Cá nheo có vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng tư âm, bổ khí nên thường được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa các bệnh như lợi tiểu, chứng méo mặt, méo miệng, đau dạ dày. Do giá trị dinh dưỡng nên cá nheo hiện nay được biết đến là một loại cá mang lại hiệu quả kinh tế cao được nhiều người lựa chọn nuôi vì loại cá này dễ nuôi, ít bị bệnh và tỉ lệ sống cao. Vì vậy hãy thông qua bài viết này để tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá nheo đạt hiệu quả kinh tế cao.
Cá nheo là cá gì? Kỹ thuật nuôi cá nheo
SƠ ĐỒ BÀI VIẾT
PHẦN KHÁC
Cá nheo là cá gì?
Cá nheo thuộc họ cá da trơn (thân không có vảy) trong bộ Siluriformes. Đầu của cá nheo hơi dẹt, miệng rộng và có bốn râu ngắn ở hàm dưới. Cá nheo có vây lưng nhỏ, vây đuôi thì dài. Cá nheo tùy thuộc vào từng loại mà chiều dài của chúng có thể từ 80cm-3m.
Cá nheo sống ở môi trường nước ngọt hoặc nước lợ. Có khả năng chịu được nhiệt độ cao, nhiệt độ để cá nheo sống dao động từ 19-29 độ C. Để loại cá này phát triển tốt nhất thì nhiệt độ 22-25 độ C là thích hợp nhất.
Độ pH phù hợp để cá nheo sống và phát triển là từ 6.0-7.5. Cá leo rất dữ, thích săn mồi về ban đêm. Loại cá này thích sống ở những diện tích rộng lớn, không bị gò bó chật hẹp. Loại cá này phát triển nhanh. Thời gian nuôi khoảng 5-6 tháng cá có thể đạt trọng lượng 0,8-1kg/con
Kỹ thuật nuôi cá nheo
Điều kiện ao nuôi
Cá nheo thích sống ở môi trường rộng vì vậy diện tích nuôi cá phải khoảng 1.000 - 2000 m2 là phù hợp, độ sâu 1,5 – 2,5m. Nơi làm ao nuôi phải có nguồn nước đầy đủ và chất lượng nước phù hợp với cá. Ao nuôi phải có hệ thống cấp và thoát nước đầy đủ, có chỗ lắp đặt máy sục khí và máy bơm nước.
Rút cạn nước trong ao và vét bỏ lớp bùn ở đáy, để lại một lớp bùn khoảng 5-10 cm để tạo môi trường sinh sống cho các sinh vật có lợi cho ao nuôi. Đảm bảo xung quanh bờ ao sạch sẽ, quang đãng.
Trước khi thả cá giống xuống ao để nuôi thì phải bón vôi để khử trùng. Lượng vôi bón cho ao từ 7 – 15kg/100m2 tuỳ theo độ pH của ao nuôi.
Thả cá giống
- Cần lựa chọn những con cá khỏe mạnh, không bị dị tật, hoạt động nhanh nhẹn, kích thước đồng đều không bị xây xát để thả xuống ao.
- Mật độ thả cá giống khoảng 1 – 1,5 con/m2, cỡ giống 10 – 12 cm/con.
- Mùa vụ thả: tháng 3 – 4 hàng năm.
Thức ăn và cách cho cá ăn
Thức ăn để nuôi cá nheo có thể là thức ăn từ động vật hoặc thức ăn chế biến tổng hợp. Thức ăn từ động vật có thể là cá tạp nhỏ, cá giống của các loại cá khác, giun đất, thịt ốc bươu, ốc sên, nội tạng động vật. Thức ăn chế biến tổng hợp có thể làm từ bột cá, nhộng tằm, bột ngô, bột khoai tây.
Để kiểm tra lượng thức ăn cho cá ăn có phù hợp với nhu cầu của cá hay không thì kiểm tra lượng thức ăn và thời gian cá ăn hết, tỷ lệ sinh trưởng của cá và sức khỏe của cá.
