong vài năm gần đây nhưng cá chép sư tử đã trở nên phổ biến và được nuôi rất nhiều, giá của chúng lại khá rẻ nữa nên bạn có thể chọn giống cá này để nuôi thử nhé.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Lời khuyên
Về bài viết này
Thu Trang
Chuyên gia
Xin chào, mọi người! Tôi là Thu Trang, một chuyên gia về thú cưng nhiều kinh nghiệm với hơn 5 năm làm việc trong ngành này. Ngoài ra, tôi còn có sở thích với trồng cây, đặc biệt là các loài cây hoa. Tôi luôn cảm thấy thư giãn và hạnh phúc khi được ngắm nhìn những bông hoa tươi tắn nở rộ trên cành cây mỗi ngày. Nếu bạn gặp tôi, chắc chắn sẽ nhận thấy tôi là một người hài hước và vui vẻ. Tôi tin rằng cuộc sống sẽ trở nên đáng sống hơn nếu chúng ta luôn giữ cho mình niềm vui và tính cách tích cực. Đó là một chút về tôi và tôi rất mong muốn được làm quen với mọi người. Cảm ơn vì đã dành thời gian để đọc những điều tôi chia sẻ.