Nha đam (hay còn gọi là lô hội) với tên khoa học là Aloe vera, là một loài cây không còn quá xa lạ gì với chúng ta nhỉ? Nha đam cũng là một loại cây mang đến cho đời sống con người nhiều công dụng bất ngờ. Bên cạnh đó, vấn đề trồng nha đam trong phòng ngủ đang được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách trồng cây nha đam trong phòng ngủ sao cho phù hợp? Đừng lo, hay tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi!
Hướng dẫn cách trồng cây nha đam trong phòng ngủ
Đặc điểm
Nha đam có nguồn gốc từ khu vực Trung Đông, thường mọc thành bụi. Thân cây mọng nước giống những loài cây xương rồng. Về kích thước, thân cây nha đam khá ngắn và nhỏ với màu sắc chủ yếu là nâu xám. Thân cây sẽ trở nên cứng cáp hơn và bắt đầu hóa gỗ khi trưởng thành.
Lá cây nha đam mọc trực tiếp từ thân, tạo thành một vòng quanh thân mà không cần cuống. Lá có hình lưới giáo, mặt trên hơi lõm xuống, phiến lá nhẵn và có màu xanh non đến xanh đậm. Trên lá non có các đốm trắng. Những đốm này sẽ mất dần khi lá trưởng thành. Chiều dài của lá nha đam khoảng 20 – 60cm. Lá cây mọng nước, dày, phần thịt bên trong có màu trong suốt, chứa dịch nhầy. Mép lá có răng cưa nhỏ.
Hoa của nha đam rất hiếm khi xuất hiện đến mức nhiều người thắc mắc rằng, liệu nó có hoa không. Thực tế là nha đam có hoa vô cùng đẹp. Hoa thường nở vào cuối mùa xuân – đầu mùa hè, mọc thành chùm rủ xuống. Mỗi bông hoa nha đam dài khoảng 3 – 4cm, có màu vàng hoặc đỏ vô cùng rực rỡ.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 300 loài cây nha đam khác nhau. Nha đam có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, khoảng 3 – 4 năm, cây đã có thể đạt được kích thước tối đa.
Công dụng
Trong phong thủy, cây nha đam có tác dụng mang lại tài lộc, may mắn và thịnh vượng cho gia chủ. Chính vì thế, người ta thường trồng nha đam để làm cảnh, trang trí những không gian như phòng khách, bàn học, phòng ngủ,…
Không gian xung quanh cũng trở nên tràn đầy sức sống và trong lành hơn nhờ cây nha đam. Điều này là do nha đam có thể thanh lọc, loại bỏ những chất gây hại trong không khí giống như cây lưỡi hổ. Ngoài ra, nha đam cũng có thể giảm nhiệt độ và độ ẩm trong phòng, mang đến cảm giác mát mẻ và dễ chịu.
Đối với sức khỏe con người, nha đam còn là một vị thuốc quý khi có thể chữa lành một số vết thương ngoài da (như vết bỏng, trầy xước,…) hay làm dịu các triệu chứng của cảm lạnh, viêm họng, ho,… Hơn nữa, sử dụng nha đam còn giúp con người giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng, tăng sức đề kháng.
Trong ẩm thực, nha đam có thể chế biến thành những món ăn như chè, sữa chua hay làm topping của các món trà sữa, trà bí đao, nước ép,…
Nha đam còn là thành phần chính trong các loại sản phẩm làm đẹp như kem dưỡng da, kem trị mụn, kem chống nắng, dầu gội đầu,… Nha đam giúp làn da trở nên tươi tắn và mịn màng hơn.
Chuẩn bị
Chậu trồng
Chậu trồng nha đam trong phòng ngủ không cần có kích thước quá lớn nhưng cũng không được quá bé. Dưới đáy chậu cần có lỗ thoát nước, tránh tình trạng cây bị úng rễ.
Đất trồng
Chọn những loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, khả năng thoát nước tốt để trồng nha đam. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trộn thêm một ít cát hoặc đá sỏi nhỏ để tăng độ thông thoáng cho đất.
Nha đam giống
Nhân giống nha đam bằng cành giâm là phương pháp phổ biến nhất. Để giâm cành, bạn cần chuẩn bị những cành nha đam khỏe mạnh, không bị thối rữa hay sâu bệnh.