Nếu cho ăn quá liều lượng sẽ gây nên hiện tượng thời gian bắt mồi kéo dài, lượng mỡ trong cơ thể cá tích lũy quá nhiều. Nếu cho ăn không đủ sẽ dẫn đến cơ thể cá gầy đi, kích thước không đồng đều.
Cho cá ăn 2 lần/ngày. Buổi sáng vào 6 – 8h, buổi chiều 16 – 18h. Vào những ngày thời tiết thay đổi cần giảm lượng thức ăn; đặc biệt khi cá có hiện tượng nổi đầu không nên cho ăn.
Phòng bệnh cho cá
- Trước khi thả giống, phải thực hiện kiểm tra ký sinh trùng cho cá. Tắm khử trùng cho cá trong nước muối theo tỷ lệ 2-3kg/100 lít nước trong thời gian 5 – 10 phút.
- Sử dụng chế phẩm sinh học EMC, BIO DW, BIOBAC định kỳ để cải thiện môi trường nước ao, bổ sung vitamin trong thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá.
- Thực hiện thay nước và cấp thêm nước mới cho ao thường xuyên, mỗi lần thay nước chỉ nên thay từ 20-30% nước trong ao.
Một số bệnh hay gặp ở cá nheo
- Bệnh nhầy da: Tác nhân gây ra bệnh có thể là do các ký sinh trùng gây nên. Khi bị bệnh cá thường bơi thẳng đứng trên mặt nước, vây bị ăn mòn, da xuất hiện các chất nhầy. Để điều trị bệnh sử dụng Sunphat đồng (CuSO4) với lượng 0,3 g/m3 tắm trong 2 – 3 ngày hoặc Fomalin với lượng 25g/m3 tắm trong 2 ngày.
- Bệnh trùng quả dưa: Bệnh này khiến cho vây ngực của cá có các chấm nhỏ màu trắng như hạt tâm, các chất nhầy khi vỡ ra sẽ tạo nên các vết loét ở chỗ vỡ. Có thể điều trị bệnh này bằng cách tắm Vernalachite hay Greenmetil với liều lượng 0,1 g/m3 trong 3 – 4 ngày.
Thu hoạch cá nheo
Sau khoảng từ 06-08 tháng nuôi cá nheo có thể đạt kích thước 1.5-1.8 kg. Lúc này có thể tiến hành thu hoạch toàn bộ. Tuy nhiên cần lưu ý, kích thước thu hoạch sẽ tùy vào điều kiện cụ thể.
Sau 6 – 8 tháng nuôi cá đạt kích cỡ thương phẩm tiến hành thu hoạch, khi cá Nheo đạt kích cỡ thương phẩm 1,5 – 1,8 kg/con thì thu hoạch toàn bộ, kích cỡ thu hoạch tùy thuộc vào điều kiện cụ thể.
Ngoài ra, không nên thu hoạch vào các thời điểm thời tiết diễn biến bất thường, âm u hoặc mưa lớn vì cá có thể bị stress và bỏ ăn, nếu nặng có thể bị bệnh và chết. Ngoài ra, trước khi thu hoạch thì nên dừng cho ăn từ một đến hai ngày.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Bùi Nam
Bác sĩ thú y - Chuyên gia
Xin chào mọi người, tôi là Bùi Nam, 36 tuổi và là một bác sĩ thú y, chuyên gia chăm sóc thú cưng. Tôi đam mê yêu thương và chăm sóc cho các loài động vật khác nhau, từ nhỏ đến lớn. Tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y tế thú y và tôi rất vui khi được giúp đỡ chủ nuôi và các thú cưng của họ. Tôi đã học tập và làm việc tại các trung tâm y tế thú y hàng đầu và luôn cố gắng cập nhật kiến thức mới nhất để có thể cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình. Tôi tin rằng việc chăm sóc sức khỏe và hạnh phúc cho thú cưng của bạn là rất quan trọng và tôi cam kết sẽ làm tốt công việc của mình. Ngoài ra, tôi cũng là một người yêu thích động vật và thường xuyên tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và động vật. Tôi tin rằng việc chăm sóc động vật cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Đó là một số thông tin về tôi và công việc của tôi. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với tôi. Cảm ơn đã lắng nghe!