Bèo tấm được biết đến là loài cây phổ biến của bà con nông dân. Đây là loài cây có nguồn thức ăn tự nhiên cho các loài vật nuôi như lợn, gà, vịt, ốc… Ngoài ra bèo tấm cũng dùng để làm trang trí bể nuôi, ao hồ. Hiện nay kỹ thuật nuôi bèo tấm chủ yếu là áp dụng khoa học kỹ thuật và thực tiễn để phát triển bèo. Việc nuôi bèo tấm trở nên phổ biến hiện nay đối với bà con nông dân.
Hướng dẫn cách nuôi bèo tấm làm thức ăn cho chăn nuôi
SƠ ĐỒ BÀI VIẾT
- 1Bèo tấm là gì?
- 2Môi trường bèo tấm sống
- 3Cách nuôi bèo tấm phát triển, cho năng suất cao
- 4Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển bèo tấm người nuôi nên biết.
- 5Những lưu ý khi nuôi bèo lá tấm
- 6Những lợi ích về bèo lá tấm bạn nên biết
- +Xem 3 mục khác...
- -Thu gọn...
PHẦN KHÁC
Bèo tấm là gì?
Bèo tấm được biết đến là cây có kích thước nhỏ, chúng chỉ có một lá mầm. Trong các loài thực vật thủy sinh, bèo tấm là loài có tốc độ sinh trưởng nhanh nhất. Bèo tấm chứa hàm lượng protein cao nên bèo trở thành nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho các loài vật như cá, ốc..
Chúng tôi có một bài về cách nuôi cua đồng & cách ấp trứng ốc bươu đen nếu mọi người chưa biết có thể đọc lại bài viết.
Môi trường bèo tấm sống
Bèo tấm không chỉ dễ nuôi mà môi trường sống của nó cũng khá tự nhiên, chúng có thể sống được vào tất cả các mùa xuân, hạ, thu, đông ở môi trường nước ta. Bèo thường sinh trưởng trong môi trường có nhiệt độ từ 6 – 30 độ C.
Bèo là loài cây trung tính, chúng thường sống trong môi trường có độ PH cao, độ pH đạt mức 5 – 9. Bèo tấm phát triển theo quần thể, chúng sẽ được phát triển nhanh và lớn nếu được đặt trong môi trường nước sạch và giàu dinh dưỡng.
Bèo tấm thông thường có tuổi thọ ngắn nhưng khi chúng được nuôi dưới nước, chúng sẽ trải thảm ra nhanh chóng. Nếu trong môi trường có chứa đường hoặc tinh bột thì có thể bèo tấm có thể sinh trưởng được mà không cần ánh sáng mặt trời.
Cách nuôi bèo tấm phát triển, cho năng suất cao
Bạn đang muốn nuôi bèo tấm nhưng chưa biết bắt đầu thì nội dung sau đây WiKi Farm sẽ giới thiệu đến bạn các bước để chuẩn bị cho việc nuôi bèo tấm cho năng suất cao. Hãy áp dụng các bước sau đây nhé:
Bước 1: Mua bèo tấm và xác định môi trường trồng.
Nên mua bèo tấm từ các cửa hàng bán cây, bèo tấm là loại cây thủy sinh rất dễ trồng trong nhà và cả ngoài trời. Như vậy có hai môi trường để trồng bèo tấm, trong nhà và ngoài trời. Để trồng bèo tấm trong nhà, bạn có thể chuẩn bị máy bơm nhỏ có tốc độ thấp để cung cấp oxi cho nước. Sau đó đổ đầy nước vào bể cá.
Để trồng bèo tấm ngoài vườn, bạn có thể theo dõi sự phát triển của bèo.
Bước 2: Chuẩn bị ao nuôi, chum hoặc bạt.
Để nuôi bèo trước hết hãy chuẩn bị môi trường để bèo phát triển, xây ao hoặc nếu đã có ao nhà thì làm sạch ao thật sạch bằng cách thay nước bẩn bằng nước mới. Sau đó phân ra từng khu, từ khu ao nhỏ đến khu ao lớn hơn. Còn với chum hoặc bạt, vệ sinh chum và chuẩn bị nguồn nước sạch.
Bước 3: Thả bèo
Sau khi đã chuẩn bị xong môi trường nuôi bèo, bạn nên thả bèo vào vào ao, chum hoặc bạt. Trong quá trình thả hãy thả bèo nhẹ nhàng, tránh bị xây xước. Bèo được thả dàn đều trên mặt nước, tránh chồng chịt lên nhau.
Lượng giống bèo tấm nên thả là 2 bao/ao với diện tích khoảng 1000 m2.
Bước 4: Chất dinh dưỡng cho ao nuôi bèo
Với những ao nuôi cỡ diện tích lớn, người nuôi có thể bổ sung lượng chất dinh dưỡng cho bèo như phân chuồng, lân, đạm. Nguồn phân từ động vật ăn cỏ giàu chất dinh dưỡng hữu cơ có thể giúp bèo phát triển. hoặc không dùng phân thì bạn có thể dùng lân, đạm. Tuy nhiên, với lân, đạm thì không nên bón nhiều.
Bước 5: Lắp đặt trong máy bơm nước
Nên có hệ thống tưới phun trên mặt cao và lắp trong ao một máy bơm nước với công suất 0, 75 w. Dùng mô tơ máy nước để xả nước trong ao khoảng 1- 2 giờ/ ngày và thay nước.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển bèo tấm người nuôi nên biết.