Tuy nhiên, theo chúng tôi, bạn nên chuẩn bị những cây nha đam con, mua ở cửa hàng cây giống hoặc tách ra từ những bụi cây mẹ khỏe mạnh.
Kỹ thuật trồng cây nha đam
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, bạn có thể tiến hành trồng cây nha đam trong phòng ngủ luôn. Trước hết, cho đất trồng vào trong chậu, tạo một lỗ nhỏ rồi đặt cây con vào, lấp đất rồi nén chặt. Cuối cùng, tưới một ít nước cho cây là được.
Chăm sóc
Ánh sáng & nhiệt độ
Nha đam là loài cây ưa sáng, bạn nên đặt cây ở gần cửa sổ hoặc cạnh đèn ngủ. Tuy nhiên, cũng không nên để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời quá lâu. Điều này có thể làm cây bị cháy lá hoặc làm mất màu sắc.
Cây nha đam không chịu được rét. Mức nhiệt độ thích hợp nhất để cây phát triển là khoảng 15 – 35 độ C. Khi nhiệt độ xuống dưới 5 độ C, cây sẽ ngừng sinh trưởng.
Tưới nước
Nha đam có khả năng tích trữ nước trong lá và thân nên bạn không cần tưới quá nhiều nước cho cây. Chỉ cần duy trì độ ẩm vừa phải cho đất là được. Ngoài ra, bạn cũng cần tưới nước cho cây mỗi khi thấy đất khô ráo hoặc khi lá cây bị héo úa.
Bón phân
Bạn không cần bón phân thường xuyên cho nha đam. Cứ khoảng 6 tháng, bạn có thể tiến hành bón phân hữu cơ cho cây 1 lần để kích thích sự phát triển của cây.
Phòng trừ sâu bệnh hại
Nha đam ít khi bị sâu bệnh tấn công. Một số loại sâu có thể tấn công và gây hại cho nha đam có thể kể đến như rệp, rầy, nhện đỏ,…
Để phòng trừ sâu bệnh hại, bạn cần chú ý kiểm tra cây thường xuyên để kịp thời phát hiện sâu bệnh. Sử dụng một số phương pháp tự nhiên như phun nước muối, dầu ăn, xà phòng,… hay các loại thuốc trừ sâu hữu cơ để diệt sâu bệnh hại; cắt bỏ các phần bị sâu bệnh để ngăn chặn sự lây lan.
Xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Khi trồng nha đam trong phòng ngủ, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
Không trồng quá nhiều nha đam trong phòng ngủ.
Không nên đặt cây quá gần giường hoặc gối, tránh gây kích ứng da hoặc dị ứng cho bạn.
Nếu sử dụng lá cây để chữa bệnh hay làm đẹp thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia.
Thời gian sinh trưởng của nha đam khá lâu nên thường khoảng 1 năm sau khi trồng, bạn mới có thể thu hoạch nha đam được. Khi đó, nhiều cây con đã mọc quanh cây mẹ, bạn có thể bứng ra để tiếp tục trồng thành những chậu mới.
Hỏi đáp chuyên gia
Đặt một câu hỏi
Về bài viết này
Thu Thủy
Chuyên gia
Xin chào, tôi là Thu Thủy, một chuyên gia về vật nuôi và cây trồng với hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Hiện tại, tôi đã 32 tuổi và đang sống tại Việt Nam. Tôi đam mê về việc nuôi và trồng các loại cây, động vật, và thường xuyên tìm hiểu về những kiến thức mới nhất liên quan đến lĩnh vực này. Tôi thích viết về những kinh nghiệm và chia sẻ kiến thức của mình với mọi người. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý vườn tược, nuôi động vật và trồng các loại cây trồng khác nhau. Tôi cũng có kiến thức về các loại thuốc thú y, phân bón và các kỹ thuật nuôi trồng hiện đại. Với niềm đam mê của mình, tôi hy vọng có thể giúp đỡ mọi người tìm thấy những thông tin hữu ích và hướng dẫn về cách trồng cây, nuôi động vật và quản lý vườn tược tốt hơn.