Người nuôi bèo tấm cần biết một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bèo tấm để biết cách kịp thời chăm sóc bèo, giúp bèo phát triển tốt.
Nhiệt độ: Nhiệt độ ở đây là nhiệt độ nước, nhiệt độ nước nên để trong khoảng 6 – 30 độ C tùy vào điều kiện thời tiết nhưng nhiệt độ tốt nhất nên để là 30 độ C.
Độ pH trong nước: Độ pH trong nước nên để nhiệt độ phù hợp nhất là 5-9.
Nồng độ khoáng: Khoáng chất và chất dinh dưỡng có vai trò rất lớn trong việc phát triển của bèo tấm. Nồng độ khoáng thấp sẽ giúp bèo sinh trưởng nhanh, ngược lại nồng độ khoáng cao sẽ làm hạn chế sự sinh trưởng của bèo.
Những lưu ý khi nuôi bèo lá tấm
Trong quá trình nuôi bèo tấm, bạn nên lưu ý một số mục như sau:
Thay nước: Chúng ta sẽ phải thay nước cho bèo nếu trong quá trình nuôi thấy nước của bèo bị thối hoặc khai.
Bèo bị vàng: Nếu trong quá trình nuôi thấy bèo bị vàng thì nguyên nhân là do bèo bị thiếu chất dinh dưỡng. Lúc này bạn cần bổ sung thêm lân, đạm để lấy lại chất dinh dưỡng cho bèo.
Mùa để nuôi bèo: Bèo có thể nuôi được trong tất cả các mùa trong năm như xuân, hạ, thu, đông.
Hướng gió: Nên che chắn hướng gió, đặc biệt là hướng gió phía Bắc. Nên phân khu và chia làm các khoang nuôi để dễ quan sát bèo phát triển.
Che chắn cho bèo tấm: Vào mùa nắng, các bạn bố trí dàn che ở phía trên để che bóng cho bèo tấm. Để bèo có thể mọc tốt quanh năm. Với mùa rét nên che sương hoặc gió mùa cho bèo. Khi bèo thiếu dinh dưỡng thì nên cung cấp chất dinh dưỡng cho bèo để bèo phát triển tốt. Không nên thả bèo nhiều vào một khoang vì nếu bèo xếp lớp chồng lên nhau nhiều quá thì sẽ bị chết. Nên vớt bèo ngày hai lần sáng và chiều.
Những lợi ích về bèo lá tấm bạn nên biết
Bèo lá tấm có nhiều công dụng như làm thức ăn cho chăn nuôi, làm thuốc, dùng để làm nguyên liệu và chất đốt. Công dụng cụ thể như sau:
Bèo tấm làm thức ăn cho chăn nuôi
Bèo tấm có thể làm thức ăn cho gà, lợn, ngan, chim… và cũng có thể làm thức ăn cho thủy sản như bươu giống, cá trắm, ốc nhồi.
Bèo tấm dùng để làm thuốc
Bèo tấm ngoài dùng để làm thức ăn cho chăn nuôi còn có công dụng làm thuốc, trị được các bệnh như chứa ngứa, trị bệnh phong nhiệt, trị sởi, mề đay và các bệnh liên quan tới da.
Xử lý nước thải
Việc sử dụng một số loài thực vật thủy sinh sẽ có khả năng hấp thụ và chuyển hóa được các chất trong nước thải. Bèo tấm được xem như một liệu pháp sinh học có nhiều hứa hẹn giúp giải quyết vấn đề ô nhiễm nước thải và có thể tái sử dụng nguồn nước này.
Xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Bèo tấm nuôi hay bị chết là do môi trường nuôi không phù hợp, có thể bạn nuôi bèo tấm trong môi trường nước quá sạch hoặc cũng có thể nuôi trong môi trường nước quá sâu. Vì vậy bèo tấm không thể phát triển được.
Hiện nay có nhiều người áp dụng nuôi bèo tấm cùng các loài vật khác như cá, ốc để giảm chi phí làm thức ăn.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Nguồn đóng góp
Về bài viết này
Nguyễn Mai
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào, tôi là Nguyễn Mai, một bác sĩ thú y và chuyên gia chăm sóc động vật với hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tôi đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành thú y và tiếp tục theo đuổi các khóa đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao kỹ năng và kiến thức của mình. Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi đã tham gia nhiều dự án và chương trình chăm sóc động vật khác nhau, từ trại nuôi đến bệnh viện thú y. Tôi cũng đã có cơ hội làm việc với nhiều loài động vật khác nhau, từ động vật nhỏ như chim và thỏ đến động vật lớn như trâu, bò và ngựa. Điều tôi yêu thích nhất khi làm việc với động vật là cảm giác được giúp đỡ và chăm sóc cho chúng, giúp chúng cảm thấy thoải mái và khỏe mạnh hơn. Tôi luôn cố gắng hết sức mình để đảm bảo rằng mọi con vật đều được chăm sóc tốt nhất có thể. Ngoài ra, tôi cũng rất đam mê viết lách và chia sẻ kiến thức về chăm sóc động vật. Tôi tin rằng việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình sẽ giúp ích cho nhiều người yêu động vật và giúp cải thiện cuộc sống của chúng. Tôi mong muốn được tiếp tục trau dồi kiến thức và kinh nghiệm của mình, đồng thời đóng góp tích cực vào việc phát triển lĩnh vực chăm sóc động vật tại Việt Nam.